Câu đặc biệt Ngữ văn 7
eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm được khái niệm và tác dụng của câu đặc biệt. Từ đó, các em có thể nhận diện và phân tích được câu đặc biệt trong một văn bản cụ thể. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Mục lục nội dung
1. Thế nào là câu đặc biệt?
- Khái niệm: Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
- Ví dụ: Một đêm mưa. Người mẹ lết tấm thân nhọc nhằn ôm đứa con đi xin sữa.
-> “Một đêm mưa” là câu đặc biệt nhằm xác định thời gian.
2. Tác dụng của câu đặc biệt
Câu đặc biệt được sử dụng có các mục đích cụ thể như:
- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
- Bộc lộ cảm xúc trong câu nói.
- Dùng để gọi đáp.
3. Luyện tập
Câu 1: Em hãy cho biết trong những câu sau, câu nào là câu đặc biệt và nêu tác dụng của những câu đặc biệt đó?
a. Mẹ tôi nói với tôi rằng: "Mẹ mới mua cho tôi một đôi dép quai hậu màu hồng.
b.
- Bố ơi?
- Mừng quá ! Lại đạt điểm 10 môn Toán rồi.
c. Thành phố Hồ Chí Minh. Mùa thu năm 1975.
d. Gió. Mưa. Lạnh. Mùa đông trên Hà Nội có những nét đặc trưng của nó.
Gợi ý trả lời:
Những câu đặc biệt là:
b.
- Bố ơi? (dùng hỏi đáp).
- Mừng quá ! Lại đạt điểm 10 môn Toán rồi.
-> “Mừng quá” là câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc vui mừng.
c. Thành phố Hồ Chí Minh. Mùa thu năm 1975.
-> “Thành phố Hồ Chí Minh” là câu đặc biệt xác định thời gian, địa điểm.
d. Gió. Mưa. Lạnh. Mùa đông trên Hà Nội có những nét đặc trưng của nó.
-> ”Gió. Mưa. Lạnh” là câu đặc biệt có tác dụng liệt kê, thông báo của sự vật, hiện tượng.
Câu 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn có dùng câu đặc biệt.
Gợi ý trả lời:
Hôm nay khi vô tình gặp lại đứa bạn cũ lòng tôi bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm tươi đẹp của tuổi học trò, tôi nhận thấy rằng sao mà thời gian trôi qua nhanh quá, mới mà tôi đã rời xa ngôi trường tiểu học đã một năm. Ôi nhớ lắm! buổi đầu tiên đi đến trường bỡ ngỡ và thẹn thùng biết bao. Thầy cô, bạn bè mới đều khiến tôi rụt rè, sợ sệt khi phải đối mặt với những điều xa lạ. Rồi ngay mai đây tôi phải làm quen với những điều mới mẻ bắt đầu việc học tại một nơi mới. Tôi tin mình sẽ làm được.
-> “Ôi nhớ lắm!” là câu đặc biệt có tác dụng bộc lộ cảm xúc của nhân vật. Đó là cảm xúc nhớ nhung, bồi hồi khi nhớ về buổi đầu tiên đến trường.
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Nắm được khái niệm câu đặc biệt và tác dụng của câu đặc biệt.
- Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống nói viết cụ thể.
- Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Tham khảo thêm
- doc Tục ngữ về thiên nhiên và lao động, sản xuất Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần Văn và Làm văn) Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Tục ngữ về con người và xã hội Ngữ văn 7
- doc Rút gọn câu Ngữ văn 7
- doc Đặc điểm của văn bản nghị luận Ngữ văn 7
- doc Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Ngữ văn 7
- doc Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Sự giàu đẹp của tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Thêm trạng ngữ cho câu Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh Ngữ văn 7
- doc Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn lập luận chứng minh Ngữ văn 7
- doc Luyện tập lập luận chứng minh Ngữ văn 7
- doc Đức tính giản dị của Bác Hồ Ngữ văn 7
- doc Ý nghĩa văn chương Ngữ văn 7
- doc Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Luyện tập viết đoạn văn chứng minh Ngữ văn 7
- doc Ôn tập văn nghị luận Ngữ văn 7
- doc Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Sống chết mặc bay Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Luyện tập lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Viết bài tập làm văn số 6 - Văn lập luận giải thích Ngữ văn 7
- doc Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Ngữ văn 7
- doc Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề Ngữ văn 7
- doc Ca Huế trên sông Hương Ngữ văn 7
- doc Liệt kê Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn bản hành chính Ngữ văn 7
- doc Quan Âm Thị Kính Ngữ văn 7
- doc Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Ngữ văn 7
- doc Văn bản đề nghị Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần Văn Ngữ văn 7
- doc Dấu gạch ngang Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Văn bản báo cáo Ngữ văn 7
- doc Kiểm tra phần văn Ngữ văn 7
- doc Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tập làm văn Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Kiểm tra tổng hợp cuối năm Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Ngữ văn 7