Động từ Ngữ văn 6
Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm được đặc điểm của động từ và phân loại được các động từ chính. Từ đó, các em có thể nhận biết, sử dụng động từ khi nói và viết. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Đặc điểm của động từ
- Ví dụ:
+ Động từ chỉ hoạt động: đứng, đi, chạy, nhảy, làm,...
-> Anh ấy chạy thẳng một mạch đến nhà cô ấy.
+ Động từ chỉ trạng thái: vui, buồn, giận,...
-> Cô ấy rất buồn vì đã đánh mất món đồ mà mình yêu thích.
- Kết luận:
+ Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
+ Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,... để tạo thành cụm động từ.
+ Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ. Khi làm chủ ngữ, động từ sẽ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,...
2. Các loại động từ chính
- Ví dụ:
+ Anh ấy đang đi thăm một người bạn bị bệnh.
-> Động từ chỉ hoạt động.
+ Cô ấy đã rất vui vì được anh ấy tặng hoa.
-> Động từ chỉ trạng thái.
- Kết luận:
+ Trong tiếng Việt có hai loại động từ, đáng chú ý là:
- Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).
- Động từ chỉ hoạt động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm).
+ Động từ chỉ hoạt động, trạng thái gồm hai loại nhỏ:
- Động từ chỉ hoạt động: Trả lời câu hỏi làm gì?
- Động từ chỉ trạng thái: Trả lời các câu hỏi làm sao, thế nào?
3. Luyện tập
Câu 1: Em hãy chỉ ra những động từ trong đoạn thơ sau:
"Bút chì xanh đỏ
Em gọt hai đầu
Em thử hai màu
Xanh tươi, đỏ thắm
Em vẽ làng xóm
Tre xanh, lúa xanh
Sông máng lượn quanh
Một dòng xanh mát".
Gợi ý trả lời:
- Những động từ trong đoạn thơ trên là: gọt, thử, vẽ.
Câu 2: Đặt câu với những động từ sau: buồn, giận, chạy, nhảy, nhìn.
Gợi ý trả lời:
- Tôi đã rất buồn khi mẹ đi công tác xa.
- Bố tôi giận mẹ tôi đã bốn ngày rồi.
- Cậu bé chạy lon ton ngoài sân.
- Chú ấy đã nhảy từ trên lầu ba xuống.
- Chị tôi nhìn những cặp tình nhân đang đi trên phố.
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Nắm được đặc điểm của động từ và một số loại động từ quan trọng.
- Nhận biết động từ trong câu.
- Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái.
- Sử dụng động từ để đặt câu.
- Có ý thức sử dụng đúng các động từ trong giao tiếp.
Tham khảo thêm
- doc Con Rồng cháu Tiên Ngữ văn 6
- doc Bánh chưng bánh giầy Ngữ văn 6
- doc Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt Ngữ văn 6
- doc Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt Ngữ văn 6
- doc Thánh Gióng Ngữ văn 6
- doc Từ mượn Ngữ văn 6
- doc Tìm hiểu chung về văn tự sự
- doc Sơn Tinh, Thủy Tinh Ngữ văn 6
- doc Nghĩa của từ Ngữ văn 6
- doc Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
- doc Sự tích Hồ Gươm Ngữ văn 6
- doc Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
- doc Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
- doc Sọ Dừa Ngữ văn 6
- doc Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- doc Lời văn, đoạn văn tự sự
- doc Thạch Sanh Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi dùng từ Ngữ văn 6
- doc Em bé thông minh Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Luyện nói kể chuyện Ngữ văn 6
- doc Cây bút thần Ngữ văn 6
- doc Danh từ Ngữ văn 6
- doc Ngôi kể trong văn tự sự Ngữ văn 6
- doc Ông lão đánh cá và con cá vàng Ngữ văn 6
- doc Thứ tự kể trong văn tự sự Ngữ văn 6
- doc Ếch ngồi đáy giếng Ngữ văn 6
- doc Thầy bói xem voi Ngữ văn 6
- doc Đeo nhạc cho mèo Ngữ văn 6
- doc Danh từ (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Luyện nói kể chuyện (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Ngữ văn 6
- doc Cụm danh từ Ngữ văn 6
- doc Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường Ngữ văn 6
- doc Treo biển Ngữ văn 6
- doc Lợn cưới, áo mới Ngữ văn 6
- doc Số từ và lượng từ Ngữ văn 6
- doc Kể chuyện tưởng tượng Ngữ văn 6
- doc Ôn tập truyện dân gian Ngữ văn 6
- doc Chỉ từ Ngữ văn 6
- doc Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Ngữ văn 6
- doc Con hổ có nghĩa Ngữ văn 6
- doc Cụm động từ Ngữ văn 6
- doc Mẹ hiền dạy con Ngữ văn 6
- doc Tính từ và cụm tính từ Ngữ văn 6
- doc Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Ngữ văn 6
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt): Rèn luyện chính tả Ngữ văn 6
- doc Ôn tập tiếng Việt Ngữ văn 6
- doc Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) Ngữ văn 6