Ôn tập truyện dân gian Ngữ văn 6

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em củng cố lại các tác phẩm văn học dân gian đã được học. Đồng thời tài liệu dưới đây còn giúp các em nhận diện, so sánh được các thể loại văn học dân gian. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Ôn tập truyện dân gian Ngữ văn 6

1. Nội dung ôn tập

- Đặc điểm thể loại truyền thuyết:

+ Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ.

+ Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

+ Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có thật.

+ Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

- Đặc điểm thể loại truyện cổ tích:

+ Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ.

+ Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

+ Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có thật.

+ Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiệnvà nhân vật lịch sử được kể.

- Đặc điểm thể loại truyện ngụ ngôn:

+ Là truyện kể mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió chuyện con người.

+ Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý.

- Đặc điểm thể loại truyện cười:

+ Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống.

+ Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống (hiện tượng có tính chất ngược đời, lố bịch, trái tự nhiên).

+ Có yếu tố gây cười.

+ Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội từ đó hướng người ta tới cái đẹp.

2. Luyện tập

Câu 1: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về một tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.

Gợi ý trả lời:

Nhắc đến thể loại truyền thuyết, người ta thường nghĩ ngay đến truyền thuyết "Con Rồng, cháu Tiên" là một truyền thuyết đầy ý nghĩa về nguồn gốc ra đời của những con người con Lạc, cháu Hồng Việt Nam. Câu chuyện giúp chúng ta hiểu rõ hơn về dân tộc, đất nước, con người Việt Nam cũng như ca ngợi tinh thần đoàn kết dân tộc tuyệt vời. Đây mãi là một câu chuyện đẹp, một câu chuyện hay trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam. Câu chuyện truyền thuyết có sử dụng nhiều chi tiết, yếu tố hoang đường kì ảo. Đây cũng là một điểm đặc trưng của thể loại truyện này. Những yếu tố không có thật dựa trên sự sáng tạo, tâm hồn phong phú của những tác giả dân gian đã góp phần truyền tải nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Câu chuyện về mối tình đẹp giữa hai vị thần tượng trưng cho núi, cho biển đã tạo nên một truyền thuyết thật đẹp về nguồn gốc ra đời của con người Việt Nam. Họ chia ly nhưng luôn giữ trọn lời hẹn thề: "kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau" đã thể hiện tinh thần, sức mạnh dân tộc. Cùng với đó là tinh thần đoàn kết tập thể giữa con người với con người, tạo nên sức mạnh khối đại đoàn kết của toàn dân tộc.

Câu 2: Em hãy phân tích truyện cười "Treo biển".

"Treo biển" là truyện cười nhằm phê phán một bộ phận người không có chính kiến trong cuộc sống. Truyện kể về một cửa hàng bán cá, để giới thiệu cho mọi người biết sản phẩm nhà mình kinh doanh, cửa hàng đã làm một cái biển rất to đề chữ: “Ở đây có bán cá tươi”. Nội dung của biển rất đầy đủ bao gồm địa điểm (ở đây), hoạt động (bán), sản phẩm (cá) chất lượng (tươi). Những tưởng một chiếc biển với đầy đủ nội dung như vậy sẽ không bị ai góp ý hay bắt bẻ nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Người thứ nhất đi qua bảo “Nhà này ngày xưa quen bán cá ươn hay sao mà giờ phải đề biển là cá tươi”; người kia lại góp ý “người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao, mà phải đề ở đây”; người thứ ba nói “ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là có bán”; người cuối cùng góp ý: “Chưa đi đến đầu phố đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa”. Và mỗi một lần nghe lời góp ý của mọi người chủ cửa hàng lại bỏ bớt một chữ, cho đến cuối cùng ông đã cất luôn cả tấm biển. Tiếng cười bật ra thật giòn giã khi thấy cách ứng xử của ông chủ cửa hàng với tấm biển của mình. Ông chủ quả là một người không có chính kiến, khi nghe bất cứ lời nhận xét, lời khuyên nào từ mọi người ông đều răm rắp làm theo mà không hề suy xét xem nó đúng hay sai, có cần bỏ đi hay là không. Đằng sau tiếng cười là tiếng nói phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét ý kiến khi người khác góp ý.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Hiểu đặc điểm thể loại của các truyện dân gian đã học.

- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa và nét đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dân gian đã học.

- So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.

- Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.

- Kể lại một vài truyện dân gian đã học.

- Tự xác định và có thái độ đúng khi ôn tập truyện dân gian .

- Có ý thức biết hệ thống hóa kiến thức.

Ngày:03/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM