Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) Ngữ văn 7
eLib xin gửi đến các em bài học dưới đây, nhằm giúp các em có thể hiểu được về quan niệm sáng tác của Trần Nhân Tông, cảm nhận được cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường - cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu. Đồng thời, tài liệu dưới đây sẽ giúp các em có thể tiếp cận những tác phẩm thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật một cách dễ dàng hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả
- Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, con trưởng của Trần Thánh Tông, sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước, ông cũng là một ông vua yêu nước, hết lòng vì dân chúng.
- Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên.
- Ông không chỉ là một nhà thơ mà còn là một nhà tư tưởng tài hoa.
- Ông theo đạo Phật. Năm 1299 ông về tu ở chùa Yên Tử.
1.2. Tác phẩm
- Sáng tác trong dịp Trần Nhân Tông về thăm quê cũ ở Thiên Trường.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
- Bố cục: Có thể chia thành hai phần:
+ Hai câu đầu: Cảnh buồn chiều ở phủ Thiên Trường.
+ Hai câu cuối: Cảnh sắc và con người chan hoà ở các làng quê Việt Nam.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Hai câu đầu: Tả cảnh buồn chiều ở phủ Thiên Trường
- Cảnh buổi chiều ở Thiên Trường hiện lên một cách yên bình và điều đặc biệt ở đây, chính là: Người ngắm cảnh là một vị vua.
- Đạm tự yên: Làn sương bạc, bình đạm, nhẹ lâng lâng bao bọc, lan toả xung quanh.
- Bán vô bán hữu: Cảnh vật nửa như có nửa như không trong bóng chiều.
-> Gợi không khí cảnh buổi chiều, êm đềm, man mác của cảnh quê.
2.2. Hai câu 3, 4: Cảnh sắc và con người chan hoà ở các làng quê Việt Nam
- Cảnh sắc và con người chan hòa ở làng quê Việt Nam hiện lên qua các hình ảnh sau:
+ Tiếng sáo của trẻ chăn trâu còn văng vẳng đâu đây.
+ Từng đôi cò trắng (bạch lộ) chớp cánh, bay liệng xuống đồng (phi hạ điền) kiếm ăn.
-> Cảnh sắc và con người chan hoà với nhau, tất cả đều dân dã, bình dị, quen thuộc, thanh bình, no ấm. Tình quê và hồn quê chan hoà, dào dạt. Thấp thoáng và ấm áp chân thành tình cảm của người viết: ngắm cảnh chiều bình yên để suy tư, suy nghĩ tâm hồn cao quý. Bóng dáng đất nước Đại Việt những năm cuối thế kỷ XIII: Đất nước thanh bình, nhân dân yên ổn.
=> Bài thơ phác hoạ nên cảnh chiều ở thôn quê đơn sơ nhưng vẫn đậm đà sắc quê, hồn quê. Điều đó chứng tỏ tác giả là một vị vua có địa vị tối cao nhưng vẫn có tâm hồn thanh cao, giản dị, gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã - một điều không dễ gì có được.
3. Tổng kết
- Về nội dung:
+ Thiên nhiên và con người hòa quyện một cách nên thơ. Qua đó cho thấy cái nhìn vãn vọng của vị thi sĩ có tấm lòng yêu quê hương, đất nước.
+ Cảnh chiều ở thôn quê yên bình.
+ Sự gắn bó máu thịt với quê hương dân dã và tâm hồn nghệ sĩ của một vị vua.
- Về nghệ thuật:
+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, cô động.
+ Sử dụng bút pháp chấm phản ánh.
+ Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa.
+ Nhịp thơ êm ái và hài hòa.
4. Luyện tập
Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hai câu thơ đầu của bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra.
Gợi ý trả lời:
Hai câu đầu tiên là cảnh thôn xóm bình dị dân dã, bức tranh làng quê khi chiều về. Hoàng hôn luôn luôn là thời điểm “tức cảnh sinh tình” của các thi nhân bởi cảnh sắc mờ ảo của thiên nhiên khi trời đất giao hòa từ ngày sang đêm và cũng là thời điểm bình yên nhất của con người khi đó là lúc mà con người kết thúc một ngày làm việc để quay về sum họp quây quần với gia đình. Ta có thể thấy tác giả đang đứng ở một nơi cao, có thể nhìn bao quát cảnh vật, khi phóng tầm nhìn ra xa để bao quát trọn cảnh đẹp chiều tà, đặc biệt là, đây là quê hương của ông, là nơi ông đặt nhiều tình cảm nhất, nơi chôn giấu tuổi thơ của một vị vua. Ở đây xuất hiện cảnh “khói lồng” là hình ảnh thân thuộc, gần gũi, bình dị và đặc trưng nhất của làng quê Việt Nam. Từ “man mác” thường được dùng để miêu tả về nỗi buồn từ tâm tư con người, nhưng trong hoàn cảnh này man mác được dùng để miêu tả về một buổi chiều thôn quê yên bình và có đôi phần ảm đạm. Qua đó ta thấy được tâm tư của một vị vua: tạm gác lại việc triều chính để hòa mình vào phút giây lắng đọng hiếm có, đáng quý của đời người. Thôn xóm đang dần nhạt nhòa trong sương khói và bóng chiều mập mờ dường như nửa có nửa không. Đó là một cảnh tĩnh rất đẹp, gợi nhiều xúc cảm.
Câu 2: Em có nhận xét gì về tác giả Trần Nhân Tông?
Gợi ý trả lời:
- Trần Nhân Tông không những là một vị vua giỏi, một anh hùng cứu nước mà ông còn là một nhà văn xuất sắc, có công lớn đối với nền văn học Quốc âm.
- Từ cuối thế kỷ XIII, với bài phú Cư trần lạc đạo của Trần Nhân Tông đã khai mở trang đầu cho sưu tầm văn học Quốc âm của thời đại. Cùng với vua Trần Nhân Tông còn có Lý Đạo Tái, Mạc Đĩnh Chi.
- Trần Nhân Tông còn là một nhà thơ chữ Hán có tài. Trong các nhà thơ đời Trần còn lưu lại tác phẩm đến ngày nay, ông là một trong những tác giả có hồn thơ thực sự.
- Hồn thơ ấy đậm đà ở phong cách riêng của ông, mà cũng còn do ông tiếp thu được cái chất triết học sâu xa của Phật giáo. Ông rất yêu thiên nhiên, trong tâm trí của ông, lúc nào cũng thấy tràn ngập ánh trăng, dồi dào như mây nước và đắm đuối với giấc mơ Xuân:
"Nhất thiên như thủy, Nguyệt như trú,
Hỏa ảnh mãn song, Xuân mộng trường"
5. Kết luận
Sau khi học xong bài này, học sinh cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông.
- Tác giả là con người có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã.
Tham khảo thêm
- doc Cổng trường mở ra Ngữ văn 7
- doc Mẹ tôi Ngữ văn 7
- doc Từ ghép Ngữ văn 7
- doc Liên kết trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Cuộc chia tay của những con búp bê
- doc Bố cục trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Mạch lạc trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- doc Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- doc Từ láy Ngữ văn 7
- doc Quá trình tạo lập văn bản Ngữ văn 7
- doc Những câu hát than thân
- doc Những câu hát châm biếm
- doc Đại từ Ngữ văn 7
- doc Luyện tập tạo lập văn bản
- doc Sông núi nước Nam Ngữ văn 7
- doc Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)
- doc Từ Hán Việt Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) Ngữ văn 7
- doc Từ Hán Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Đặc điểm của văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Sau phút chia li (Trích chinh phụ ngâm khúc) Ngữ văn 7
- doc Bánh trôi nước Ngữ văn 7
- doc Quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Qua đèo ngang Ngữ văn 7
- doc Bạn đến chơi nhà Ngữ văn 7
- doc Chữa lỗi về quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) Ngữ văn 7
- doc Từ đồng nghĩa Ngữ văn 7
- doc Cách lập ý của bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngữ văn 7
- doc Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ văn 7
- doc Từ trái nghĩa Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người Ngữ văn 7
- doc Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Ngữ văn 7
- doc Từ đồng âm Ngữ văn 7
- doc Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Cảnh khuya Ngữ văn 7
- doc Rằm tháng giêng Ngữ văn 7
- doc Thành ngữ Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Tiếng gà trưa Ngữ văn 7
- doc Điệp ngữ Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Làm thơ lục bát Ngữ văn 7
- doc Một thứ quà của lúa non: Cốm Ngữ văn 7
- doc Chơi chữ Ngữ văn 7
- doc Chuẩn mực sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Sài Gòn tôi yêu Ngữ văn 7
- doc Mùa xuân của tôi Ngữ văn 7
- doc Luyện tập sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7