Thuốc Axit salicylic - Điều trị mụn cóc thông thường ở da và bàn chân

Axit salicylic là hoạt chất có trong các chế phẩm dùng ngoài da để điều trị mụn cóc thông thường ở da và bàn chân, loại bỏ chai sạn và sẹo. Cùng eLib.VN tìm hiểu qua về tác dụng, công dụng, liều dùng và một số lưu ý khi dùng thuốc nhé.

Thuốc Axit salicylic - Điều trị mụn cóc thông thường ở da và bàn chân

Axit salicylic (hay salicylic acid) là một thành phần thường thấy trong các thuốc chữa trị các bệnh về da như mụn, gàu, vảy nến, viêm da tiết bã trên bề mặt da thông thường và da đầu, sẹo lồi, ngứa, mụn cơm. Để tìm hiểu rõ hơn, mời bạn cùng đọc tiếp bài viết dưới đây.

1. Tác dụng

Tác dụng của axit salicylic là gì?

Hoạt chất này là thành phần chính trong các thuốc được dùng ngoài da để điều trị mụn cóc thông thường ở da và bàn chân. Axit salicylic giúp làm bóc tróc từ từ các mụn cóc. Loại thuốc này cũng được sử dụng để giúp loại bỏ chai sạn và sẹo. Sản phẩm này không nên dùng trên mặt hoặc trên các nốt ruồi, vết bớt, mụn cóc có lông mọc từ chúng, hoặc mụn cóc ở cơ quan sinh dục/ hậu môn.

Axit salicylic là một chất tiêu sừng. Nó hoạt động bằng cách tăng lượng hơi ẩm trong da và phân rã các chất làm các tế bào da dính lại với nhau. Điều này giúp việc lột bỏ các tế bào da được dễ dàng hơn. Các mụn cóc được tạo ra bởi virus nhưng hoạt chất này không tác động đến virus.

Bạn nên dùng thuốc axit salicylic như thế nào?

Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và dùng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có thắc mắc nào, hãy hỏi lại bác sĩ hoặc dược sĩ.

Khi bắt đầu sử dụng, bạn cần ngâm vùng bị ảnh hưởng trong nước ấm khoảng 5 phút. Lấy bỏ các lớp da bong ra bằng cách nhẹ nhàng cọ xát với bàn chải, giẻ lau, hoặc tấm mài. Lau khô. Sử dụng bàn chải được bôi axit salicylic lỏng, thoa thuốc vào toàn bộ bề mặt mụn cóc. Hãy cẩn thận không thoa thuốc vào vùng da xung quanh. Nếu bác sĩ hướng dẫn bạn thoa thuốc 2 lần đến vùng bị ảnh hưởng, hãy để lớp thuốc thoa lần đầu tiên khô trước khi thoa tiếp lần thứ hai.

Lưu ý, rửa tay sạch sẽ sau mỗi lần thoa thuốc.

Bạn bảo quản thuốc axit salicylic như thế nào?

Bảo quản thuốc kỹ càng ở nhiệt độ phòng, tránh để thuốc ở nơi quá nóng, quá ẩm hoặc để trực tiếp dưới ánh sáng. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ nhỏ. Không sử dụng hoặc trữ các thuốc quá hạn sử dụng hoặc các loại thuốc không dùng nữa.

2. Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng axit salicylic cho người lớn là gì?

Liều dùng thông thường khi điều trị mụn trứng cá:

Thuốc dán axit salicylic 1%: Rửa sạch vùng bị ảnh hưởng. Dán 2 đến 3 lần mỗi ngày. Nếu vùng bị toa thuốc bị khô, giảm liều dùng một lần một ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn điều trị rối loạn về da:

Axit salicylic 16,7% dạng lỏng bôi tại chỗ: Rửa sạch và làm khô. Thoa 1 lượng đủ để che phủ mỗi mụn cóc 1 đến 2 lần mỗi ngày. Axit salicylic 3% dạng xà phòng bôi tại chỗ: Thoa lên vùng ảnh hưởng tối thiểu 2 lần 1 tuần Để bọt trên da đầu hoặc da hai phút và sau đó rửa sạch. Lặp lại nếu cần thiết. Axit salicylic 6% dạng kem bôi tại chỗ: Thoa lên vùng bị ảnh hưởng mỗi ngày một lần. Làm ẩm vùng đó trong 5 phút trước khi sử dụng. Bôi vào ban đêm. Rửa sạch vào buổi sáng. Axit salicylic 6% kem sữa: Thoa lên vùng bị ảnh hưởng mỗi ngày một lần. Làm ẩm vùng đó trong 5 phút trước khi sử dụng nếu có thể. Bôi vào ban đêm. Rửa sạch vào buổi sáng. Axit salicylic 6% dạng bọt bôi tại chỗ: Thoa lên vùng bị ảnh hưởng mỗi ngày một lần vào giờ đi ngủ. Làm ẩm vùng đó trong 5 phút trước khi sử dụng nếu có thể. Rửa sạch vào buổi sáng.

