Tổng kết phần văn Ngữ văn 6

Bài học "Tổng kết phần văn" dưới đây nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa được những tác phẩm văn học đã học trong chương trình Ngữ văn 6 Học kì 2. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Tổng kết phần văn Ngữ văn 6

1. Nội dung bài học

Các tác phẩm văn học đã học trong chương trình Ngữ văn 6 học kì 2 là:

- Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài.

- Sông nước Cà Mau - Đoàn Giỏi.

- Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh.

- Vượt thác - Võ Quảng.

- Buổi học cuối cùng - An-phông-xơ-Đô-đê.

- Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ.

- Lượm - Tố Hữu.

- Mưa - Trần Đăng Khoa.

- Cô Tô - Nguyễn Tuân.

- Cây tre Việt Nam - Thép Mới.

- Lòng yêu nước - I-li-a-Ê-ren-bua.

- Lao xao - Duy Khán.

- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử - Báo Hà Nội.

- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Theo tài liệu Quản lý môi trường và phát triển bền vững.

- Động Phong Nha - Sổ tay địa danh du lịch các tỉnh Trung Trung Bộ.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy chọn một tác phẩm thơ bất kì trong chương trình Ngữ văn 6 Học kì 2 để viết bài văn nêu cảm nhận về tác phẩm thơ ấy.

Gợi ý trả lời:

Nhà thơ Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông thường tập trung miêu tả quần chúng lao khổ thuộc mọi tầng lớp, lứa tuổi. Và trong tập thể quần chúng ấy có không ít bài thơ là hình ảnh về các em bé hồn nhiên, trong sáng mà anh dũng kiên cường, Lượm là một trong những bài thơ như vậy.

Bài thơ là một câu chuyện ngắn về chú bé mang tên Lượm. Lượm làm công việc đưa thư, em là một đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Trong một lần chuyển thư Lượm đã anh dũng hi sinh. Lượm là một hình ảnh đẹp để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

Với một vóc dáng nhỏ nhắn nhưng cậu bé rất linh hoạt rất nhanh, Với dáng đi, cử chỉ lời nói của mình đã được tác giả miêu tả một cách rất khái quát hình ảnh chú giao liên yêu đời ấy.

"Chú bé loắt choắt,

Cái xắc xinh xinh,

Cái chân thoăn thoắt,

Cái đầu nghênh nghênh"

Ở độ tuổi mười, mười một đó là độ tuổi còn đi học còn trong vòng tay chăm sóc của gia đình nhưng cậu bé không vậy mà đã đảm nhiệm một công việc hết sức khó khăn nguy hiểm mà người lớn cũng không thể nào làm được. Và trong tư tưởng của cậu thì đi làm nhiệm vụ như một chiến đi chơi mà thôi. Với một bộ đồ của đội viên với đầy vết bẩn của bom đạn, bụi đường nhưng trong túi cậu lúc nào cũng đầy những thư từ của các chiến sĩ để liên lạc với nhau.

Tuy còn nhỏ nhưng Lượm cũng đã đảm nhiệm một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là người liên lạc, vận chuyển thư, tin cấp báo cho các chiến sĩ chiến đấu ngoài chiến trận:

“Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà”

Chiến đấu cho đất nước, ngày ngày đối diện với bom đạt đối với Lượm là niềm vui, công việc liên lạc ấy là niềm tự hào, là đam mê kiêu hãnh của một chú bé. Lượm luôn vui vẻ, hồn nhiên và hết sức dũng cảm. Một cậu bé coi sự sống và cái chết, coi mọi hiểm nguy không còn gì để phải sợ hãi.

Chú bé cảm thấy vui với công việc của mình, cũng không sợ những hiểm nguy mà công việc mang lại, đây không phải vì cậu bé quá hồn nhiên, không biết công việc của mình nguy hiểm như nào mà bởi tinh thần dũng cảm, kiên cường hơn người của người đội viên nhí. Ở cậu bé còn có vẻ hóm hỉnh, hài hước, trước khi đi làm nhiệm vụ, cậu bé đã chào tác giả và gọi đồng chí đầy đáng yêu, hài hước:

“Cháu cười híp mí

Má đỏ bồ quân

Thôi, chào đồng chí

Cháu đi xa dần”

Tính chất công việc hiểm nguy, trong một lần đưa tin khẩn của Cách mạng, Lượm đã bị viên đạn vô tình, tàn nhẫn của quân giặc làm nhuộm đỏ chiếc áo em mặc. Tác giả Tố Hữu đã thể hiện sự bàng hoàng xen lẫn sự đau đớn tột độ trước sự ra đi của cậu bé Lượm.

Bằng ngôn ngữ giản dị, chân thực nhưng được chọn lựa kỹ lưỡng. Nghệ thuật miêu tả độc đáo, khéo léo đã đem đến thành công cho Tố Hữu trong tác phẩm này. Qua bài thơ đã phác họa thành công hình ảnh chú bé liên lạc trong những ngày chiến đấu. Qua đó ta cũng thấy được tinh thần chiến đấu kiên cường của quân và dân ta để dành lại độc lập chủ quyền cho đất nước.

Trong số những tác phẩm viết về thiếu nhi trong những ngày chiến đấu cứu nước thì “Lượm” là một bài thơ xuất sắc của Tố Hữu, tạo được tiếng vang lớn và có sức ảnh hưởng không hề nhỏ đến nhân dân ta. Đồng thời cũng thể hiện được một tư tưởng xuyên suốt, thắng lợi trong những cuộc kháng chiến của toàn dân ta không chỉ có sự góp sức của những người tài giỏi khỏe mạnh mà còn có công lao của những thiếu niên dũng cảm như Lượm.

(Sưu tầm)

Câu 2: Em hãy viết bài văn phân tích tác phẩm "Sông nước Cà Mau".

Gợi ý trả lời:

“Đất rừng phương Nam” là một tác phẩm truyện dài của nhà văn Đoàn Giỏi viết dành cho trẻ em. Trích đoạn “Sông nước cà Mau” trong nằm trong tác phẩm này đã đưa người đọc trở về với những cảm nhận phong phú, bất ngờ và sâu lắng, đầy thi vị về cả thiên nhiên và con người của vùng đất cực nam Tổ quốc. Chuyến đi dài của nhân vật đã mở ra trước mắt chúng ta những vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ và con người nơi đây.

Rơi vào lưới trời bủa vây chưa bằng sự bủa vây của một không gian ngập tràn màu xanh bao la, cả trên trời, dưới nước và xung quanh toàn một màu xanh. Một màu xanh trùng điệp lặng lẽ vang lên bải hòa âm về màu sắc, khiến cho đôi mắt của con người phải ngạc nhiên: “Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá”. Cùng với cảm nhận của thị giác, cảm nhận của thính giác lại mang về một giai điệu rì rào vỗ về như một tiếng ru êm đềm không dứt. Đó chính là “Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về…” nó mang vị mặn mòi của biển cả theo hơi gió muối. Tên của địa danh, của những con sông và kênh rạch nơi đây mang một vẻ dân giã, chỉ đơn giản theo đặc điểm của động thực vật ven bờ mà đặt tên cho nó.

Đọc đoạn văn này, em có cảm tưởng như được cùng với chú bé An (nhân vật chính của truyện) ngồi trên con thuyền len lỏi qua các kênh rạch chằng chịt như mạng nhện của rừng u Minh để rồi đổ ra sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Cả một không gian rộng lớn được bao phủ bởi một màu xanh bất tận: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Âm thanh đặc trưng của xứ sở này là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng đước bạt ngàn, cùng tiếng sóng ì ầm từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối…

Tên đất, tên sông ở đây thật mộc mạc, giản dị: gọi là rạch Mái Giầm vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xòa ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ… Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây… Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ “tức khơ mâu” tiếng Miên, nghĩa là “nước đen”.

Về nghệ thuật của bức tranh kí hoạ sông nước Cà Mau này (thật ra là bức tranh liên hoàn tạo thành một hệ thống), ta nhận ra độ đậm nhạt và những nốt nhấn của người hoạ sĩ ngôn từ. Nếu cảnh một là một bức tranh khái quát, nhìn xa thì cảnh hai lại là một cái nhìn cận cảnh với những đường nét đã được cụ thể hoá. Trong thế liên hoàn ấy, xóm chợ Năm Căn là một nốt nhấn. Nó giống như một bông hoa rực rỡ, đỏ tươi làm ấm lại và náo nức hẳn lên đối với người du ngoạn. Còn vè phong cách, căn cứ vào các yếu tố câu văn miêu tả như quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét thì Đoàn Giỏi có nhiều ưu thế về quan sát, nhận xét để từ đó ghi lại những bức tranh phong cảnh khác nhau. Không có nhiều tưởng tượng, so sánh, tác phẩm không phải vì thế mà mất đi cảm hứng lãng mạn. Bởi tuy sử dụng bút pháp tả thực, nhưng do người viết đã vừa kể, vừa tả, nghĩa là đã gửi gắm tâm hồn mình trong cảnh, những trang vẽ đẹp về thiên nhiên ấy tự nó như bài thơ hay, đầy ý vị, ý ở ngoài lời cứ ngân mãi nơỉ chúng ta trong tâm tưởng.

Tuy bài văn không có nhiều hình ảnh tưởng tượng và so sánh nhưng bức tranh về vùng đất Cà Mau không mất đi những cảm hứng lãng mạn. Bởi tác giả đã rất khéo léo sử dụng bút pháp tả thực, vừa kể, vừa tả, gửi gắm tâm hồn mình trong từng khung cảnh.

(Sưu tầm)

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Nắm được nội dung và ý nghĩa của các văn bản đã học.

- Phân tích được nội dung các tác phẩm đã học.

- Rèn luyện kĩ năng viết văn.

- Có ý thức học tập bộ môn.

Ngày:02/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM