Tìm hiểu chung về văn tự sự

Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự viêc này dẫn đến sự việc kia. Cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể một ý nghĩa. Bài học hôm nay sẽ giúp các bạn biết được ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự mời các em cùng tham khảo.

Tìm hiểu chung về văn tự sự

1. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự

1.1. Ý nghĩa

  • Tự sự được dùng phổ biến trong đời sống hằng ngày

  • Là món ăn tinh thần rất bổ ích trong cuộc sống giúp cho sự thông tin giữa con người với con người có giá trị hơn.

  • Tự sự là kể chuyện để biết, để nhận thức về người, sự vật, sự việc, để giải thích hoặc tỏ thái độ khen chê…

  • Người kểLà người thông báo, cho biết, giải thích.            

  • Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề bày tỏ thái độ khen chê.      

Ví dụ: Ý nghĩa của văn bản tự sự “Con Rồng Cháu Tiên”

Giải thích suy tôn nguồn gốc dân tộc.  
Ý nguyện đoàn kết, thống nhất.    
Ca ngợi công lao dựng nước.    
Tự hào về nguồn gốc giống nòi

1.2.  Đặc điểm

  • Có cốt truyện: Bao gồm chuỗi sự việc, sự kiện, những diễn biến, tình tiết câu chuyện được liên kết với nhau một cách hợp lý.

  • Nhân vật: Có  khi là người, loài vật, sự vật…tuỳ theo phương thức sáng tác khác nhau và mục đích giao tiếp khác nhau.

Ví dụ: Trong bài "Thánh Gióng": Có cốt truyện và nhân vật rõ ràng, ta có thể kể theo phương thức tự sự. Đây là diễn biến và quá trình diễn ra của truyện.

  • Kết thúc chiến thắng của Thánh Gióng đã để lại bài học kinh nghiệm gì? 

  • Chiến đấu trong một hoàn cảnh như thế nào?

  • Quá trình đánh giặc Thánh Gióng cần những điều gì?

  • Khi nghe có giặc ngoại xâm tới xâm lược thì nhận đi đánh giặc ra sao

  • Khi sinh ra có những biểu hiện lạ

  • Quá trình mang thai và được sinh ra của Thánh Gióng

  • Kể lại quá trình Thánh Gióng ra đời như thế nào?

⇒ Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc: Sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.

2. Ghi nhớ

  • Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày các chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc. Thể hiện một ý nghĩa.

  • Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.   

3. Luyện tập

Câu 1: Viết bài văn tự sự đời thường: Kể về kỉ niệm đáng nhớ về một người bạn của mình.

Gợi ý làm bài:

 Mở bài

  • Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).

Thân bài

  • Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.

  • Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật)?

  • Chuyện xảy ra như thế nào (mở đầu, diễn biến, kết quả)?

  • Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động)?

Kết bài

  • Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.

Câu 2: Em hãy kể câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên.

Gợi ý làm bài:

   Ngày xưa, có một truyền thuyết kể rằng, ở miền đất Lạc Việt, có bị thần mình rồng, là con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân, sức khỏe vô địch. Thần giúp dân diệt yêu quái, chỉ cho dân cách trồng trọt, chăn nuôi ăn ở. Sau này thần tình cờ gặp nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc, xinh đẹp tuyệt trần. Hai người kết duyên với nhau. Ít lâu sau, Âu Cơ có mang và sau đó sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con. Lạc Long Quân vốn quen ở nước, không thể sống mãi trên cạn đành từ biệt Âu Cơ và dẫn 50 người con xuống biển, 50 người con còn lại cùng mẹ Âu Cơ lên núi. Sau này, người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Chính vì vậy mà người Việt Nam ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên.

4. Kết luận

  • Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự vật sự việc này dân đến sự vuệc kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

  • Tự sự giúp người kể giải thích sự việc việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và trình bày thái độ khen, chê.

Ngày:27/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM