Phương pháp tả cảnh Ngữ văn 6
eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm được phương pháp tả cảnh. Từ đó, các em có thể tiến hành viết một bài văn tả cảnh hay và đặc sắc nhất. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Mục lục nội dung
1. Phương pháp viết văn tả cảnh
Muốn tả cảnh cần:
- Xác định được đối tượng miêu tả.
- Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
- Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
2. Bố cục bài văn tả cảnh
Bố cục của bài văn tả cảnh cũng như những bài văn khác thường có bố cục ba phần như sau:
- Mở bài: giới thiệu bao quát về đối tượng.
- Thân bài: Miêu tả những đặc điểm đặc săc, nổi bật của đối tượng theo trình tự: thời gian, không gian,..
- Kết bài: Nêu nhận xét, suy nghĩ của người viết.
3. Luyện tập
Câu 1: Em hãy lập dàn ý bài văn tả cảnh cho đề bài sau: Tả cơn mưa rào mùa hạ.
Gợi ý trả lời:
a. Mở bài:
- Giới thiệu cơn mưa.
- Cơn mưa diễn ra ở đâu? (Ở xóm em; ở trường em; ở ngoại ô thành phố; ở quê nội; ở quê ngoại…).
- Diễn ra vào thời gian nào? (Sáng sớm; xế trưa; xế chiều...).
- Cơn mưa đến như thế nào? (Rất nhanh; bất chợt....).
b. Thân bài:
- Tả cảnh trước khi mưa:
+ Bầu trời thế nào?
+ Mây (Từ đâu kéo về ùn ùn, xám xịt đen kín cả bầu trời; từng đám nhỏ kết thành mảng lớn che kín cả bầu trời …).
+ Gió (Thổi ào ào, mỗi lúc một mạnh, bụi tung mù mịt cả con đường, trên cao cành cây nghiêng ngả, lá bay rơi rụng lả tả khắp mặt đường).
+ Cảnh đường phố.
+ Nhộn nhịp hẳn lên, không khí khẩn trương, vội vã. Mọi người và xe cộ vội vàng, chen lấn để tránh cơn mưa sắp đến. Tiếng còi xe “pin, pin”, tiếng gọi nhau í ới…
- Tả cảnh trời mưa:
+ Cuối cùng mưa cũng đã bắt đầu rơi lộp bộp trên mái nhà, những giọt mưa nghe lắc rắc, lắc rắc và rồi mưa trở nên nặng hạt dần, rơi lộp bộp trên mái nhà. Giọt ngả, giọt xiên, lao xuống, xiên xuống, tạo thành một làn sương dày đặc, trắng xóa Mưa càng ngày càng lớn dần, xối xả như trời có bao nhiêu nước trút hết xuống. Không khí mát lạnh…
+ Mọi người và xe cộ dừng hẳn lại, núp vào hai bên đường dưới mái hiên nhà. Đường phố vắng tanh, lâu lâu có vài chiếc ô tô hoặc xe máy chạy vụt qua thật nhanh làm nước văng tung toé…
- Tả cảnh mưa tạnh:
+ Sau khoảng một giờ, mưa tạnh dần. Vòm trời xanh biếc, những tia nắng vàng hắt xuống.
+ Cây cối hai bên đường ướt đẫm, bừng tỉnh sau trận mưa dài. Cây cối xanh tươi như vừa được tắm gội xong.
+ Ở chân trời cầu vồng đủ màu sắc rất đẹp.
+ Mọi người túa ra đường hòa vào dòng xe cộ đông đúc. Đường phố trở lại tấp nập.
c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về cơn mưa.
Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Vào những ngày nắng nóng nếu như có một cơn mưa ngang qua thì thật tốt biết bao. Cơn mưa vào mùa hạ dường như luôn là niềm mong ước của trẻ nhỏ. Bởi chúng khao khát được tắm mưa. Khi trời chuyển mưa thì thấy mây đen ùn ùn kéo từ đâu tới, bầu trời trong xanh phút chốc đã khoác lên mình chiếc áo đen. Sau đó, những giọt mưa bắt đầu rơi tí tách. Chị gió nhón nhẹ chân qua làm cây cối đung đưa. Làn nước chảy đi mang theo những chiếc lá vàng khô trông như những con thuyền đang đi vào dòng nước xoáy. Trên bầu trời, chớp loé sáng rạch ngang chân trời. Một lúc sau, mưa bắt đầu ngớt dần. Chiếc cầu bảy sắc hiện ra cuối trời tăng thêm vẻ đẹp cho thiên nhiên kiến ai ngắm nhìn cũng phải trầm trồ khen ngợi. Sau cơn mưa, vạn vật như được tắm gội thay bộ quần áo mới. Em rất thích cơn mưa, nhờ cơn mưa mưa mà cây cối tươi tốt.
a. Đoạn văn trên đối tượng miêu tả là gì?
b. Tác giả đã miêu tả cảnh ấy theo thứ tự như thế nào?
Gợi ý trả lời:
a. Đoạn văn trên đối tượng miêu tả là: cơn mưa.
b. Tác giả đã miêu tả cảnh ấy theo thứ tự thời gian: Cái gì diễn ra trước tả trước, diễn ra sau tả sau.
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Nắm được cách miêu tả và bố cục hình thức của một bài văn, đoạn văn tả cảnh.
- Hiểu được các phương pháp tả cảnh.
Tham khảo thêm
- doc Bài học đường đời đầu tiên Ngữ văn 6
- doc Phó từ Ngữ văn 6
- doc Tìm hiểu chung về văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Sông nước Cà Mau Ngữ văn 6
- doc So sánh Ngữ văn 6
- doc Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Bức tranh của em gái tôi Ngữ văn 6
- doc Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Vượt thác Ngữ văn 6
- doc So sánh (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Buổi học cuối cùng Ngữ văn 6
- doc Nhân hóa Ngữ văn 6
- doc Phương pháp tả người Ngữ văn 6
- doc Đêm nay Bác không ngủ Ngữ văn 6
- doc Ẩn dụ Ngữ văn 6
- doc Luyện nói về văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Lượm Ngữ văn 6
- doc Mưa - Trần Đăng Khoa Ngữ văn 6
- doc Hoán dụ Ngữ văn 6
- doc Tập làm thơ bốn chữ Ngữ văn 6
- doc Cô Tô Ngữ văn 6
- doc Các thành phần chính của câu Ngữ văn 6
- doc Viết bài tập làm văn số 6 - Văn tả người Ngữ văn 6
- doc Cây tre Việt Nam Ngữ văn 6
- doc Hoạt động Ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ Ngữ văn 6
- doc Lòng yêu nước Ngữ văn 6
- doc Lao xao Ngữ văn 6
- doc Câu trần thuật đơn có từ là Ngữ văn 6
- doc Ôn tập truyện và kí Ngữ văn 6
- doc Ôn tập văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Viết bài tập làm văn số 7 - Văn miêu tả sáng tạo Ngữ văn 6
- doc Câu trần thuật đơn Ngữ văn 6
- doc Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ Ngữ văn 6
- doc Viết đơn Ngữ văn 6
- doc Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi Ngữ văn 6
- doc Động Phong Nha Ngữ văn 6
- doc Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) Ngữ văn 6
- doc Tổng kết phần văn Ngữ văn 6
- doc Tổng kết phần Tập làm văn Ngữ văn 6
- doc Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) Ngữ văn 6
- doc Câu trần thuật đơn không có từ là Ngữ văn 6
- doc Chương trình địa phương Ngữ văn 6
- doc Ôn tập tổng hợp Ngữ văn 6
- doc Tổng kết phần Tiếng Việt Ngữ văn 6