Tính từ và cụm tính từ Ngữ văn 6
Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm được đặc điểm của tính từ, cụm tính từ, các loại tính từ. Từ đó, các em sẽ biết cách nhận diện và phân tích những tính từ, cụm tính từ trong văn nói và văn viết. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Đặc điểm của tính từ
- Ví dụ: Hai vợ chồng đi chơi rất vui vẻ và hạnh phúc.
-> Tính từ trong câu trên là: vui vẻ và hạnh phúc
- Kết luận:
+ Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
+ Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, đang, sẽ, cũng, vẫn,... để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế.
+ Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.
2. Các loại tính từ
- Ví dụ:
+ Tính từ chỉ đặc điểm tương đối: Tốt, xấu, ác, giỏi,...
-> Cô ấy học rất giỏi môn tiếng Anh.
+ Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: vàng hoe, vàng lịm, xanh lè, trắng xóa, buồn bã,...
-> Hôm nay nhìn anh ấy vô cùng buồn bã.
- Kết luận: Có hai loại tính từ đáng chú ý là:
+ Tính từ chỉ đặc điểm tương đối có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ.
+ Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ.
3. Cụm tính từ
- Ví dụ: xinh dã man, đẹp tuyệt vời, buồn thối ruột,...
-> Tôi có một cô bạn thân đẹp tuyệt vời.
- Kết luận:
+ Mô hình của cụm tính từ có ba phần: phần trước, phần trung tâm và phần sau.
+ Trong các cụm tính từ:
- Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất; sự khẳng định hay phủ định,...
- Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ; phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất,...
4. Luyện tập
Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn có sử dụng cụm tính từ.
Gợi ý trả lời:
Mỗi khi nhớ lại ngày đầu tiên đi học tôi lại rưng rưng nước mắt. Khi mẹ cầm tay tôi đến trường lòng tôi vô cùng sợ hãi, tôi sợ thầy cô, bạn bè. Nhưng khi bước vào lớp, tôi đã không còn sợ nữa, cảnh tượng trước mắt tôi là những bạn học hòa đồng, dễ thương cực kì. Cô giáo tôi cũng vô cùng xinh đẹp. Với một môi trường thân thiện như vậy, tôi đã không còn sợ hãi, lo lắng mà trở nên rất vui vẻ và học rất tốt.
Câu 2: Em hãy đặt 5 câu có sử dụng tính từ.
- Cô giáo em rất xinh đẹp và dễ thương.
- Mẹ em rất thương em nhưng đôi khi mẹ rất dữ dằn.
- Đó là mụ dì ghẻ độc ác.
- Ngày hôm nay không biết vì điều gì mà trong lòng tôi cứ buồn nao nao.
- Những kỉ niệm ngày xưa cũ luôn làm tôi xúc động.
Gợi ý trả lời:
5. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Nắm được đặc điểm cơ bản của tính từ và cụm tính từ.
- Nắm được các loại tính từ.
- Cụm tính từ: Nghĩa của phụ trước và phụ sau trong cụm tính từ; nghĩa của cụm tính từ; chức năng ngữ pháp của cụm tính từ; cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ.
- Sử dụng tính từ và cụm tính từ.
- Tự xác định và có thái độ đúng khi sử dụng tính từ và cụm tính từ trong nói và viết.
Tham khảo thêm
- doc Con Rồng cháu Tiên Ngữ văn 6
- doc Bánh chưng bánh giầy Ngữ văn 6
- doc Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt Ngữ văn 6
- doc Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt Ngữ văn 6
- doc Thánh Gióng Ngữ văn 6
- doc Từ mượn Ngữ văn 6
- doc Tìm hiểu chung về văn tự sự
- doc Sơn Tinh, Thủy Tinh Ngữ văn 6
- doc Nghĩa của từ Ngữ văn 6
- doc Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
- doc Sự tích Hồ Gươm Ngữ văn 6
- doc Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
- doc Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
- doc Sọ Dừa Ngữ văn 6
- doc Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- doc Lời văn, đoạn văn tự sự
- doc Thạch Sanh Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi dùng từ Ngữ văn 6
- doc Em bé thông minh Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Luyện nói kể chuyện Ngữ văn 6
- doc Cây bút thần Ngữ văn 6
- doc Danh từ Ngữ văn 6
- doc Ngôi kể trong văn tự sự Ngữ văn 6
- doc Ông lão đánh cá và con cá vàng Ngữ văn 6
- doc Thứ tự kể trong văn tự sự Ngữ văn 6
- doc Ếch ngồi đáy giếng Ngữ văn 6
- doc Thầy bói xem voi Ngữ văn 6
- doc Đeo nhạc cho mèo Ngữ văn 6
- doc Danh từ (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Luyện nói kể chuyện (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Ngữ văn 6
- doc Cụm danh từ Ngữ văn 6
- doc Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường Ngữ văn 6
- doc Treo biển Ngữ văn 6
- doc Lợn cưới, áo mới Ngữ văn 6
- doc Số từ và lượng từ Ngữ văn 6
- doc Kể chuyện tưởng tượng Ngữ văn 6
- doc Ôn tập truyện dân gian Ngữ văn 6
- doc Chỉ từ Ngữ văn 6
- doc Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Ngữ văn 6
- doc Con hổ có nghĩa Ngữ văn 6
- doc Động từ Ngữ văn 6
- doc Cụm động từ Ngữ văn 6
- doc Mẹ hiền dạy con Ngữ văn 6
- doc Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Ngữ văn 6
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt): Rèn luyện chính tả Ngữ văn 6
- doc Ôn tập tiếng Việt Ngữ văn 6
- doc Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) Ngữ văn 6