Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

Thông qua bài học các em sẽ hiểu được đề văn tự sự, cách làm bài văn tự sự. eLib giới thiệu đến các em bài học với đầy đủ nội dung chi tiết và hay nhất mời các em cùng tham khảo.

Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

1. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

1.1. Đề văn tự sự

Đề văn tự sự đầy đủ thường nêu ra yêu cầu tự sự như: kể chuyện, tường thuật,... và nội dung của câu chuyện. Cũng có đề tự sự chỉ nêu ra nội dung của câu chuyện mà không nêu yêu cầu tự sự. Có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật lại sự việc.

Tìm hiểu đề là một khâu quan trọng trong quá trình làm bài. Tìm hiểu đề giúp cho người viết xác định đúng yêu cầu của đề và có định hướng đúng cho bài văn của mình. Công việc tìm hiểu đề văn tự sự thường có những bước sau:

  • Đọc kĩ đề bài.

  • Gạch chân dưới những từ quan trọng.

  • Xác định đề yêu cầu kể về ai, về việc gì.

1.2. Cách làm bài văn tự sự

  • Bước 1: Tìm hiểu đề.

  • Bước 2: Lập ý: là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa câu chuyện.

  • Bước 3: Lập dàn ý: là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau, để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.

  • Bước 4: Viết thành bài văn theo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

2. Luyện tập

Câu 1: Đọc các đề văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em

(2) Kể chuyện về một người bạn tốt

(3) Kỉ niệm ngày thơ ấu

(4) Ngày sinh nhật của em

(5) Quê em đổi mới

(6) Em đã lớn rồi

Gợi ý trả lời:

a, Các đề văn không có từ "kể" vẫn có thể là đề văn tự sự vì đề văn đã nêu ra một chủ đề, một phạm vi nội dung cho câu chuyện.

b, Từ, cụm từ trung tâm trong mỗi đề:

  • Đề 1: kể, câu chuyện em thích

  • Đề 2: kể, một người bạn tốt

  • Đề 3: kỉ niệm, ngày thơ ấu

  • Đề 4: ngày sinh nhật, của em

  • Đề 5: quê em, đổi mới

  • Đề 6: em, lớn

c, Các đề kể về người:

(1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em

(2): Kể chuyện về một người bạn tốt

(3) Kỉ niệm ngày thơ ấu

(4) Ngày sinh nhật của em

(6) Em đã lớn rồi

Các đề kể về sự việc:

(1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em

(5) Quê em đổi mới

Câu 2:  (trang 30 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Lập dàn ý cho đề văn sau: "Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em"

Gợi ý trả lời:

Mở bài: Giới thiệu câu chuyện mà em định kể (em đã đọc được câu chuyện đó ở đâu hay được nghe ai kể lại). Khẳng định đó là một câu chuyện rất hay, rất ý nghĩa và em rất thích câu chuyện đó.

Thân bài: Kể lại câu chuyện bằng lời văn của em

- Mở đầu câu chuyện (câu chuyện bắt đầu như thế nào, có thể giới thiệu nhân vật chính của câu chuyện ấy,...)

- Kể ra các sự việc chính của câu chuyện mà em đang kể

  • Sự việc thứ nhất

  • Sự việc thứ hai

  • Sự việc thứ ba

- Kết thúc câu chuyện (câu chuyện kết thúc ra sao, có thể nói thêm lý do vì sao em hài lòng với cách kết thúc ấy,...)

Kết bài: Nêu bài học sâu sắc mà câu chuyện đã để lại trong em.

3. Kết luận

- Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề nắm vững yêu cầu của đề bài.

- Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.

- Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.

- Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục ba phần: Mở bài, Than bài, Kết bài.

Ngày:03/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM