Lợn cưới, áo mới Ngữ văn 6

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về nghệ thuật gây cười trong truyện cười "Lợn cưới, áo mới". Từ đó, các em sẽ dễ dàng phân tích những truyện cười khác. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Lợn cưới, áo mới Ngữ văn 6

1. Tìm hiểu chung

- Khái quát về thể loại truyện cười:

+ Kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.

+ Có ý nghĩa mua vui, hoặc phê phán.

+ Hiện tượng cười là những điều trái với lẽ thường, trái với lẽ tự nhiên.

- Truyện cười "Lợn cưới, áo mới" có hai nhân vật: anh có lợn cưới và anh có áo mới.

- Truyện ngắn gọn có 2 phần, không có phần kết, phần kết nằm ngay trong lời đối thoại của nhân vật.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Những của được đem khoe

- Một cái áo mới may.

- Một con lợn để cưới.

-> Những cái rất bình thường. Đáng cười, lố bịch.

=> Chế giễu tính khoe khoang, nhất là khoe của.

2.2. Cách khoe của

- Cách khoe của của anh áo mới: Anh khoe áo mới thật đáng chê cười. Các cụ già xưa thường nói: “Già bát cơm canh, trẻ manh áo mới”. Trẻ con thật thích thú khi có chiếc áo mới. Thuế nhưng, anh chàng nọ đâu phải là trẻ con mà lại khie áo mới như vậy. Chi tiết “anh đứng mãi từ sáng đến chiều” thật nực cười. Nó làm lố bịch hoàn toàn tính khoe khoang của anh. Khi gặp anh chàng tìm “lợn cưới” thì tính khoe của anh ấy lại lộ rõ. Người ta hỏi lợn cưới thì anh lại giơ ngay vạt áo ra bảo rằng: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả! Anh đã lợi dụng câu trả lời để khoe áo mới, bởi vậy phần đầu câu trả lời là thừa, không ăn nhập vào trọng tâm câu trả lời.

- Cách khoe của của anh lợn cưới: Anh tìm lợn lại khoe của trong hoàn cảnh đặc biệt hơn. Anh đang tất tưởi chạy đi tìm con lợn bị sổng, thế mà vẫn không quên khoe khoang. Đi tìm lợn, lẽ ra phải hỏi con lợn, nhưng anh lại hỏi con “lợn cưới”. Cũng giống như anh khoe áo mới, anh tìm lợn lợi dụng câu hỏi để khoe khoang. Từ “cưới” trong câu hỏi của anh cũng bị thừa, không xoáy sâu vào vấn đề hỏi mà lại xoáy sâu vào vấn đề khoe.

=> Cả hai anh cùng khoe của chạm trán nên đã gây cười cho dân gian. Tiếng cười châm biếm khuyên ta hãy sống thật giản dị, khiêm tốn, chân thành, không khoác lác, khoe của.

3. Tổng kết

- Về nội dung: Truyện cười "Lợn cưới, áo mới" chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.

- Về nghệ thuật:

+ Truyện bố cục ngắn gọn, kết thúc bất ngờ, mâu thuẫn gây cười ngay trong lời nói, hành động của nhân vật.

+ Nghệ thuật tạo nên tiếng cười hài hước.

+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

4. Luyện tập

Câu 1: Qua truyện cười "Lợn cưới, áo mới" em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?

Gợi ý trả lời:

- Không nên khoe khoang, khoe của với người khác, tỏ ra giàu có.

- Phải biết khiêm tốn.

- Có thái độ lên án, phê phán những người khoe khoang.

Câu 2: Nêu cảm nhận của bản thân về truyện cười "Lợn cưới, áo mới".

Gợi ý trả lời:

Qua truyện cười "Lợn cưới, áo mới" chúng ta có thể rút ra được rất nhiều bài học ý nghĩa. Câu chuyện ngắn gọn tựa như màn kịch nhỏ kể lại một cuộc chạm trán đầy bất ngờ và thú vị của hai anh chàng cùng khoe của. Một anh khoe chiếc áo mới may và một anh khoe con lợn cưới. Cả hai đều khoe của một cách lố bịch, do đó đã làm bật ra tiếng cười châm biếm của dân gian. Câu chuyện cười “Lợn cưới, áo mới” đã thông qua việc xây dựng hình ảnh hai anh chàng khoe khoang, khoác lác, các tác giả dân gian đã trực tiếp chế giễu, phê phán những người có tính khoe khoang một cách thái quá, lố bịch. Đây là một tính xấu của con người trong xã hội, cần được sửa chữa và chấn chỉnh. Đây cũng là một bài học cho những người đời sau nhận thức và rút kinh nghiệm.

5. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Đặc điểm thể loại truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong truyện cười "Lợn cưới, áo mới".

- Chế giễu, phê phán những người có tính khoe khoang, hợm hĩnh.

- Những chi tiết miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật lố bịch, trái với tự nhiên.

Ngày:03/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM