Con hổ có nghĩa Ngữ văn 6
Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em hiểu được nội dung và ý nghĩa của truyện "Con hổ có nghĩa". Đồng thời, tài liệu dưới đây còn cung cấp cho các em kiến thức về cách viết truyện thời trung đại. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả
- Vũ Trinh (1759 - 1828) là người làng Xuân Lan, huyện Lương Tài, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc, nay là thôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
- Xuất thân trong một dòng dõi khoa bảng, ông nội là Vũ Miên đậu Hội Nguyên Tiến sĩ thời Lê - Trịnh.
- Vũ Trinh thông minh từ nhỏ, đọc sách nhìn qua một lượt là đọc được, sớm nổi tiếng văn học. Năm 17 tuổi, Vũ Trinh đỗ đầu khoa thi Hương, được bổ nhiệm làm tri phủi Quốc Oai.
1.2. Tác phẩm
- Tóm tắt truyện "Con hổ có nghĩa": Bà đỡ Trần được hổ chồng mời đi đỡ đẻ cho hổ vợ. Xong việc, hổ chồng lại cõng bà ra khỏi rừng và đền ơn 10 lạng bạc. Bác Tiều Mỗ ở Lạng Sơn cứu hổ khỏi bị hóc xương. Hổ đền ơn đáp nghĩa bác Tiều. Bác Tiều qua đời, hổ còn đến bên quan tài tỏ lòng thương xót và sau đó, mỗi dịp giỗ bác Tiều, hổ lại đem dê hoặc lợn đến tế.
- Truyện "Con hổ có nghĩa" có thể chia thành hai phần như sau:
+ Phần 1: Từ đầu đến... hổ sống qua được: Hổ trả nghĩa bà đỡ Trần.
+ Phần 2: Còn lại: Hổ trả nghĩa bác Tiều.
1.3. Khái quát về truyện trung đại
- Thời gian xuất hiện của truyện trung đại: từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX.
- Thể loại: truyện văn xuôi chữ Hán, cách viết gần với kí, sử.
- Cốt truyện: đơn giản, kể theo trật tự thời gian, nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ và hành động, tâm lí, tâm trạng còn đơn giản, sơ sài.
- Nội dung: mang tính chất giáo huấn đạo đức.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Hổ trả nghĩa bà đỡ Trần
- Cuộc gặp gỡ giữa chú hổ và bà đỡ Trần hết sức li kì, hấp dẫn: Đêm, nghe tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hổ lao tới cõng bà đi. Bị hổ bắt làm sao mà sống được? Bà đỡ, ban đầu sợ đến chết khiếp. Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu. Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang? Nhưng cái cử chỉ một chân ôm lấy bà, một tay rẽ lối của hổ thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.
- Bà đỡ nhìn thấy hổ cái đang lăn lộn cào đất, bà đỡ run sợ không dám nhúc nhích. Bà sợ lắm vì tưởng là hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay lời nói. Nó nhỏ nước mắt, thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp.
=> Hành động của bà đỡ Trần cao đẹp thể hiện lòng nhân ái, tình cảm yêu thương loài vật. Bà đã được biếu bà cục bạc, thể hiện lòng biết ơn quí trọng người đã giúp đỡ mình của hổ.
2.2. Hổ trả nghĩa bác Tiều
- Tình huống: Hổ bị hóc xương -> gay go, nguy hiểm đến tính mạng.
- Hành động của bác Tiều:
+ Sợ hãi, uống rượu trèo lên cây nói to.
+ Thò tay lấy khúc xương bò ra.
-> Hành động dũng cảm, cao đẹp thể hiện lòng nhân ái, tình cảm yêu thương loài vật.
- Hổ biếu bác con nai. Mười năm sau bác mất đau xót cứ đến ngày giỗ lại mang dê lợn đến tế.
-> Đền ơn mãi mãi. Biết ơn quí trọng người đã giúp đỡ mình.
3. Tổng kết
- Về nội dung:
+ Mượn chuyện con hổ nhân dân ta có dụng ý: con hổ loài vật man rợ còn có lòng biết ơn huống chi là con người.
+ Để đề cao lòng ân nghĩa thủy chung bền chặt.
+ Giáo dục lòng biết ơn, khuyên người ta biết trọng ân nghĩa.
- Về nghệ thuật:
+ Kể chuyện sinh động, phép nhân hóa, ẩn dụ mượn chuyện loài vật để dạy cách làm người.
+ Cốt truyện ngắn gọn, cách kể diễn cảm, ngôi kể thứ ba mang tính khách quan, nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ.
+ Xây dựng hình tượng con hổ mang ý nghĩa giáo huấn.
+ Kết cấu truyện có sự nâng cấp khi nói về cái nghĩa của hai con hổ nhằm tô đậm tư tưởng chủ đề tác phẩm.
4. Luyện tập
Câu 1: Em hãy nêu ý nghĩa truyện "Con hổ có nghĩa".
Gợi ý trả lời:
- Tác giả muốn mượn chuyện loài vật (loài hổ) như muốn nói về đối nhân xử thế giữa con người với nhau. Con hổ có ân tất báo huống chi là con người, từ đó gửi đến con người thông điệp hãy sống có tình, có nghĩa, đừng lấy oán báo ân.
- Câu chuyện Con hổ có nghĩa tác giả xưa như muốn đề cao ân nghĩa trong đạo làm người, sống nên biết trước biết sau, có ơn cần trả và luôn biết ơn những người đã giúp đỡ mình. Không được phủ nhận sự giúp đỡ của người khác.
Câu 2: Nêu cảm nhận của bản thân về truyện "Con hổ có nghĩa" bằng một đoạn văn ngắn.
Gợi ý trả lời:
Hai câu chuyện được tác giả kể lại bằng giọng kể tự nhiên, mộc mạc, không khoa trương, không bình phẩm, nhưng chính điều này lại làm cho ý nghĩa của câu chuyện thêm thú vị và sâu sắc. Tác giả đã mượn hình ảnh của hai con vật dữ tợn nhất nhưng lại sống rất nghĩa tình. Tác giả đã tinh tế khi chọn nhân vật trong truyện là con hổ. Con hổ hung dữ như vậy nhưng nó vẫn biết đền ơn đối với những người đã giúp đỡ nó vượt qua khó khăn, vậy con người với con người thì đã đối xử với nhau thế nào. Câu chuyện muốn nhắc nhở chúng ta rằng, Làm người thì phải sống có tình, có nghĩa. Tình nghĩa không chỉ cảm hóa được con người mà đối với loài vật chúng ta cũng có thể thu phục được.
5. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Hiểu được bước đầu về thể loại truyện trung đại.
- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa truyện Con hổ có nghĩa.
- Hiểu, cảm nhận một số nét chính trong nghệ thuật viết truyện trung đại.
- Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại.
- Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng Con hổ có nghĩa.
- Kể lại được truyện.
- Có lòng biết ơn trong cuộc sống.
- Tự xác định và có thái độ đúng khi tìm hiểu truyện.
Tham khảo thêm
- doc Con Rồng cháu Tiên Ngữ văn 6
- doc Bánh chưng bánh giầy Ngữ văn 6
- doc Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt Ngữ văn 6
- doc Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt Ngữ văn 6
- doc Thánh Gióng Ngữ văn 6
- doc Từ mượn Ngữ văn 6
- doc Tìm hiểu chung về văn tự sự
- doc Sơn Tinh, Thủy Tinh Ngữ văn 6
- doc Nghĩa của từ Ngữ văn 6
- doc Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
- doc Sự tích Hồ Gươm Ngữ văn 6
- doc Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
- doc Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
- doc Sọ Dừa Ngữ văn 6
- doc Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- doc Lời văn, đoạn văn tự sự
- doc Thạch Sanh Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi dùng từ Ngữ văn 6
- doc Em bé thông minh Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Luyện nói kể chuyện Ngữ văn 6
- doc Cây bút thần Ngữ văn 6
- doc Danh từ Ngữ văn 6
- doc Ngôi kể trong văn tự sự Ngữ văn 6
- doc Ông lão đánh cá và con cá vàng Ngữ văn 6
- doc Thứ tự kể trong văn tự sự Ngữ văn 6
- doc Ếch ngồi đáy giếng Ngữ văn 6
- doc Thầy bói xem voi Ngữ văn 6
- doc Đeo nhạc cho mèo Ngữ văn 6
- doc Danh từ (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Luyện nói kể chuyện (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Ngữ văn 6
- doc Cụm danh từ Ngữ văn 6
- doc Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường Ngữ văn 6
- doc Treo biển Ngữ văn 6
- doc Lợn cưới, áo mới Ngữ văn 6
- doc Số từ và lượng từ Ngữ văn 6
- doc Kể chuyện tưởng tượng Ngữ văn 6
- doc Ôn tập truyện dân gian Ngữ văn 6
- doc Chỉ từ Ngữ văn 6
- doc Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Ngữ văn 6
- doc Động từ Ngữ văn 6
- doc Cụm động từ Ngữ văn 6
- doc Mẹ hiền dạy con Ngữ văn 6
- doc Tính từ và cụm tính từ Ngữ văn 6
- doc Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Ngữ văn 6
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt): Rèn luyện chính tả Ngữ văn 6
- doc Ôn tập tiếng Việt Ngữ văn 6
- doc Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) Ngữ văn 6