Chương trình địa phương (phần Văn và Làm văn) Ngữ văn 7
eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về những câu tục ngữ được lưu truyền trong dân gian. Từ đó, các em có thể phân tích những câu tục ngữ đó một cách dễ dàng hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Nội dung thực hiện
Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ đặc sắc mang tính địa phương, lưu hành ở địa phương với chủ đề:
- Về đất nước, con người.
- Về kinh nghiệm tự nhiên, xã hội.
- Về tình cảm gia đình.
2. Phương pháp thực hiện
Cách sưu tầm:
- Tìm hỏi người địa phương; người thân; người già cả, các nghệ nhân, nhà văn (nếu có).
- Lục tìm trong sách báo địa phương.
- Tìm trong bộ sưu tập lớn về tục ngữ, ca dao, dân ca, những câu hát về địa phương mình.
3. Luyện tập
Câu 1: Em hãy sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ đặc sắc mà em biết.
Gợi ý trả lời:
- Đống Đa ghi để lại đây
Bên kia Thanh Miếu bên này Bộc An.
- Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn tiến ra.
- Vải Quang, hung Láng, ngổ Đầm
Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây.
- Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị , có chùa Tam Thanh.
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
- Thương người như thể thương thân.
- Đông Ba Gia Hội hai cầu
Ngó lên Diệu Đế bớn lầu hai chuông.
- Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé thăm phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
Câu 2: Em hãy chọn một câu tục ngữ bất kì và viết bài văn nêu cảm nhận về câu tục ngữ đó.
Gợi ý trả lời:
Trong cuộc sống hằng ngày môi trường sống ảnh hưởng rất nhiều đến sự hình thành của mỗi cá nhân con người. Các mối quan hệ như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… đều tác động tới mỗi cá nhân chúng ta, và điều đó đã được thể hiện qua câu tục ngữ “Gần mực thì đen,gần đèn thì sáng”.
Vì sao ông cha ta lại mượn hình ảnh “mực” và “đèn” để thể hiện ý của mình? Như ta đã biết “mực” thì có màu đen khi ta không cẩn thận bị làm bẩn ra áo hay ra tay thì rất khó tẩy sạch nên thực tế ông cha ta mượn nó để so sánh với hành động xấu xa. Còn “đèn” là vật phát ra ánh sáng tượng trưng cho điều tốt đẹp, sáng sủa vậy nên ý nghĩa của toàn bộ câu tục ngữ là nếu ta tiếp xúc hay giao du với người xấu thì ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu, nếu ta chơi với những người tốt ta sẽ học hỏi và học được nhiều điều hay từ họ.
Chúng ta biết rằng môi trường học tập của các em học sinh hay như môi trường sống của chúng ta là đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành nhân cách của mỗi người. Đặc biệt là các em học sinh người ta nói tâm hồn học sinh lứa tuổi thiếu niên như tờ giấy trắng quả không sai tuổi trẻ có môi trường, hoàn cảnh để rèn luyện, thử thách nhiều vì vậy cũng chưa có chưa có bản lĩnh vững vàng để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống khi được tiếp xúc với cái xấu, cái hay cái đúng nhiều khi chưa phân biệt được đúng sai, chính xác.
Một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình có điều kiện giáo dục tốt, một môi trường trong sáng lành mạnh sẽ khác hẳn với một đứa trẻ sống trong môi trường có nhiều cái xấu. Hay như trong môi trường học tập, ngay cả khi một đứa trẻ được sống trong một trường có văn hóa được giáo dục tốt thì học trong một môi trường có nhiều bạn có thói quen xấu hay không được giáo dục tốt thì cũng sẽ bị ảnh hường ít nhiều đến việc hình thành tính cách của em đó. Và ngược lại môi trường giáo dục sư phạm mẫu mực của nhà trường cũng có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với những đứa trẻ chưa ngoan đưa chúng trở lại với chuẩn mực đạo đức con người, cũng có biết bao đứa trẻ hư được gia đình chiều chuộng nhưng khi đưa đến trường với sự rèn rũa của cô giáo và quy luật của nhà trường mà các em dần biết lỗi sai của mình và kịp thời sửa lỗi để từ đó các em có thể trở thành một đứa trẻ ngoan.
