Mưa - Trần Đăng Khoa Ngữ văn 6
eLib xin gửi đến các em nội dung bài "Mưa" của nhà thơ Trần Đăng Khoa nhằm giúp các em cảm nhận được cơn mưa của tuổi thơ thật hồn nhiên, trong sáng. Đồng thời, bài học này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả:
- Trần Đăng Khoa sinh năm 1958 quê Nam Sách - Hải Dương hiện đang công tác ở tạp chí Quân đội.
- Từ nhỏ, ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo.
- Năm 1968 khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông: Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản.
- Ông là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam. Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật.
- Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10 Trường phổ thông cấp 3 Nam Sách.
b. Tác phẩm:
- Bài thơ sáng tác năm 1967.
- Bài thơ tả cảnh thiên nhiên, cảnh trận mưa rào mùa hạ ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Cảnh trước khi mưa
- Mở đầu bài thơ bằng tiếng reo mừng: "Sắp mưa! Sắp mưa!".
- Các con vật trước cơn mưa:
+ Mối: loài đặc trưng báo hiệu cơn mưa: Bay ra khỏi tổ, bay cao, bay thấp.
+ Gà con: tìm kiếm chỗ trú ẩn trước khi trời mưa, ríu rít.
+ Kiến: Hành quân đông đảo, đầy đường.
- Cây cối trước cơn mưa:
+ Mía: lá bay trong gió như đang múa gươm.
+ Lá khô: Bị cuốn tung bởi gió, hòa với bụi.
+ Cỏ gà: Rung rinh trong cơn gió như đang nghe ngóng.
+ Bụi tre: Xõa mái tóc ra chải.
+ Cây bưởi: Đung đưa trong gió, bế những quả bưởi con "đầu trọc lốc".
+ Cây dừa: Sải cánh tay dài bơi trong gió.
+ Ngọn mùng tơi: nhảy múa.
- Bầu trời trước cơn mưa:
+ Ông trời: bao trùm bởi màu đen, như mặc áo giáp trước khi ra trận.
+ Chớp: Rạch ngang trời.
+ Sấm: cười khanh khách.
=> Tác giả Trần Đăng Khoa đã miêu tả một cách chi tiết và tỉ mỉ về cơn mưa sắp diễn ra. Cụ thể người đọc sẽ thấy được khung cảnh thiên nhiên trước cơn mưa hiện lên thật sống động, vui tươi, rộn rã qua nghệ thuật nhân hóa, so sánh qua con mắt của một đứa trẻ yêu thiên nhiên và có trí tưởng tượng phong phú.
2.2. Cảnh trong khi mưa
- Mưa rào rào ù ù, rơi lộp bộp, cóc nhảy.
-> Từng sự vật đều được tả chính xác ở nét nổi bật nhất, rất phù hợp với chúng kể cả về hình dáng và trong hoạt động.
- Hầu như trong suốt bài thơ các sự vật đều được gọi tên và gán cho chúng những dáng vẻ, tính chất hoặc động tác giống như con người. Đó là biện pháp nghệ thuật nhân hoá.
-> Âm vang một thời chống Mỹ hào hùng được tái hiện qua ba hình ảnh: bầu trời, ngọn mía, kiến chạy mưa.
- Con người mới xuất hiện trên cái nền thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ vừa mang tính chất cụ thể, khái quát biểu tượng vừa ca ngợi vẻ đẹp lao động cần cù của con người nông dân bình dị chống chọi, vượt qua chiến thắng những trở ngại của thiên nhiên toát lên những tình cảm kính yêu, trân trọng, tự hào của đứa con về người cha của mình.
=> Gợi ấn tượng đẹp, khoẻ của người nông dân lao động Việt Nam thời đánh Mỹ.
3. Tổng kết
- Về nội dung: Bài thơ Mưa là một trong những bài thơ tiêu biểu của Trần Đăng Khoa, cũng là một trong những bài thơ đã vô cùng quen thuộc với thiếu nhi Việt Nam. Mưa là một bài thơ đặc sắc của tuổi thơ và tâm hồn tuổi thơ.
- Về nghệ thuật:
+ Bài thơ được viết theo thể đồng dao, nhịp ngắt liên tục, tạo nên sự rộn rã, vội vã trong cơn mưa mùa hè.
+ Nghệ thuật nhân hóa, so sánh được sử dụng nhuần nhuyễn, thú vị.
