Sự tích Hồ Gươm Ngữ văn 6

Bài học Sự tích Hồ Gươm Bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa, truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiếm thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. eLib đồng hành và giới thiệu đến các em bài học chi tiết và đầy đủ nhất mời các em cùng tham khảo.

Sự tích Hồ Gươm Ngữ văn 6

1. Tìm hiểu chung

1.1. Thể loại: Truyền thuyết

  • Là loại truyện dân gian kế về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, có yếu tố tưởng tượng kì ảo.

  • Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

1.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự

1.3. Bố cục: Chia làm 2 đoạn

  • Đoạn 1. Từ đầu ... "Đất nước": Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc

  • Đoạn 2. Còn lại: Long Quân đòi gươm sau khi đất nước đã hết giặc .

1.4. Hoàn cảnh của truyện:

  • Giặc Minh đô hộ nước ta

  • Nghĩa quân Lam Sơn nỗi dậy

→ Thế còn non yếu, nhiều lần thất bại

→ Đức Long Quân cho mượn gươm thần ⇒ Tưởng tượng kì ảo.

⇒ Cuộc khởi nghĩa của Lam Sơn đã được tổ tiên, thần thiêng ủng hộ, giúp đỡ.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Long Quân cho mượn gươm thần

  • Giặc Minh xâm lược nước ta.

  • Quân Lam Sơn nổi dậy nhưng còn non yếu.

  • Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm Thần.

  • Lưỡi gươm dưới nước,chuôi gươm trên rừng, ráp lại vừa như in → tinh thần đoàn kết đánh giặc.

  • Lưỡi gươm khắc hai chữ huận thiên

→ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chính nghĩa, hợp ý trời.

2.2. Nguồn gốc lịch sử của hồ Hoàn Kiếm

  • Gươm Thần giúp Lê lợi và nhân dân chiến thắng giặc Minh.

  • Đất nước hoà bình. Lê Lợi lên làm vua.

  • Long Quân sai rùa vàng đòi lại gươm thần ở hồ Tả Vọng.

  • Hồ Tả Vọng đổi thành Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm

→ Nguyện vọng của nhân dân. Yêu chuộng hoà Bình

2.3. Nghệ thuật

  • Xây dựng tình tiết thể hiện tinh thần đoàn kết đánh giặc của nhân dân ta.
  • Sử dụng một số chi tiết kì ảo mang ý nghĩa tượng trưng cho hồn thiêng sông núi, cho sức mạnh chính nghĩa của cuộc kháng chiến.

3. Luyện tập

Câu 1: Các sự việc trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm được kể theo trình tự nào ?

- Khi giặc Minh đô hộ nước ta ;

- Buổi đầu, nghĩa quân Lam Sơn còn non yếu ;

- Quá trình Lê Lợi nhận được gươm thần;

- Nghĩa quân Lam Sơn từ khi có gươm thần;

- Sau khi chiến thắng quân Minh, Lê Lợi trả lại gươm ; từ đó hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm (hay hồ Hoàn Kiếm).  

Gợi ý trả lời:

Các sự việc trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm được kể theo trình tự thời gian như sau:

- Khi giặc Minh đô hộ nước ta ;

- Buổi đầu, nghĩa quân Lam Sơn còn non yếu ;

- Quá trình Lê Lợi nhận được gươm thần;

- Nghĩa quân Lam Sơn từ khi có gươm thần;

- Sau khi chiến thắng quân Minh, Lê Lợi trả lại gươm ; từ đó hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm (hay hồ Hoàn Kiếm).       

Câu 2: Hãy viết một đoạn văn trong đó Hồ Gươm tự kể về sự tích của mình.

Gợi ý trả lời:

Người kể chuyện là Hồ Gươm. Hồ Gươm tự kể về sự tích của mình.

- Không cần kể đầy đủ các chi tiết như văn bản trong SGK. Em tự chọn một số đoạn, một số chi tiết hay, có ý nghĩa để làm nổi bật nội dung, mục đích đoạn văn em định viết.

- Chú ý mối liên hệ, trình tư lôgíc giữa các chi tiết khi viết.

4. Kết luận

- Bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa, truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiếm thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV.

- Giải thích tên gọi hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm.

- Ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo.

- Thể hiện ý nghuyện đoạn kết và khát vọng hòa bình của dân tộc.

Ngày:03/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM