Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) Ngữ văn 6

Nội dung bài học dưới đây sẽ giúp các em hiểu hơn về những lỗi dùng từ không đúng nghĩa. Từ đó, các em sẽ tránh được những lỗi ấy, dùng từ chuẩn xác hơn. Chúc các em học thật tốt!

Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) Ngữ văn 6

1. Dùng từ không đúng nghĩa

1.1. Ví dụ

Phát hiện những lỗi dùng từ sai trong các câu sau, chữa lại cho đúng:

(1) Anh ấy có một yếu điểm là hay quên.

(2) Bức tranh ấy rất linh động và phong phú.

- Lỗi dùng từ trong câu (1): "yếu điểm" -> Sửa lại: "khuyết điểm".

- Lỗi dùng từ trong câu (2): "linh động" -> Sửa lại: "sinh động".

1.2. Kết luận

- Khi dùng từ cần phải:

+ Phát hiện lỗi sai.

+ Tìm nguyên nhân.

+ Cách khắc phục chữa lỗi.

- Những lưu ý cần thiết:

+ Khi chữa lỗi dùng từ, cần đặt từ trong câu, trong đoạn văn để dùng từ cho đúng nghĩa.

+ Không dùng từ mà bản thân không hiểu nghĩa. Không nắm chắc nghĩa của từ, cần tra từ điển.

2. Luyện tập

Câu 1: Chọn từ dùng đúng trong các từ dưới đây:

(1) bạc mạng/ bạt mạng.

(2) bàn quan/ bàng quang.

(3) chua sót/ chua xót.

(4) hàm xúc/ hàm súc.

(5) lãng mạng/ lãng mạn.

(6) nói xuôn/ nói suông.

(7) xáng lạng/ xán lạn.

Gợi ý trả lời:

(1) bạt mạng: liều lĩnh, bất chấp tính mạng.

(2)  bàng quang: bọng đái, túi chứa nước tiểu.

(3) chua xót: xót xa, đau đớn một cách thấm thía.

(4) hàm súc: cô đọng, ngắn gọn nhưng chứa nhiều ý tứ sâu sắc.

(5) lãng mạn: là từ chuyển nghĩa, nghĩa là lí tưởng hoá hiện thực, vượt lên trên hiện thực.

(6) nói suông: nói mà không làm.

(7) xán lạn: tươi sáng rực rỡ.

Câu 2: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống dưới đây.

- Chặn đường/ Chặng đường.

(1) ... cản trở, không cho người hoặc xe lưu thông trên đường. 

(2) ... một khoảng cách, một đoạn đường hoặc một khoảng thời gian tương đối dài.

- Tự tôn/ tự trọng.

(3) ... tự mình coi trọng mình, tự biết giá trị của mình nên đòi hỏi được người khác tôn trọng, không muốn làm những việc ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của mình, có thể hiểu là sự tự hào về giá trị chân chính của bản thân.

(4) ... coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình; đôi khi được dùng như tính từ (lòng tự trọng).

Gợi ý trả lời:

(1) Chặn đường.

(2) Chặng đường.

(3) Tự tôn.

(4) Tự trọng.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Biết cách dùng từ đúng trong mọi trường hợp.

- Hiểu được nguyên nhân của những lỗi dùng từ sai và biết cách chữa lại cho đúng.

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM