Cuộc chia tay của những con búp bê
Bài học hôm nay là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha, mẹ phải suy nghĩ. Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết gìn giữ gia đình hạnh phúc. Ca ngợi tình cảm anh em, dù trong hoàn cảnh nào cũng yêu thương, gắn bó với nhau. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả
- Hoài tên Khai sinh là Đỗ Văn Xuyền, sinh ngày 10 tháng 7 năm 1937.
- Quê gốc: xã Đông Kinh, Đông Hưng, Thái Bình..
1.2. Tác phẩm
- Thể loại: Văn bản nhật dụng viết theo kiểu văn bản tự sự.
- Đại ý:
-
Truyện viết về cuộc chia tay đầy nước mắt đau xót, buồn tủi của hai anh em Thành - Thủy (qua chuyện chia tay của những con búp bê)
-
Khẳng định và ca ngợi những tình cảm tốt đẹp, trong sáng của tuổi thơ.
- Tóm tắt
-
Thành và Thủy là hai anh em hết mực yêu thương nhau nhưng lại phải chia tay nhau vì bố mẹ họ ly dị. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi cho nhau. Thành nhường hết đồ chơi cho em. Thủy sợ anh lại gặp ác mộng, chia cho anh con búp bê Vệ Sĩ để nó canh giấc ngủ cho anh, còn em nhận lấy con Em nhỏ. Hai anh em còn đến trường để Thủy chia tay với cô giáo và bạn bè. Cô giáo tặng Thủy một quyển sổ và một chiếc bút máy nắp vàng nhưng em không dám nhận vì mẹ đã sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán. Trước khi chia tay, Thủy suy nghĩ lại, đã đưa luôn cho anh con búp bê Em Nhỏ, đề hai con búp bê không bao giờ phải xa nhau như Thành và Thủy.
- Bố cục
-
Đoạn 1. Từ đầu…”hiếu thảo như vậy”: Cảnh hai anh em chia đồ chơi.
-
Đoạn 2. Tiếp…”trùm lên cảnh vật”: Thủy chia tay lớp học.
-
Đoạn 3. Còn lại: Hai anh em chia tay nhau.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Hoàn cảnh xảy ra chuyện
- Bố mẹ Thành và Thủy li hôn.
2.2. Cuộc chia tay búp bê
- Búp bê là đồ chơi thân thiết của hai anh em, gắn với tuổi thơ hai anh em.
- Diễn biến cuộc chia búp bê:
+ Thành:
- Cắn chặt môi để khỏi bật khóc
- Nước mắt cứ tuôn ra như suối
- Lấy hai con búp bê đặt sang hai bên
- Đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ
+ Thủy:
- Run lên bần bật
- Cặp mắt tuyệt vọng
- Hai bờ mi sưng mọng vì khóc nhiều
- Mắt mở to loạng choạng bám lấy anh
- Tru tréo giận dữ "sao anh ác thế?"
- Bỗng vui vẻ: "anh xem chúng đang cười kìa"
→ Cuộc chia tay búp bê không thành
⇒ Tình cảm anh em thấm thiết bền chặt, không thể chia rẽ.
2.3. Cuộc chia tay với lớp học
- Khi biết Thủy đến chia tay:
+ Cô giáo
- Ôm chặt lấy em
- Chuẩn bị quà (vở + bút)
- Tái mặt và giàn giụa nước mắt khi biết Thủy sẽ không được đi học nữa.
+ Các bạn trong lớp
- Khóc thút thít
- Nắm chặt tay Thủy
→ Cuộc chia tay bất ngờ, đầy xúc động. Tình cảm thương yêu, nỗi xót xa chân thành của cô giáo và bạn bè dành cho Thuỷ.
⇒ Quyền của trẻ em là phải được đi học, được chăm sóc, yêu thương. Đồng thời, phê phán những bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm với con
2.4. Hai anh em chia tay nhau
- Thủy như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá.
- Em chạy vội vào nhà ghì lấy con búp bê khóc nức lên.
- Đột ngột nhường hết búp bê cho anh.
- Nhắc anh không bao giờ được để chúng rời xa nhau.
→ Diễn ra đột ngột, cảm động và đau đớn. Thủy rất yêu thương anh.
⇒ Cả hai anh em phải chịu những nỗi đau không đáng có.
3. Nghệ thuật
-
Xây dựng tình huống tâm lí; chi tiết tiêu biểu, gợi cảm.
-
Lựa chọn ngôi thứ nhất để kể: nhân vật “ tôi” trong truyện kể lại câu chuyện của mình → Những day dứt, nhớ thương được thể hiện một cách chân thực.
-
Khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ, qua đó gợi suy nghĩ về sự lựa chọn, ứng xử của những người làm cha mẹ.
-
Lời kể nhìn theo trình tự sự việc.
-
Mở truyện đột ngột, hấp dẫn.
-
Có sự kết hợp giữa quá khứ và hiện tại.
-
Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, kết hợp với tả cảnh.
4. Luyện tập
Câu 1: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì ?
Trả lời:
-
Trong Chương trình Ngữ văn lớp 6, khi học văn tự sự các em đã làm quen với vấn đề ngôi kể trong truyện, chú ý : mỗi ngôi kể có một ý nghĩa riêng.