Liều dùng axit salicylic cho trẻ em là gì?

Trẻ từ 12 tuổi trở lên:

Miếng dán axit salicylic 1%: Rửa sạch vùng bị ảnh hưởng. Thoa 2 đến 3 lần mỗi ngày. Nếu vùng bị ảnh hưởng bị khô, giảm liều dùng một lần một ngày.

Axit salicylic có những dạng và hàm lượng nào?

Axit salicylic có những dạng và hàm lượng sau:

Xà phòng, dùng ngoài: 1% Kem sữa, dùng ngoài:  2%, 6% Dạng bọt, dùng ngoài: 6% Thuốc mỡ, dùng ngoài: 3%, 5% Gel, dùng ngoài: 1%, 2%, 3%, 6%, 17%, 17,6% Dung dịch, dùng ngoài: 2%, 3%, 16,7%, 17%, 17,6% Miếng dán: 0,5%, 1% Dầu gội đầu: 2%, 3%, 6%

3. Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng axit salicylic?

Nếu có bất kỳ tác dụng phụ dưới đây xảy ra trong khi dùng thuốc, bạn hãy kiểm tra với bác sĩ ngay lập tức:

Các tác dụng phụ ít phổ biến hoặc hiếm gặp khi dùng axit salicylic:

Kích ứng da không xuất hiện trước khi sử dụng các thuốc này (trung bình hoặc nặng) Phát sinh mới chưa biết Khó thở Khô và bong tróc da Ngất xỉu Phát ban hoặc ngứa Đỏ da Sưng mắt, mặt, môi, hoặc lưỡi Khan cổ Da ấm bất thường

Nếu có những triệu chứng quá liều sau đây xảy ra trong khi dùng thuốc này, nhờ sự giúp đỡ khẩn cấp ngay lập tức: Một số tác dụng phụ của thuốc có thể không cần bất kỳ sự chăm sóc y tế nào. Vì cơ thể bạn đã quen với các loại thuốc, những tác dụng phụ có thể biến mất. Nhân viên y tế của bạn có thể giúp bạn ngăn ngừa hoặc làm giảm các tác dụng phụ, nhưng hãy kiểm tra nếu bất kỳ tác dụng phụ sau đây tiếp tục, hoặc nếu bạn quan tâm về chúng:

Tác dụng phụ phổ biến hơn khi dùng axit salicylic gồm:

Kích ứng da, không xuất hiện trước khi sử dụng các thuốc này (nhẹ) Nhức nhối

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn nhận có bất kỳ tác dụng không mong muốn nào xuất hiện, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

4. Thận trọng/ Cảnh báo

Trước khi dùng axit salicylic bạn nên biết những điều gì?

Trong quyết định sử dụng một loại thuốc, nguy cơ của việc uống thuốc phải được cân đối với lợi ích nó mang lại. Đây là một quyết định mà bạn và bác sĩ của bạn sẽ phải làm. Đối với thuốc này, cần được xem xét những điều sau đây.

Dị ứng

Báo với bác sĩ nếu bạn đã từng có bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng với thuốc này hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác. Cũng nói với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn nếu bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, chẳng hạn như dị ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hoặc động vật. Đối với loại thuốc không được kê toa, hãy đọc nhãn hoặc gói thành phần một cách cẩn thận.

Trẻ em

Trẻ nhỏ có thể  tăng nguy cơ mắc các tác dụng không mong muốn do tăng hấp thu axit salicylic qua da. Trẻ nhỏ cũng có thể có nhiều khả năng bị kích thích da khi sử dụng thuốc này.

Bạn không nên dùng thuốc cho các vùng rộng lớn của cơ thể, trong thời gian dài, hoặc dùng dưới quần áo kín (phủ kín mít, như áo bếp) ở trẻ em. Sử dụng hoạt chất này cho trẻ em dưới 2 tuổi không được khuyến cáo.

Người lớn tuổi

Các nghiên cứu thích hợp đã thực hiện cho đến nay chưa chứng minh được các vấn đề cụ thể hạn chế tính hữu ích của axit salicylic ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, bệnh nhân lớn tuổi có nhiều khả năng bị các bệnh về mạch máu liên quan đến tuổi tác, đòi hỏi bệnh nhân phải thận trọng khi dùng thuốc này.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Mặc dù vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy axit salicylic sẽ lẫn trong sữa mẹ và ảnh hưởng đến trẻ, nhưng các thai phụ đang dùng thuốc cần cân nhắc kỹ lưỡng để bảo đảm an toàn cho con mình.

5. Tương tác thuốc

Axit salicylic có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Mặc dù những loại thuốc nhất định không nên dùng cùng nhau, trong một số trường hợp hai loại thuốc khac nhau có thể sử dụng cùng nhau thậm chí khi tương tác có thể xảy ra. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc, hoặc đưa ra những biện pháp phòng ngừa khác khi cần thiết. Nói cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào được kê toa hay không được kê toa.

Một số thuốc có thể gây ra tương tác khi dùng chung với axit salicylic gồm:

Ketorolac Abciximab Anagrelide Apixaban Ardeparin Argatroban Beta glucan Bivalirudin Certoparin Cilostazol Citalopram Clopidogrel Clovoxamine Cyclosporine Dabigatran Etexilate Dalteparin Danaparoid Desirudin Dipyridamole Duloxetine Enoxaparin Eptifibatide Thuốc Erlotinib Escitalopram Femoxetine Feverfew Flesinoxan Fluoxetine Fondaparinux Ginkgo Gossypol Heparin Lepirudin Levomilnacipran Meadowsweet Methotrexate Milnacipran Nadroparin Nefazodone Parnaparin Paroxetine Pemetrexed Pentosan Polysulfate Sodium Pentoxifylline Pralatrexate Prasugrel Protein C Reviparin Rivaroxaban Sibutramine Tacrolimus Ticlopidine Tinzaparin Tirofiban Venlafaxine Vilazodone Vortioxetine Zimeldine Acebutolol Acenocoumarol Acetohexamide Alacepril Alprenolol Amiloride Amlodipine Anisindione Arotinolol Atenolol Azilsartan Medoxomil Azosemide Befunolol Bemetizide Benazepril Bendroflumethiazide Benzthiazide Bepridil Betaxolol Bevantolol Bisoprolol Bopindolol Bucindolol Bumetanide Bupranolol Buthiazide Candesartan Cilexetil Canrenoate Captopril Carteolol Carvedilol Celiprolol Chlorothiazide Chlorpropamide Chlorthalidone Cilazapril Clopamide Cyclopenthiazide Delapril Desvenlafaxine Dicumarol Dilevalol Diltiazem Enalaprilat Enalapril maleate Eprosartan Esmolol Axit ethacrynic Felodipine Flunarizine Fosinopril Furosemide Gallopamil Gliclazide Glimepiride Glipizide Gliquidone Glyburide Hydrochlorothiazide Hydroflumethiazide Imidapril Indapamide Irbesartan Isradipine Labetalol Laxitipine Landiolol Levobunolol Lidoflazine Lisinopril Losartan Manidipine Mepindolol Methyclothiazide Metipranolol Metolazone Metoprolol Moexipril Nadolol Nebivolol Nicardipine Nifedipine Nilvadipine Nimodipine Nipradilol Nisoldipine Nitrendipine Olmesartan Medoxomil Oxprenolol Penbutolol Pentopril Perindopril Phenindione Phenprocoumon Pindolol Piretanide Polythiazide Pranidipine Probenecid Propranolol Quinapril Ramipril Sotalol Spirapril Spironolactone Talinolol Tamarind Tasosartan Telmisartan Temocapril Tertatolol Timolol Tolazamide Tolbutamide Torsemide Trandolapril Triamterene Trichlormethiazide Valsartan Verapamil Warfarin Xipamide Zofenopril

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới Axit salicylic không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến Axit salicylic?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc axit salicylic. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

Bệnh về mạch máu Đái tháo đường – Sử dụng một cách thận trọng vì có thể gây tấy đỏ hoặc loét, đặc biệt là ở bàn tay hoặc bàn chân Viêm, ngứa ngáy, hoặc nhiễm trùng da – Sử dụng các thuốc này có thể gây kích ứng nặng nếu dùng cho vùng da bị viêm, kích thích Bệnh cúm Thủy đậu – Không được dùng cho trẻ em và thanh thiếu niên bị cúm hoặc thủy đậu do làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye Bệnh thận Bệnh gan – Dùng thuốc này trong một thời gian dài trên diện rộng có thể gây ra hậu quả không mong muốn

6. Khẩn cấp/ quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Các triệu chứng quá liều axit salicylic gồm:

Nhầm lẫn Tiêu chảy Chóng mặt Thở nhanh và sâu Đau đầu (đau nặng và liên tục) Mất thính lực Lâng lâng Buồn nôn Thở nhanh Ù tai (liên tục) Buồn ngủ nghiêm trọng Đau dạ dày

Bạn nên làm nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều axit salicylic đã quy định.

Trên đây là những thông tin cơ bản của axit salicyli. Mọi thông tin về cách sử dụng, liều dùng mọi người nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

 

Ngày:10/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM