Chỉ từ Ngữ văn 6
Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm được khái niệm về chỉ từ, hoạt động của chỉ từ trong câu. Từ đó, các em sẽ biết cách vận dụng chỉ từ một cách hợp lí trong văn nói và văn viết. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Mục lục nội dung
1. Chỉ từ là gì?
- Ví dụ: "Thầy Mạnh Tử ở gần trường học, thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở. Bấy giờ bà mẹ mới vui lòng, nói: “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”.
=> Trong đoạn văn trên có những chỉ từ như sau: bấy (bấy giờ), xác định ý nghĩa thời gian; này (chỗ này): xác định ý nghĩa không gian cụ thể.
- Kết luận: Chỉ từ là những từ dùng để trỏ sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.
2. Hoạt động của chỉ từ trong câu
- Ví dụ:
+ Cái nón này được mua từ chợ Hạnh Thông Tây về.
-> Làm phụ ngữ cho cụm danh từ.
+ Đây là nơi tôi đã vấp té.
-> Làm chủ ngữ.
- Kết luận: Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
3. Luyện tập
Câu 1: Đặt 5 câu có sử dụng chỉ từ.
Gợi ý trả lời:
- Đêm nay, tôi sẽ sang nhà cậu tôi dự sinh nhật.
- Ngôi nhà đấy là của ông bà tôi.
- Vào một ngày nọ, tôi đã nói những lời làm tổn thương cậu ấy.
- Anh ấy có đối xử tốt với chị không?
- Những gì bạn đã thấy đằng kia không phải là sự thật đâu.
Câu 2: Tìm các chỉ từ trong đoạn văn sau và cho biết ý nghĩa của chúng
"Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ".
(Ếch ngồi đáy giếng)
Gợi ý trả lời:
- Các chỉ từ trong đoạn văn là:
+ Nọ (một giếng nọ): xác định vị trí không gian của vật.
+ Kia (các con vật kia): chỉ các con nhái, cua, ốc bé nhỏ sống trong giếng.
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Nhận biết, nắm được ý nghĩa và công dụng của chỉ từ.
- Biết cách dùng chỉ từ trong khi nói và viết.
- Nhận diện được chỉ từ.
- Sử dụng được chỉ từ trong khi nói và viết.
- Giáo dục ý thức dùng chỉ từ trong giao tiếp.
Tham khảo thêm
- doc Con Rồng cháu Tiên Ngữ văn 6
- doc Bánh chưng bánh giầy Ngữ văn 6
- doc Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt Ngữ văn 6
- doc Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt Ngữ văn 6
- doc Thánh Gióng Ngữ văn 6
- doc Từ mượn Ngữ văn 6
- doc Tìm hiểu chung về văn tự sự
- doc Sơn Tinh, Thủy Tinh Ngữ văn 6
- doc Nghĩa của từ Ngữ văn 6
- doc Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
- doc Sự tích Hồ Gươm Ngữ văn 6
- doc Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
- doc Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
- doc Sọ Dừa Ngữ văn 6
- doc Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- doc Lời văn, đoạn văn tự sự
- doc Thạch Sanh Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi dùng từ Ngữ văn 6
- doc Em bé thông minh Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Luyện nói kể chuyện Ngữ văn 6
- doc Cây bút thần Ngữ văn 6
- doc Danh từ Ngữ văn 6
- doc Ngôi kể trong văn tự sự Ngữ văn 6
- doc Ông lão đánh cá và con cá vàng Ngữ văn 6
- doc Thứ tự kể trong văn tự sự Ngữ văn 6
- doc Ếch ngồi đáy giếng Ngữ văn 6
- doc Thầy bói xem voi Ngữ văn 6
- doc Đeo nhạc cho mèo Ngữ văn 6
- doc Danh từ (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Luyện nói kể chuyện (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Ngữ văn 6
- doc Cụm danh từ Ngữ văn 6
- doc Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường Ngữ văn 6
- doc Treo biển Ngữ văn 6
- doc Lợn cưới, áo mới Ngữ văn 6
- doc Số từ và lượng từ Ngữ văn 6
- doc Kể chuyện tưởng tượng Ngữ văn 6
- doc Ôn tập truyện dân gian Ngữ văn 6
- doc Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Ngữ văn 6
- doc Con hổ có nghĩa Ngữ văn 6
- doc Động từ Ngữ văn 6
- doc Cụm động từ Ngữ văn 6
- doc Mẹ hiền dạy con Ngữ văn 6
- doc Tính từ và cụm tính từ Ngữ văn 6
- doc Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Ngữ văn 6
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt): Rèn luyện chính tả Ngữ văn 6
- doc Ôn tập tiếng Việt Ngữ văn 6
- doc Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) Ngữ văn 6