-
Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” trong truyện là Thành, người trong cuộc, người chứng kiến các việc xảy ra, người cùng chịu nỗi đau như em gái của mình. Việc lựa chọn ngôi kể này đã giúp tác giả thể hiện được một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng của các nhân vật. Mặt khác kể theo ngôi này cũng làm tăng thêm tính chân thực của truyện và do vậy sức thuyết phục của truyện cũng cao hơn.
Câu 2: Tên truyện có liên quan gì đến ý nghĩa của truyện không ? Nếu đặt tên lại cho truyện này thì em sẽ đặt tên là gì ?
Gợi ý trả lời:
-
Để trả lời câu hỏi này, các em cần chú ý các câu hỏi gợi mở : Những con búp bê gợi cho em suy nghĩ gì ? Trong truyện, chúng có chia tay thật không ? Chúng đã mắc lỗi gì ? Vì sao chúng phải chia tay ? ... Từ đây có thể rút ra tên truyện có liên quan đến nội dung, chủ đề của truyện. Việc đặt tên lại cho truyện tuỳ vào mỗi HS, tuy vậy tên truyện phải gắn với nội dung và chủ đề chính của truyện.
-
Những con búp bê vốn là đồ chơi của tuổi nhỏ, thường gợi lên sự ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ, vô tội. Những con búp bê trong truyện cũng như hai anh em Thành, Thuỷ trong sáng, vô tư, không có tội lỗi gì... thế mà đành phải chia tay. Tên truyện đã gợi ra một tình huống buộc người đọc phải theo dõi và góp phần thể hiện được ý định mà người viết muốn thể hiện
Câu 3: Em có suy nghĩ gì về câu nói của Xu-khôm-lin-xki :
“Tuổi thiếu niên là một cung điện tràn ngập ánh sáng và tri thức. Thiếu tri thức... nó sẽ là một cái hang u tối”.
Gợi ý trả lời:
Câu nói của nhà tâm lí - giáo dục học nổi tiếng Xu-khôm-lin-xki gợi lên trong ta nhiều suy nghĩ. Em có thể phát biểu bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề chính mà tác giả muốn khẳng định là : Trí thức có một vai trò hết sức to lớn đối với lứa tuổi thiếu niên. Hình ảnh cung điện trần ngập ánh sáng và tri thức như một biểu tượng đẹp đẽ về hạnh phúc dành cho tuổi thiếu niên. Ngược lại hình ảnh cái hang u tối lại là biểu tượng của sự bất hạnh đói nghèo và dốt nát. Cái cung điện hạnh phúc có thể trở thành cái hang đau khổ chỉ vì thiếu tri thức. Thiếu những hiểu biết, con người dù sống trong những toà nhà cao rộng, đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa, cũng chỉ là sống trong cái hang u tối mà thôi. Những em bé không được sống trong tình yêu thương của bố mẹ, không được đến trường thì tuổi thơ cũng chỉ là một cái hang u tối.
5. Kết luận
-
Là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha, mẹ phải suy nghĩ. Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết gìn giữ gia đình hạnh phúc.
-
Ca ngợi tình cảm anh em.
-
Dù trong hoàn cảnh nào cũng yêu thương, gắn bó với nhau.
-
Phản ánh một thực tế của xã hội hiện đại: Hiện tượng li hôn và hậu quả nghiêm trọng của nó.
Tham khảo thêm
- doc Cổng trường mở ra Ngữ văn 7
- doc Mẹ tôi Ngữ văn 7
- doc Từ ghép Ngữ văn 7
- doc Liên kết trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Bố cục trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Mạch lạc trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- doc Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- doc Từ láy Ngữ văn 7
- doc Quá trình tạo lập văn bản Ngữ văn 7
- doc Những câu hát than thân
- doc Những câu hát châm biếm
- doc Đại từ Ngữ văn 7
- doc Luyện tập tạo lập văn bản
- doc Sông núi nước Nam Ngữ văn 7
- doc Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)
- doc Từ Hán Việt Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) Ngữ văn 7
- doc Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) Ngữ văn 7
- doc Từ Hán Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Đặc điểm của văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Sau phút chia li (Trích chinh phụ ngâm khúc) Ngữ văn 7
- doc Bánh trôi nước Ngữ văn 7
- doc Quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Qua đèo ngang Ngữ văn 7
- doc Bạn đến chơi nhà Ngữ văn 7
- doc Chữa lỗi về quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) Ngữ văn 7
- doc Từ đồng nghĩa Ngữ văn 7
- doc Cách lập ý của bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngữ văn 7
- doc Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ văn 7
- doc Từ trái nghĩa Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người Ngữ văn 7
- doc Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Ngữ văn 7
- doc Từ đồng âm Ngữ văn 7
- doc Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Cảnh khuya Ngữ văn 7
- doc Rằm tháng giêng Ngữ văn 7
- doc Thành ngữ Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Tiếng gà trưa Ngữ văn 7
- doc Điệp ngữ Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Làm thơ lục bát Ngữ văn 7
- doc Một thứ quà của lúa non: Cốm Ngữ văn 7
- doc Chơi chữ Ngữ văn 7
- doc Chuẩn mực sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Sài Gòn tôi yêu Ngữ văn 7
- doc Mùa xuân của tôi Ngữ văn 7
- doc Luyện tập sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7