Ôn tập truyện và kí Ngữ văn 6
eLib xin gửi đến các em bài học "Ôn tập truyện và kí" dưới đây nhằm giúp các em hệ thống hóa được nội dung những tác phẩm truyện và kí đã học. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Mục lục nội dung
1. Nội dung ôn tập
- Truyện có nhiều thể như: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết,... Kí bao gồm nhiều thể như: kí sự, bút kí, nhật kí, phóng sự,... Truyện và kí hiện đại thường viết bằng văn xuôi.
- Các thể truyện và phần lớn các thể kí (như bút kí, kí sự, phóng sự) thuộc loại hình tự sự. Tự sự là phương thức tái hiện đời sống chủ yếu bằng kể và tả. Tác phẩm tự sự là câu chuyện về người hoặc sự việc nào đó được kể lại, miêu tả lại qua lời người kể chuyện. Các yếu tố cốt truyện, nhân vật, lời kể thường không thể thiếu được trong tác phẩm truyện.
2. Luyện tập
Câu 1: Em hãy so sánh thể loại truyện và kí.
Gợi ý trả lời:
a. Giống nhau:
- Đều tái hiện bức tranh cuộc sống qua lời kể của người kể chuyện.
- Cả thể loại truyện và kí đều thuộc loại hình tự sự.
b. Khác nhau:
- Thể kí:
+ Kí có những đặc điểm về hình thức và nội dung rất đặc biệt, chẳng hạn như thể kí thường dựa vào quá trình mà nhà văn ghi chép lại và tái hiện lại các hình ảnh, sự việc của đời sống, thiên nhiên và con người theo sự đánh giá, cảm nhận của tác giả.
+ Kí là thể loại rất đặc biệt bởi vì kí không có cốt truyện cũng không có nhân vật.
+ Kí có thể loại: bút kí, kí sự, phóng sự, hồi kí, nhật kí, tùy bút.
- Thể truyện:
+ Truyện có đặc điểm khác với thể kí, thể truyện thì thường được tác giả xây dựng và viết nên bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật, chẳng hạn như là tác giả dựa vào sự tưởng tượng, sáng tạo trên cơ sở quan sát, tìm hiểu cuộc sống, thiên nhiên.
+ Truyện thường có cốt truyện và nhân vật.
+ Truyện gồm có các thể loại như truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết.
Câu 2: Em hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của bản thân về một tác phẩm truyện đã học.
Gợi ý trả lời:
Qua văn bản "Vượt thác" tác giả đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng. Đồng thời, tác giả còn cho người đọc thấy được hình ảnh khỏe khoắn của người lao động. Tác giả miêu tả dòng sông Thu Bồn và quang cảnh hai bên bờ trong một cuộc vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ làng Hoà Phước lên thượng nguồn để lấy gỗ về dựng trường học cho làng. Qua đó làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên cái nền là khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Nhân vật dượng Hương Thư được tác giả tập trung khắc hoạ nổi bật trong cuộc vượt thác. Dượng Hương Thư vừa là người đứng mũi chịu sào quả cảm lại vừa là người chỉ huy dày dạn kinh nghiệm. Tác giả tập trung miêu tả các động tác, tư thế và ngoại hình nhân vật này với nhiều hình ảnh so sánh vừa khái quát vừa gợi cảm. So sánh như một pho tượng đồng đúc thể hiện ngoại hình gân guốc, vững chắc của nhân vật. Còn so sánh giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ lại thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên. Tác giả còn so sánh hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác khác hẳn với hình ảnh của dượng lúc ở nhà để càng làm nổi bật vẻ đẹp khỏe khoắn, kiên cường của nhân vật.
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Hình thành và củng cố những tiêu biểu sơ lược về các thể truyện và kí trong loại hình tự sự.
- Nhớ được nội dung cơ bản và nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm truyện và kí hiện đại đã học.
- Luyện các kĩ năng hệ thống hoá,so sánh, tổng hợp khi chuẩn bị và học tập bài ôn tập.
- Có ý thức tự giác, nghiêm túc khi ôn tập.
Tham khảo thêm
- doc Bài học đường đời đầu tiên Ngữ văn 6
- doc Phó từ Ngữ văn 6
- doc Tìm hiểu chung về văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Sông nước Cà Mau Ngữ văn 6
- doc So sánh Ngữ văn 6
- doc Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Bức tranh của em gái tôi Ngữ văn 6
- doc Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Vượt thác Ngữ văn 6
- doc So sánh (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Phương pháp tả cảnh Ngữ văn 6
- doc Buổi học cuối cùng Ngữ văn 6
- doc Nhân hóa Ngữ văn 6
- doc Phương pháp tả người Ngữ văn 6
- doc Đêm nay Bác không ngủ Ngữ văn 6
- doc Ẩn dụ Ngữ văn 6
- doc Luyện nói về văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Lượm Ngữ văn 6
- doc Mưa - Trần Đăng Khoa Ngữ văn 6
- doc Hoán dụ Ngữ văn 6
- doc Tập làm thơ bốn chữ Ngữ văn 6
- doc Cô Tô Ngữ văn 6
- doc Các thành phần chính của câu Ngữ văn 6
- doc Viết bài tập làm văn số 6 - Văn tả người Ngữ văn 6
- doc Cây tre Việt Nam Ngữ văn 6
- doc Hoạt động Ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ Ngữ văn 6
- doc Lòng yêu nước Ngữ văn 6
- doc Lao xao Ngữ văn 6
- doc Câu trần thuật đơn có từ là Ngữ văn 6
- doc Ôn tập văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Viết bài tập làm văn số 7 - Văn miêu tả sáng tạo Ngữ văn 6
- doc Câu trần thuật đơn Ngữ văn 6
- doc Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ Ngữ văn 6
- doc Viết đơn Ngữ văn 6
- doc Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi Ngữ văn 6
- doc Động Phong Nha Ngữ văn 6
- doc Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) Ngữ văn 6
- doc Tổng kết phần văn Ngữ văn 6
- doc Tổng kết phần Tập làm văn Ngữ văn 6
- doc Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) Ngữ văn 6
- doc Câu trần thuật đơn không có từ là Ngữ văn 6
- doc Chương trình địa phương Ngữ văn 6
- doc Ôn tập tổng hợp Ngữ văn 6
- doc Tổng kết phần Tiếng Việt Ngữ văn 6