Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Ngữ văn 6
Nội dung bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả dưới đây nhằm giúp các em biết cách viết một đoạn văn, bài văn miêu tả có sử dụng yếu tố quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
- Muốn miêu tả được trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh,... để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
- Ví dụ:
“Cây gạo ven đê, thân cổ thụ lực lưỡng vươn trời. Từ lâu, cây đã hết những chùm hoa đỏ rực như lửa với hàng đàn sáo đen, sáo đá suốt ngày cãi nhau ầm ĩ. Bây giờ ngọn cây xanh um lá, xoè ra che cho cái tổ bù xù của đôi vợ chồng chú chim khách với líu ríu một đàn con. Những quả gạo mở rộng năm cánh cứng màu nâu sậm lặng lẽ thả hạt giống đi khắp mọi vùng. Hạt gạo treo trên đầu một cái dù rộng trắng muốt tung tăng theo gió thổi mà bay đi xa mãi, xa mãi…”.
(Nguyễn Văn Chương - Trung thu)
-> Đoạn văn miêu tả trên đã có sự quan sát tinh tế cùng sự so sánh: "Cây đã hết những chùm hoa đỏ rực như lửa với hàng đàn sáo đen" để làm nổi bật hình ảnh cây gạo.
2. Luyện tập
Câu 1: Em hãy viết đoạn văn tả cảnh trong đó có sự quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.
Gợi ý trả lời:
Em rất yêu thích ngôi trường mà em đang học, trường em vô cùng đẹp và sang trọng. Khi đặt chân đến trường em sẽ thấy được phía bên trong, ba dãy nhà được xây dựng theo kiểu hình chữ U quen thuộc như các ngôi trường khác. Các dãy nhà đều được sơn màu vàng trông rất bắt mắt. Phía trên cùng là những mái ngói đỏ tươi gợi cảm giác ấm cúng. Bên trong lớp học cũng đều được sơn màu vàng. Những ô cửa sổ kính luôn được các bác lao công lau dọn sạch sẽ. Mỗi lớp học đều có những đồ dùng quen thuộc. Một chiếc bảng đen to dành cho thầy cô giáo viết bài giảng. Bàn ghế của giáo viên và của học sinh đều được sắp xếp đúng chỗ, gọn gàng. Phía cuối lớp là chiếc bảng ghi chú “Hoa điểm mười”. Ngoài ra mỗi phòng học còn mới được nhà trường lắp thêm hai chiếc điều hòa. Nhiều phòng học đã có máy chiếu phục vụ việc dạy và học của cô trò. Sân trường là nơi rộng rãi nhất. Toàn bộ sân được đổ bê tông phẳng lì. Các bồn cây trong sân được sắp xếp thẳng hàng. Cây cối xanh tốt khiến cho sân trường luôn mát mẻ. Khu vực dãy nhà hiệu bộ là nơi làm việc của các cán bộ, thầy cô trong trường. Phía trước dãy nhà này còn có khu vực sân khấu để tổ chức các buổi lễ trong năm học hay lễ chào cờ hàng tuần. Em rất yêu thích được ngắm nhìn khung cảnh ngôi trường vào lúc giờ ra chơi. Khi đó, tất cả học sinh đều xuống sân trường vui đùa, chạy nhảy trong thật nhộn nhịp.
Câu 2: Khi quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả cần chú ý những gì?
Gợi ý trả lời:
- Khi quan sát cần phải chú ý quan sát tinh tế, ghi lại những gì vừa quan sát được. Quan sát theo nhiều chiều, nhiều hướng.
- Khi so sánh phải phù hợp, không nên so sánh quá chênh lệch và khập khiễng.
- Tưởng tượng nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh của đoạn văn, bài văn.
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Thấy được vai trò của quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Hình thành các kĩ năng trên khi nhận diện các đoạn, bài văn miêu tả và khi viết kiểu bài này.
Tham khảo thêm
- doc Bài học đường đời đầu tiên Ngữ văn 6
- doc Phó từ Ngữ văn 6
- doc Tìm hiểu chung về văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Sông nước Cà Mau Ngữ văn 6
- doc So sánh Ngữ văn 6
- doc Bức tranh của em gái tôi Ngữ văn 6
- doc Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Vượt thác Ngữ văn 6
- doc So sánh (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Phương pháp tả cảnh Ngữ văn 6
- doc Buổi học cuối cùng Ngữ văn 6
- doc Nhân hóa Ngữ văn 6
- doc Phương pháp tả người Ngữ văn 6
- doc Đêm nay Bác không ngủ Ngữ văn 6
- doc Ẩn dụ Ngữ văn 6
- doc Luyện nói về văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Lượm Ngữ văn 6
- doc Mưa - Trần Đăng Khoa Ngữ văn 6
- doc Hoán dụ Ngữ văn 6
- doc Tập làm thơ bốn chữ Ngữ văn 6
- doc Cô Tô Ngữ văn 6
- doc Các thành phần chính của câu Ngữ văn 6
- doc Viết bài tập làm văn số 6 - Văn tả người Ngữ văn 6
- doc Cây tre Việt Nam Ngữ văn 6
- doc Hoạt động Ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ Ngữ văn 6
- doc Lòng yêu nước Ngữ văn 6
- doc Lao xao Ngữ văn 6
- doc Câu trần thuật đơn có từ là Ngữ văn 6
- doc Ôn tập truyện và kí Ngữ văn 6
- doc Ôn tập văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Viết bài tập làm văn số 7 - Văn miêu tả sáng tạo Ngữ văn 6
- doc Câu trần thuật đơn Ngữ văn 6
- doc Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ Ngữ văn 6
- doc Viết đơn Ngữ văn 6
- doc Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi Ngữ văn 6
- doc Động Phong Nha Ngữ văn 6
- doc Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) Ngữ văn 6
- doc Tổng kết phần văn Ngữ văn 6
- doc Tổng kết phần Tập làm văn Ngữ văn 6
- doc Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) Ngữ văn 6
- doc Câu trần thuật đơn không có từ là Ngữ văn 6
- doc Chương trình địa phương Ngữ văn 6
- doc Ôn tập tổng hợp Ngữ văn 6
- doc Tổng kết phần Tiếng Việt Ngữ văn 6