Ếch ngồi đáy giếng Ngữ văn 6
Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em bước đầu nắm được định nghĩa về truyện ngụ ngôn, hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng". Từ đó, biết liên hệ cốt truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế thích hợp. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
- Khái quát về thể loại truyện ngụ ngôn:
+ Là truyện kể bằng văn vần hoặc văn xuôi.
+ Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo truyện con người.
+ Khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.
- Truyện "Ếch ngồi đáy giếng" có thể chia thành hai phần:
+ Phần 1: Từ đầu -> vị chúa tể: Ếch khi ở trong giếng.
+ Phần 2: Còn lại : Ếch khi ra khỏi giếng.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Ếch khi ở trong giếng
- "Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ":
+ Không gian: nhỏ bé, chật hẹp, không thay đổi.
+ Cuộc sống: xung quanh chỉ có một vài con nhái, cua, ốc nhỏ... Hằng ngày ... khiếp sợ.
-> Cuộc sống chật hẹp, trì trệ, đơn giản.
- Trong cuộc sống ấy, ếch ta oai như một vị chúa tể, coi bầu trời chỉ bằng cái vung.
-> Hiểu biết nông cạn lại huyênh hoang.
-> Nghệ thuật nhân hoá.
- Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất mình.
=> Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và thế giới xung quanh ta. Thái độ sống hợm hĩnh, coi thiên hạ bằng nửa con mắt, "ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp". Từ đáy giếng lên bờ giếng và mặt đất, điểm nhìn đã thay đổi, nhưng tầm nhìn, cách nhìn của ếch vẫn như cũ "nó đã nhâng nháo đưa cập mắt nhìn lên bầu trời", ếch vẫn "coi trời bằng vung". Bầu trời bao la thế, mênh mông thế, nhưng đối với ếch thì vẫn nhỏ bé bình thường.
2.2. Ếch khi ra khỏi giếng
- Mưa to, nước tràn giếng đưa ếch ra ngoài.
- Không gian mở rộng với bầu trời khiến ếch ta có thể đi lại khắp nơi.
- Ếch nhâng nháo nhìn bầu trời, chả thèm để ý xung quanh.
-> Thái độ ngông nghênh, không thèm để ý đến mọi người xung quanh.
- Kết cục: Bị một con trâu di qua giẫm bẹp.
-> Nhân dân ta muốn khuyên con người: không nhận thức rõ giới hạn của mình sẽ bị thất bại thảm hại.
=> Trước đây nơi đáy giếng, ếch chỉ biết có cua, ốc, nhái, nhỏ bé mà thôi. Lên mặt đất, môi trường sống thay đổi, quan hệ trong cuộc sống đã thay đổi rất nhiều, xung quanh ếch là muôn loài, là bàn dân thiên hạ, có những tên "khổng lồ" rất đáng sợ như "con trâu". Thế nhưng ếch vừa "nghênh ngang", vừa chủ quan, "chả thèm để ý đến xung quanh… Cái giá thật đắt mà ếch phải trả đã xảy ra, ếch "đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp". Đó là một kết cục thật đau đớn và đáng thương.
2.3. Ý nghĩa của truyện "Ếch ngồi đáy giếng"
- Không nên coi thường người khác nếu không sẽ bị trả giá đắt, có khi là mạng sống.
- Phải biết nhận thức được những hạn chế của bản thân.
- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng huyênh hoang.
- Khuyên nhủ người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo (Thùng rỗng kêu to, dốt hay khoe chữ).
3. Tổng kết
- Về nội dung:
+ Phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn, nhưng lại coi trời bằng vung.
+ Khuyên nhủ chúng ta cần mở rộng tầm hiểu biết, không được ngênh ngang, vênh váo.
- Về nghệ thuật:
+ Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.
+ Mượn truyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.
+ Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.
+ Cách nói ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc.
+ Ngắn gọn, mượn chuyện loài vật để nói điều khuyên răn bổ ích đối với con người.
4. Luyện tập
Câu 1: Em hãy sưu tầm những truyện ngụ ngôn mang đến bài học ý nghĩa cho con người.
Gợi ý trả lời:
- Truyện ngụ ngôn Kiến và Ve sầu.
- Truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường.
- Thùng rỗng kêu to.
- Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta...
Câu 2: Cảm nhận của em về truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng".
Gợi ý trả lời:
Sau khi tìm hiểu truyện ngụ ngôn "Ếch ngồi đáy giếng" có thể nhận thấy rằng truyện đã nêu lên bài học nhân sinh lí thú, sâu sắc về môi trường sống, quan hệ sống, góc nhìn và tầm nhìn, thái độ sống. Khi môi trường sống, quan hệ sống đã thay đổi thì góc nhìn và tầm nhìn phải thay đổi cho phù hợp. Bài học luân lí càng giàu ý nghĩa và thiết thực đó là sự ám chỉ những kẻ sống quẩn quanh, tầm nhìn hạn hẹp thì trí năng tầm thường, kiến thức nông cạn đáng thương! Bài học ngụ ngôn khẽ nhắc mọi người phải khiêm tôn, sáng suốt, không được tự cao, tự đại, hợm mình "coi trời bằng vung", coi thiên hạ bằng nửa con mắt! Nếu cứ sống theo cách "ếch ngồi đáy giếng" thì có ngày phải trả giá đau đớn. Trong ngôn ngữ dân tộc. "Ếch ngồi đáy giếng" vừa là ngụ ngôn, vừa là thành ngữ.
5. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn.
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
- Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Nghệ thuật đặc sắc của truyện: mượn truyện của loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lý; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.
Tham khảo thêm
- doc Con Rồng cháu Tiên Ngữ văn 6
- doc Bánh chưng bánh giầy Ngữ văn 6
- doc Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt Ngữ văn 6
- doc Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt Ngữ văn 6
- doc Thánh Gióng Ngữ văn 6
- doc Từ mượn Ngữ văn 6
- doc Tìm hiểu chung về văn tự sự
- doc Sơn Tinh, Thủy Tinh Ngữ văn 6
- doc Nghĩa của từ Ngữ văn 6
- doc Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
- doc Sự tích Hồ Gươm Ngữ văn 6
- doc Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
- doc Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
- doc Sọ Dừa Ngữ văn 6
- doc Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- doc Lời văn, đoạn văn tự sự
- doc Thạch Sanh Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi dùng từ Ngữ văn 6
- doc Em bé thông minh Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Luyện nói kể chuyện Ngữ văn 6
- doc Cây bút thần Ngữ văn 6
- doc Danh từ Ngữ văn 6
- doc Ngôi kể trong văn tự sự Ngữ văn 6
- doc Ông lão đánh cá và con cá vàng Ngữ văn 6
- doc Thứ tự kể trong văn tự sự Ngữ văn 6
- doc Thầy bói xem voi Ngữ văn 6
- doc Đeo nhạc cho mèo Ngữ văn 6
- doc Danh từ (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Luyện nói kể chuyện (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Ngữ văn 6
- doc Cụm danh từ Ngữ văn 6
- doc Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường Ngữ văn 6
- doc Treo biển Ngữ văn 6
- doc Lợn cưới, áo mới Ngữ văn 6
- doc Số từ và lượng từ Ngữ văn 6
- doc Kể chuyện tưởng tượng Ngữ văn 6
- doc Ôn tập truyện dân gian Ngữ văn 6
- doc Chỉ từ Ngữ văn 6
- doc Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Ngữ văn 6
- doc Con hổ có nghĩa Ngữ văn 6
- doc Động từ Ngữ văn 6
- doc Cụm động từ Ngữ văn 6
- doc Mẹ hiền dạy con Ngữ văn 6
- doc Tính từ và cụm tính từ Ngữ văn 6
- doc Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Ngữ văn 6
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt): Rèn luyện chính tả Ngữ văn 6
- doc Ôn tập tiếng Việt Ngữ văn 6
- doc Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) Ngữ văn 6