Khi ta phần nào hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ thì chúng ta cần thấy rõ ảnh hưởng và sức tác động to lớn quan trọng của môi trường bạn bè đối với cuộc sống học tập sinh hoạt của thiếu niên, học sinh. Mỗi người cần chọn cho mình một người bạn tốt để chơi, để có thể học tập được ở bạn nhiều cái hay cái tốt.
Nhưng chỉ học tập cái tốt mà tránh xa cái xấu ra thì chưa đủ, ta còn phải lên án cái xấu không thỏa hiệp với nó để cái xấu ngày càng có cơ hội phát triển, đồng thời ta cũng phải biểu dương cái đẹp để cho cái đẹp tiếp tục được phát huy, nhân rộng hơn trong xã hội.
Ngày nay trong xã hội mà ta đang sống vẫn còn không ít những người nhắm mắt chạy theo đồng tiền để thỏa mãn lòng tham của mình mà đánh mất đi đạo đức và nhân cách của mình thậm chí là mất cả sự nghiệp. Vì vậy trong quan hệ ta phải sáng suốt để không phải ân hận về sau.
Qua câu tục ngữ “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng” khuyên nhủ chúng ta phải biết lựa chọn cho mình những cái đúng, cái hay cái đẹp để chơi cũng như chọn bạn mà chơi. Tuy nhiên không phải là xa lánh người mắc khuyết điểm mà là ta nên chỉ ra cái điểm sai của bạn để từ đó bạn có thể đẩy xa cái xấu và tiến lại gần hơn đèn, làm như vậy không những giúp được bạn mà ta còn tự mình tỏa sáng. Hãy tránh xa những cám dỗ của bóng tối, chọn bạn tốt để chơi để cùng học tập và phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi. Gần đèn để được soi sáng là điều cần thiết nhưng ngọn đèn sáng nhất vẫn là ngọn đèn tỏa chiếu từ chính tâm hồn mình.
(Sưu tầm)
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu nắm được cách chọn lọc ca dao, tục ngữ về địa phương mình.
- Sưu tầm, chọn lọc, sắp xếp ca dao, tục ngữ địa phương theo thứ tự nhất định.
- Ý thức ham học hỏi, yêu và gắn bó với quê hương mình.
Tham khảo thêm
- doc Tục ngữ về thiên nhiên và lao động, sản xuất Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Tục ngữ về con người và xã hội Ngữ văn 7
- doc Rút gọn câu Ngữ văn 7
- doc Đặc điểm của văn bản nghị luận Ngữ văn 7
- doc Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Ngữ văn 7
- doc Câu đặc biệt Ngữ văn 7
- doc Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Sự giàu đẹp của tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Thêm trạng ngữ cho câu Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh Ngữ văn 7
- doc Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn lập luận chứng minh Ngữ văn 7
- doc Luyện tập lập luận chứng minh Ngữ văn 7
- doc Đức tính giản dị của Bác Hồ Ngữ văn 7
- doc Ý nghĩa văn chương Ngữ văn 7
- doc Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Luyện tập viết đoạn văn chứng minh Ngữ văn 7
- doc Ôn tập văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Sống chết mặc bay Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Luyện tập lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Ngữ văn 7
- doc Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề Ngữ văn 7
- doc Ca Huế trên sông Hương Ngữ văn 7
- doc Liệt kê Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn bản hành chính Ngữ văn 7
- doc Quan Âm Thị Kính Ngữ văn 7
- doc Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Ngữ văn 7
- doc Văn bản đề nghị Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần Văn Ngữ văn 7
- doc Dấu gạch ngang Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Văn bản báo cáo Ngữ văn 7
- doc Kiểm tra phần văn Ngữ văn 7
- doc Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tập làm văn Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Ngữ văn 7