Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) Ngữ văn 6
eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa lại những kiến thức quan trọng khi sử dụng dấu câu. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Công dụng
- Dấu chấm:
+ Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu trần thuật (đôi khi được đặt ở cuối câu cầu khiến).
+ Ví dụ: Hôm nay tôi hơi bực mình.
- Dấu chấm hỏi:
+ Là dấu kết thúc câu được đặt ở cuối câu nghi vấn.
+ Ví dụ: Anh đã ăn cơm chưa?
- Dấu chấm than:
+ Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.
+ Ví dụ: Ôi! Tôi cảm thấy thật hạnh phúc!
2. Chữa một số lỗi thường gặp
Khi sử dụng dấu câu người ta vẫn thường hay mắc những lỗi sau:
- Đặt dấu câu không phù hợp.
- Đặt dấu câu thừa, không cần thiết.
3. Luyện tập
Câu 1: Em hãy đặt dấu câu vào những câu văn dưới đây sao cho phù hợp với nội dung của câu văn:
a. Ngày mai chúng mình cùng đi chơi công viên nhé
b. Mẹ mới mua tặng em một chiếc xe đạp rất đẹp
c. Ba mới mua cho em một chiếc máy tính xách tay
d. Cậu có thể giúp tớ một một việc này được không
Gợi ý trả lời:
a. Ngày mai chúng mình cùng đi chơi công viên nhé!
b. Mẹ mới mua tặng em một chiếc xe đạp rất đẹp!
c. Ba mới mua cho em một chiếc máy tính xách tay.
d. Cậu có thể giúp tớ một một việc này được không?
Câu 2: Em hãy đặt dấu chấm trong ngữ liệu dưới đây sao cho thật phù hợp:
Cánh đồng lúa chín quê hương tôi đẹp nhất là vào buổi sáng sớm, khi ánh nắng vừa lóe xuống hàng cây, xuống những cánh đồng lúa nặng hạt. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông. Lúa nặng trĩu bông, ngả đầu vào nhau, thoang thoảng hương thơm, từng cơn gió nhẹ làm cả biển lúa vàng rung rinh như gợn sóng, đàn chim gáy ở đâu bay về gù vang cánh đồng, như hoà nhịp với tiếng hát trên các thửa ruộng, các tổ lao động đang thoăn thoắt đưa tay hái, xén ngang từng bụi lúa, nón trắng nhấp nhô, mọi người dàn thành hàng ngang như một đoàn quân đang nhịp nhàng tiến bước
(Theo Trúc Mai)
Gợi ý trả lời:
Cánh đồng lúa chín quê hương tôi đẹp nhất là vào buổi sáng sớm, khi ánh nắng vừa lóe xuống hàng cây, xuống những cánh đồng lúa nặng hạt. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông. Lúa nặng trĩu bông, ngả đầu vào nhau, thoang thoảng hương thơm. Từng cơn gió nhẹ làm cả biển lúa vàng rung rinh như gợn sóng. Đàn chim gáy ở đâu bay về gù vang cánh đồng, như hoà nhịp với tiếng hát. Trên các thửa ruộng các tổ lao động đang thoăn thoắt đưa tay hái, xén ngang từng bụi lúa. Nón trắng nhấp nhô, mọi người dàn thành hàng ngang như một đoàn quân đang nhịp nhàng tiến bước.
(Theo Trúc Mai)
Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn ngắn với chủ đề tự chọn (trong đó có dùng câu có dấu chấm, dấu chấm than và dấu chấm hỏi).
Gợi ý trả lời:
Câu nói "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" giúp chúng ta có cái nhìn về con người một cách đúng đắn hơn, xét con người trên nhiều phương diện cụ thể hơn rồi sau đó mới đánh giá họ. Chúng ta thấy từ thực tế cuộc sống vất vả, gian lao và đầy thử thách, nhân dân ta đã rút ra cách đánh giá, nhìn nhận sự vật và con người. Người xưa thường "Ăn lấy chắc, mặc lấy bền" và coi trọng nội dung bên trong hơn là hình thức bên ngoài: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Vậy quan điểm ấy đúng hay không đúng và trong hoàn cảnh ngày nay, có cần bổ sung thêm điều gì chăng? Tất cả các sự vật đều có hai mặt: nội dung và hình thức. Mặt nội dung còn gọi là chất lượng của sản phẩm thường được đánh giá cao. Tuy vậy, hình thức cũng có vai trò quan trọng trong việc khẳng định nội dung. Tại sao ông cha ta lại nói: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"? Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã đề cao lối sống đạo đức, nhân cách của con người. Một con người có phẩm chất đạo đức tốt thì trong bất kì hoàn cảnh nào, trong bất kì công việc nào họ cũng hoàn thành một cách tốt đẹp. Trái lại, một con người chỉ chú ý đến hình thức bên ngoài mà quên đi nhân cách, đạo đức và lối sống thì con người đó sẽ bị mọi người xa lánh. Vì vậy, một người có phẩm chất, tư cách đạo đức tốt bao giờ cũng được mọi người quý trọng tin yêu. Ông cha ta đã từng nói: "Cái nết đánh chết cái đẹp", quả không sai! Và nếu, một người nào đó vừa có phẩm chất đạo đức tốt lại có hình thức bề ngoài lịch sự, nhã nhặn thì con người đó càng được tôn trọng hơn. Nội dung quyết định hình thức, và hình thức góp phần nâng cao giá trị của nội dung.
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Nắm được công dụng và ý nghĩa ngữ pháp của các loại dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
- Sử dụng dấu câu phù hợp.
- Có ý thức sử dụng dấu câu khi viết văn bản, phát hiện và chữa các lỗi về dấu câu.
Tham khảo thêm
- doc Bài học đường đời đầu tiên Ngữ văn 6
- doc Phó từ Ngữ văn 6
- doc Tìm hiểu chung về văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Sông nước Cà Mau Ngữ văn 6
- doc So sánh Ngữ văn 6
- doc Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Bức tranh của em gái tôi Ngữ văn 6
- doc Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Vượt thác Ngữ văn 6
- doc So sánh (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Phương pháp tả cảnh Ngữ văn 6
- doc Buổi học cuối cùng Ngữ văn 6
- doc Nhân hóa Ngữ văn 6
- doc Phương pháp tả người Ngữ văn 6
- doc Đêm nay Bác không ngủ Ngữ văn 6
- doc Ẩn dụ Ngữ văn 6
- doc Luyện nói về văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Lượm Ngữ văn 6
- doc Mưa - Trần Đăng Khoa Ngữ văn 6
- doc Hoán dụ Ngữ văn 6
- doc Tập làm thơ bốn chữ Ngữ văn 6
- doc Cô Tô Ngữ văn 6
- doc Các thành phần chính của câu Ngữ văn 6
- doc Viết bài tập làm văn số 6 - Văn tả người Ngữ văn 6
- doc Cây tre Việt Nam Ngữ văn 6
- doc Hoạt động Ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ Ngữ văn 6
- doc Lòng yêu nước Ngữ văn 6
- doc Lao xao Ngữ văn 6
- doc Câu trần thuật đơn có từ là Ngữ văn 6
- doc Ôn tập truyện và kí Ngữ văn 6
- doc Ôn tập văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Viết bài tập làm văn số 7 - Văn miêu tả sáng tạo Ngữ văn 6
- doc Câu trần thuật đơn Ngữ văn 6
- doc Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ Ngữ văn 6
- doc Viết đơn Ngữ văn 6
- doc Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi Ngữ văn 6
- doc Động Phong Nha Ngữ văn 6
- doc Tổng kết phần văn Ngữ văn 6
- doc Tổng kết phần Tập làm văn Ngữ văn 6
- doc Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) Ngữ văn 6
- doc Câu trần thuật đơn không có từ là Ngữ văn 6
- doc Chương trình địa phương Ngữ văn 6
- doc Ôn tập tổng hợp Ngữ văn 6
- doc Tổng kết phần Tiếng Việt Ngữ văn 6