Sơn Tinh, Thủy Tinh Ngữ văn 6

Sơn Tinh, Thủy Tinh là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Viẹt cổ muốn chế ngự tiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. Toàn bộ nội dung bài học dưới đây giúp các em hiểu thêm truyền thuyết, hiểu thêm sức mạnh của con người Việt Nam. Mời các em cùng tham khảo bài học của eLib.

Sơn Tinh, Thủy Tinh Ngữ văn 6

1. Đôi nét về tác phẩm: Sơn Tinh, Thủy Tinh

1.1. Tóm tắt

Hùng Vương thứ mười tám muốn kén chồng cho con gái Mị Nương. Sơn Tinh (Thần Núi) và Thủy Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Nhà vua băn khoăn đưa ra yêu cầu sính lễ, ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy Mị Nương. Hôm sau Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh và thua trận. Từ đó hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh.

1.2. Bố cục (3 phần)

  • Phần 1 (từ đầu đến “mỗi thứ một đôi”): Vua Hùng đưa ra điều kiện kén rể

  • Phần 2 (tiếp đó đến “Thần Nước đành rút quân”): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

  • Phần 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh

1.3. Giá trị nội dung

“Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng

1.4. Giá trị nghệ thuật

  • Xây dựng hình tượng nhân vật dáng dấp thần linh, với nhiều chi tiết hoang đường, kì ảo

  • Cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn

2. Phân tích văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

2.1. Vua Hùng đưa ra điều kiện kén rể

- Hùng Vương thứ mười tám có người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vì vậy, vua cha muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng

- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn, hai người ngang tài ngang sức

  • Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn cát; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi

  • Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về

- Vua Hùng không biết chọn ai nên đưa ra yêu cầu sính lễ và ai mang đến trước thì sẽ được cưới Mị Nương.

- Lễ vật thách cưới gồm: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi

→ Lễ vật là những thứ khó tìm kiếm, chủ yếu là ở vùng núi, qua đó, cho thấy sự ưu ái của nhân dân đối với thần núi

2.2. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Nguyên nhân: Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không cưới được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi đánh Sơn Tinh, đòi cướp Mị Nương

- Diễn biến:

  • Thủy Tinh: hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn, nước ngập ruộng đồng, nhà cửa, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước

  • Sơn Tinh: bóc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ

- Kết quả: Thủy Tinh thua trận, đành phải rút quân

→ Sơn Tinh là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh và ước muốn chiến thắng thiên tai của nhân dân ta

2.3. Cuộc trả thù hằng năm của Tinh

Hằng năm, Thủy Tinh dân nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thất bại, đành phải rút quân về

→ Khẳng định sức mạnh và niềm tin chiến thắng thiên tai của nhân dân ta

3. Luyện tập

Câu 1: Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Ý nghĩa của truyện:

  •  Khẳng định sức mạnh của cộng đồng dân cư thời Hùng Vương trong việc đắp đê chống nước lũ.

  •  Khẳng định truyền thống trị thủy sông Hồng của dân tộc ta.

  • Ca ngợi người anh hùng trị thủy.

  • Ước mơ chế ngự lũ lụt của người Việt cổ.

  •  Giải thích nguyên nhân lũ lụt.

  • Ca ngợi vua Hùng biết kén rể tài.

Câu 2: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có liên quan đến sự thật nào trong lịch sử chống lũ lụt của cư dân đồng bằng Bắc Bộ xưa?

  • Sự thật lịch sự: nhân dân đồng bằng Bắc Bộ xưa trong quá trình lao động, sản xuất, xây dựng cuộc sống đã phải nhiều lần đối mặt với lũ lụt, vì thế họ đắp đê để ngăn lũ.

Câu 3: Từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trông thêm hàng triệu héc-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay?

  • Chủ trương của Nhà nước ta về việc xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm phá rừng đồng thời trồng rừng là vô cùng đúng đắn. Chống lũ lụt là điều cần thiết, thường xuyên và lâu dài của đất nước bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi người dân. Muốn phòng chống lũ lụt thì phải củng cố đê điều, nghiêm cấm phá rừng và trồng cây gây rừng.

Câu 4:  Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết.

  • Sự tích trầu cau

  • Hùng Vương chọn đất đóng đô

  • Vua Hùng dạy dân cấy lúa

  • Chử Đồng Tử

4. Kết luận

  • Nội dung: “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng

  • Nghệ thuật: xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo; cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn

  • Cảm nhận của bản thân về văn bản, liên hệ với vấn đề thủy lợi, củng cố đê diều trong giai đoạn hiện nay

Ngày:27/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM