Luyện nói kể chuyện Ngữ văn 6
Nội dung bài học dưới đây sẽ giúp các em có một bài luyện nói kể chuyện đầy đủ bố cục ba phần. Đồng thời, tài liệu dưới đây sẽ giúp các em có một phong thái kể chuyện đầy tự tin trước lớp. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Chuẩn bị
1.1. Dàn bài tham khảo
a. Tự giới thiệu về bản thân mình:
- Mở bài: Lời chào và lí do tự giới thiệu.
- Thân bài:
+ Giới thiệu tên, tuổi.
+ Học tại lớp, trường.
+ Vài nét về hình dáng.
+ Có sở thích gì?
+ Có mong ước gì khi được học ở lớp này cùng các bạn.
+ Có nguyện vọng gì khi đề đạt cùng các bạn?
- Kết bài: Cảm ơn mọi người đó chú ý lắng nghe.
b. Kể về gia đình mình:
- Mở bài: Lí do kể. giới thiệu chung về gia đình.
- Thân bài:
+ Kể về các thành viên trong gia đình: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em...
+ Với từng người lưu ý tả và kể một số ý: chân dung, ngoại hình, tính cách, tình cảm, công việc...
- Kết bài: Tình cảm của mình đối với gia đình.
1.2. Kết luận
- Khi tiến hành lập dàn bài kể chuyện, cần chú ý những yêu cầu sau:
+ Có đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
+ Những phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ Nội dung có thể sáng tạo nhưng phải chuẩn mực.
2. Luyện nói trên lớp
- Khi nói, học sinh cần chú ý:
+ Nói to, rõ để mọi người đều nghe.
+ Tự tin, tự nhiên, đàng hoàng, mắt nhìn vào mọi người.
+ Kể diễn cảm khi cần thiết.
3. Bài nói tham khảo
- Tự giới thiệu về mình:
"Thưa các bạn,
Tôi tên là Trịnh Xuân Minh, học sinh lớp 6A, trường THCS Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nhà tôi ở số..., tổ..., phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy. Gia đình tôi có bố, mẹ, em gái và tôi.
Tôi rất thích học toán, lí, hóa và xem phim hoạt hình. Tôi muốn sau này lớn lên trở thành một chú công an để truy lùng bọn tội phạm, bảo đảm yên vui cho khu phố. Hằng ngày tôi thường đạp xe đến trường và đón em gái học lớp 2. Tôi rất yêu em gái tôi, em có hai bím tóc rất xinh, khi nói chuyện hai cái bím hay lúc lắc. Tôi thích ngăn nắp, trật tự. Bố tôi thường dạy thế. Tôi không thích các bạn gái hay ăn ô môi ở trong lớp.
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe".
4. Luyện tập
Câu 1: Em hãy lập dàn ý cho bài luyện nói kể chuyện với chủ đề mà em thích.
Gợi ý trả lời:
- Mở bài: Lời chào và lí do, chủ đề mà mình sẽ kể chuyện.
- Thân bài:
+ Giới thiệu sơ qua về bản thân: tên, tuổi và hiện đang là học sinh lớp mấy, học tại trường nào.
+ Buổi sáng: đến trường học tập và tham gia các hoạt động ở trường như tập thể dục giữa giờ, đá bóng.
+ Buổi trưa: trở về nhà ăn cơm trưa và nghỉ ngơi.
+ Buổi chiều: đến trường học…
+ Các hoạt động sau khi tan học: chơi đá bóng cùng nhóm bạn trong xóm, chơi thả diều cùng anh trai, phụ giúp mẹ nấu cơm…
+ Buổi tối: ăn tối, học bài và đi ngủ.
- Kết bài: Một ngày của em trôi qua như thế nào (bổ ích, vui vẻ hay nhàm chán).
Câu 2: Em hãy chuẩn bị một bài luyện nói kể chuyện trước lớp với chủ đề tự chọn.
Gợi ý trả lời:
- Kể về ngày ý nghỉ ý nghĩa của bản thân: Đã bao giờ bạn có một ngày nghỉ đầy ý nghĩa chưa? Đối với tôi thì đó là thứ bảy tuần trước. Hôm đó, cả nhà chỉ có mình tôi. Bố mẹ phải đi làm còn chị gái tôi thì đi tham quan cùng bạn bè. Ở nhà một mình, tôi quyết định sẽ thực hiện công việc tổng vệ sinh nhà cửa. Sau khi vệ sinh cá nhân và ăn sáng xong, tôi bắt tay vào dọn dẹp. Từ phòng khách đến phòng ngủ. Mọi thứ đều phải sạch sẽ trước khi mọi người trong gia đình trở về. Đến trưa thì công việc cũng hoàn thành. Tôi tự thưởng cho mình một bữa ăn đơn giản rồi nghỉ ngơi một chút. Đến buổi chiều, tôi tiếp tục dọn dẹp ngoài sân và chăm sóc tưới nước cho vườn hoa của bố. Công việc cuối cùng là nấu một bữa ăn thịnh soạn chờ cả nhà về. Đến tối, khi bố mẹ trở về thấy nhà cửa gọn gàng sạch sẽ thì rất vui vẻ. Cả gia đình tôi cùng quay quần bên mâm cơm do tôi chuẩn bị. Nhìn thấy ánh mắt hạnh phúc và nụ cười hài lòng của bố mẹ và chị gái, tôi cảm thấy mọi mệt mỏi như tan biến. Ngày thứ bảy hôm đó thực sự là một ngày ý nghĩa với tôi.
5. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Biết cách lập dàn ý cho bài kể chuyện.
- Kể chuyện trước lớp một cách tự tin.
- Đảm bảo đúng bố cục của một bài luyện nói kể chuyện.
Tham khảo thêm
- doc Con Rồng cháu Tiên Ngữ văn 6
- doc Bánh chưng bánh giầy Ngữ văn 6
- doc Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt Ngữ văn 6
- doc Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt Ngữ văn 6
- doc Thánh Gióng Ngữ văn 6
- doc Từ mượn Ngữ văn 6
- doc Tìm hiểu chung về văn tự sự
- doc Sơn Tinh, Thủy Tinh Ngữ văn 6
- doc Nghĩa của từ Ngữ văn 6
- doc Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
- doc Sự tích Hồ Gươm Ngữ văn 6
- doc Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
- doc Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
- doc Sọ Dừa Ngữ văn 6
- doc Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- doc Lời văn, đoạn văn tự sự
- doc Thạch Sanh Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi dùng từ Ngữ văn 6
- doc Em bé thông minh Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Cây bút thần Ngữ văn 6
- doc Danh từ Ngữ văn 6
- doc Ngôi kể trong văn tự sự Ngữ văn 6
- doc Ông lão đánh cá và con cá vàng Ngữ văn 6
- doc Thứ tự kể trong văn tự sự Ngữ văn 6
- doc Ếch ngồi đáy giếng Ngữ văn 6
- doc Thầy bói xem voi Ngữ văn 6
- doc Đeo nhạc cho mèo Ngữ văn 6
- doc Danh từ (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Luyện nói kể chuyện (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Ngữ văn 6
- doc Cụm danh từ Ngữ văn 6
- doc Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường Ngữ văn 6
- doc Treo biển Ngữ văn 6
- doc Lợn cưới, áo mới Ngữ văn 6
- doc Số từ và lượng từ Ngữ văn 6
- doc Kể chuyện tưởng tượng Ngữ văn 6
- doc Ôn tập truyện dân gian Ngữ văn 6
- doc Chỉ từ Ngữ văn 6
- doc Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Ngữ văn 6
- doc Con hổ có nghĩa Ngữ văn 6
- doc Động từ Ngữ văn 6
- doc Cụm động từ Ngữ văn 6
- doc Mẹ hiền dạy con Ngữ văn 6
- doc Tính từ và cụm tính từ Ngữ văn 6
- doc Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Ngữ văn 6
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt): Rèn luyện chính tả Ngữ văn 6
- doc Ôn tập tiếng Việt Ngữ văn 6
- doc Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) Ngữ văn 6