4. Luyện tập
Câu 1: Em hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa.
Gợi ý trả lời:
Tác giả Trần Đăng Khoa đã miêu tả thành công thiên nhiên và hoạt động của con người khi trời sắp mưa và đang trong cơn mưa, thông qua cái nhìn đầy độc đáo nhà thơ đã dựng lên được một cảnh tượng vô cùng độc đáo, náo nhiệt. Mưa làm mát dịu trời đất mùa hè. Mưa làm cho cây lá xanh tươi, tốt tươi. Cây lá hả hê vui sướng đón cơn mưa nhân hoá và rất gợi cảm. Ở đây mưa là nguồn gốc sự sống, mưa là niềm vui đợi chờ.
Câu 2: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ?
Gợi ý trả lời:
- Tác giả đã tái hiện thành công khung cảnh thiên nhiên trong mưa bằng những thủ pháp nghệ thuật cô cùng độc đáo, cụ thể là bài thơ viết theo cách nói lối đồng dao, có 63 câu thơ rất ngắn, có 10 câu chỉ có 1 chữ, có 37 câu thơ 2 chữ. 6 câu thơ 3 chữ, 9 câu thơ 4 chữ, và chỉ có 1 câu thơ 5 chữ.
-> Văn bản "Mưa" được Trần Đăng Khoa viết bằng cách sử dụng ngôn ngữ rất tự nhiên, tạo những kí ức tuổi thơ thật đẹp và hồn nhiên, câu thơ nối tiếp xuất hiện theo cảm nhận và cảm xúc từ sắp mưa đến mưa rồi, và sau cùng là hình ảnh người bố của Khoa đi cày về trong cơn mưa dữ dội, tầm tã.
5. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Thấy tài năng quan sát, miêu tả trận mưa rào mùa hè ở nông thôn miền Bắc.
- Luyện kĩ năng đọc diễn cảm thơ, quan sát cảnh vật thiên nhiên, kĩ năng tìm hiểu và phân tích ý nghĩa các từ láy, các loại hoán dụ và đối thoại trong thơ tự sự.
Tham khảo thêm
- doc Bài học đường đời đầu tiên Ngữ văn 6
- doc Phó từ Ngữ văn 6
- doc Tìm hiểu chung về văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Sông nước Cà Mau Ngữ văn 6
- doc So sánh Ngữ văn 6
- doc Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Bức tranh của em gái tôi Ngữ văn 6
- doc Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Vượt thác Ngữ văn 6
- doc So sánh (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Phương pháp tả cảnh Ngữ văn 6
- doc Buổi học cuối cùng Ngữ văn 6
- doc Nhân hóa Ngữ văn 6
- doc Phương pháp tả người Ngữ văn 6
- doc Đêm nay Bác không ngủ Ngữ văn 6
- doc Ẩn dụ Ngữ văn 6
- doc Luyện nói về văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Lượm Ngữ văn 6
- doc Hoán dụ Ngữ văn 6
- doc Tập làm thơ bốn chữ Ngữ văn 6
- doc Cô Tô Ngữ văn 6
- doc Các thành phần chính của câu Ngữ văn 6
- doc Viết bài tập làm văn số 6 - Văn tả người Ngữ văn 6
- doc Cây tre Việt Nam Ngữ văn 6
- doc Hoạt động Ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ Ngữ văn 6
- doc Lòng yêu nước Ngữ văn 6
- doc Lao xao Ngữ văn 6
- doc Câu trần thuật đơn có từ là Ngữ văn 6
- doc Ôn tập truyện và kí Ngữ văn 6
- doc Ôn tập văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Viết bài tập làm văn số 7 - Văn miêu tả sáng tạo Ngữ văn 6
- doc Câu trần thuật đơn Ngữ văn 6
- doc Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ Ngữ văn 6
- doc Viết đơn Ngữ văn 6
- doc Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi Ngữ văn 6
- doc Động Phong Nha Ngữ văn 6
- doc Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) Ngữ văn 6
- doc Tổng kết phần văn Ngữ văn 6
- doc Tổng kết phần Tập làm văn Ngữ văn 6
- doc Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) Ngữ văn 6
- doc Câu trần thuật đơn không có từ là Ngữ văn 6
- doc Chương trình địa phương Ngữ văn 6
- doc Ôn tập tổng hợp Ngữ văn 6
- doc Tổng kết phần Tiếng Việt Ngữ văn 6