Caffeine - Tác dụng cải thiện sự tỉnh táo
Caffeine là một chất hóa học có trong cà phê, trà, cola, guarana, mate, và các sản phẩm khác. Để biết thuốc có công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cảnh báo, tương tác thuốc và đối tượng dùng như thế nào mời bạn đọc cùng tham khảo qua bài viết của eLib.VN nhé.
Mục lục nội dung
1. Tác dụng
Tác dụng của Caffeine là gì?
Caffeine là một chất hóa học có trong cà phê, trà, cola, guarana, mate, và các sản phẩm khác.
Caffeine được sử dụng phổ biến nhất để cải thiện sự tỉnh táo, nhưng nó có nhiều công dụng khác. Caffeine được sử dụng qua đường miệng hoặc hậu môn kết hợp với thuốc giảm đau (aspirin và acetaminophen) và ergotamine để điều trị đau nửa đầu. Nó cũng được sử dụng với thuốc giảm đau cho các chứng nhức đầu đơn giản và ngăn ngừa và điều trị đau đầu sau khi gây tê ngoài màng cứng.
Một số người sử dụng Caffeine cho bệnh suyễn, bệnh túi mật, thiếu chú ý, rối loạn tăng động (ADHD), khó thở ở trẻ sơ sinh, và huyết áp thấp. Caffeine cũng được sử dụng để giảm cân và bệnh đái tháo đường type 2. Liều rất cao được sử dụng, thường kết hợp với ephedrine, để thay thế cho các chất kích thích bất hợp pháp. Kem Caffeine được dùng trên da để giảm tấy đỏ và ngứa do bệnh viêm da.
Các bác sĩ đôi khi tiêm caffeine tĩnh mạch đối với đau đầu sau khi gây tê ngoài màng cứng, khó thở ở trẻ sơ sinh, và để tăng lưu lượng nước tiểu.
Trong các loại thực phẩm, caffein được sử dụng như một thành phần trong nước ngọt, nước tăng lực, và các đồ uống khác.
Bạn nên dùng Caffeine như thế nào?
Dùng thuốc này quan đường miệng với thức ăn hoặc không, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Liều lượng được dựa trên tình trạng bệnh của bạn và đáp ứng với điều trị. Bác sĩ sẽ cho bạn bắt đầu với liều thấp và tăng dần liều sau một vài tháng để giúp làm giảm tác dụng phụ. Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ cẩn thận.
Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn vẫn tồn tại hoặc xấu đi.
Bạn nên bảo quản Caffeine như thế nào?
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng Caffeine cho người lớn như thế nào?
Liều lượng thông thường dành cho người lớn bị Buồn ngủ, không tỉnh táo:
100-200 mg uống sau mỗi ít nhất 3-4 giờ đối với việc sử dụng không thường xuyên.
Không nhằm mục đích sử dụng thay thế cho giấc ngủ.
Hạn chế sử dụng thuốc, thực phẩm, đồ uống có chứa Caffeine trong khi dùng sản phẩm này vì quá liều Caffeine có thể gây ra căng thẳng, dễ bị kích động, mất ngủ, và thỉnh thoảng, gây nhịp tim đập nhanh.
Liều tối đa:
100-200 mg dùng đường uống sau mỗi ít nhất 3-4 giờ.
Liều dùng Caffeine cho trẻ em như thế nào?
Liều lượng thông thường dành cho bệnh nhi bị Buồn ngủ, không tỉnh táo:
Trên 12 tuổi: 100-200 mg sau mỗi ít nhất 3-4 giờ đối với việc sử dụng không thường xuyên.
Không nhằm mục đích sử dụng thay thế cho giấc ngủ.
Hạn chế sử dụng thuốc, thực phẩm, đồ uống chứa Caffeine khi dùng sản phẩm này vì quá liều Caffeine có thể gây ra căng thẳng, dễ bị kích động, mất ngủ, và thỉnh thoảng, gây nhịp tim đập nhanh.
Liều lượng thông thường dành cho bệnh nhi bị Ngừng thở ở trẻ sinh non:
Đối với điều trị ngắn hạn ngưng thở ở trẻ sinh non từ 28 đến <33 tuần tuổi thai.
Trước khi bắt đầu điều trị bằng Caffeine citrat, nồng độ đáy của Caffeine trong huyết thanh nên được đo ở trẻ đã điều trị với theophylline trước đây, vì trẻ sinh non chuyển hóa theophylline thành Caffeine. Tương tự như vậy, nồng độ đáy của Caffeine nên được đo ở trẻ sinh ra từ các bà mẹ đã sử dụng Caffeine trước khi sinh, vì Caffeine dễ dàng đi qua nhau thai.
Liều ban đầu: 20 mg/ kg Caffeine citrat tiêm truyền tĩnh mạch (hơn 30 phút) một lần
Liều duy trì: 5 mg/ kg Caffeine citrat tiêm truyền tĩnh mạch (hơn 10 phút) hoặc đường uống mỗi 24 giờ.
Lưu ý: Liều lượng Caffeine nguyên chất bằng một nửa liều Caffeine citrat (ví dụ, 20 mg Caffein citrat tương đương với 10 mg Caffeine nguyên chất).
Nồng độ của Caffeine trong huyết thanh có thể cần phải được theo dõi định kỳ thông qua điều trị để tránh ngộ độc. Độc tính nghiêm trọng có liên quan với nồng độ lớn hơn 50 mg/ L.
Ngưng thở do sinh non là một chẩn đoán loại trừ. Các nguyên nhân khác của chứng ngưng thở (ví dụ, rối loạn hệ thống thần kinh trung ương, bệnh phổi, thiếu máu, nhiễm trùng huyết, rối loạn chuyển hóa, rối loạn tim mạch, hoặc ngưng thở tắc nghẽn) nên được loại trừ hoặc điều trị đúng cách trước khi bắt đầu với Caffeine citrat.
Caffeine citrat nên được sử dụng thận trọng ở những trẻ có rối loạn co giật hoặc bệnh tim mạch.
Thời gian điều trị ngưng thở do sinh non trong các thử nghiệm kiểm soát giả dược được giới hạn trong 10 đến 12 ngày. Sự an toàn và hiệu quả của Caffeine citrat trong thời gian điều trị lâu hơn chưa được thành lập.
Caffeine có những dạng và hàm lượng nào?
Caffeine có những dạng và hàm lượng sau:
Viên nén; Thuốc bột; Dung dịch thuốc; Kem dưỡng da.
3. Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng Caffeine?
Caffeine có thể không an toàn khi dùng bằng đường uống trong một thời gian dài hoặc với liều lượng cao. Caffeine có thể gây mất ngủ, căng thẳng và bồn chồn, kích ứng dạ dày, buồn nôn và nôn, tăng nhịp tim và hô hấp, và tác dụng phụ khác. Caffeine có thể làm rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân có hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Liều lượng lớn hơn có thể gây ra đau đầu, lo lắng, bồn chồn, đau ngực, và ù tai.
Caffeine có khả năng gây mất an toàn khi dùng bằng đường uống với liều rất cao vì nó có thể gây ra rối loạn nhịp tim và thậm chí tử vong.
Đến bệnh viện ngay lập tức nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.
Ngừng sử dụng Caffeine citrat và gọi cho bác sĩ ngay nếu con bạn có bất cứ tác dụng phụ nghiêm trọng:
Đau dạ dày, đau, đầy hơi; Táo bón hoặc tiêu chảy; Nôn ra chất màu xanh lá cây; Có máu trong phân; Mệt mỏi khác thường; Co giật; Co giật hoặc co cơ không kiểm soát; Sốt, tim đập nhanh hay chậm.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
4. Thận trọng/ Cảnh báo
Trước khi dùng Caffeine bạn nên biết những gì?
Khi quyết định sử dụng một loại thuốc, phải cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích của việc dùng thuốc. Bạn và bác sĩ sẽ cân nhắc quyết định này. Đối với thuốc này, cần được xem xét những điều sau đây:
Dị ứng
Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đã từng có bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng với các loại thuốc trong nhóm này hoặc bất kỳ loại thuốc khác. Cũng cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có bất kỳ loại bệnh dị ứng nào khác, chẳng hạn như các loại thực phẩm thuốc nhuộm, chất bảo quản, hoặc động vật. Đối với sản phẩm không kê toa, đọc nhãn thuốc hoặc danh sách các hoạt chất một cách cẩn thận.
Trẻ em
Ngoài trẻ sơ sinh, không có thông tin cụ thể so sánh sử dụng Caffeine ở trẻ em so với các nhóm tuổi khác. Tuy nhiên, thuốc này có thể sẽ không gây ra các tác dụng phụ hoặc các vấn đề ở trẻ em hơn là ở người lớn.
Người cao tuổi
Nhiều loại thuốc chưa được nghiên cứu đặc biệt ở người lớn tuổi. Vì vậy, chưa có thông tin cho thấy thuốc này có gây tác dụng phụ hoặc các vấn đề ở những người lớn tuổi. Không có thông tin cụ thể so sánh sử dụng của Caffeine ở người cao tuổi với việc sử dụng trong các nhóm tuổi khác.
Bạn cần biết gì nếu đang mang thai hoặc đang cho con bú?
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:
A= Không có nguy cơ; B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu; C = Có thể có nguy cơ; D = Có bằng chứng về nguy cơ; X = Chống chỉ định; N = Vẫn chưa biết.
5. Tương tác thuốc
Caffeine có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Mặc dù những loại thuốc nhất định không nên dùng cùng nhau, trong một số trường hợp hai loại thuốc khác nhau có thể sử dụng cùng nhau thậm chí khi tương tác có thể xảy ra. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc, hoặc đưa ra những biện pháp phòng ngừa khác khi cần thiết. Nói cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào được kê toa hay không được kê toa, đặc biệt là:
Quinolones (ciprofloxacin); Theophyllines; Duloxetine; Ephedra hoặc Guarana; Rasagiline; Tizanidine.
Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng tới Caffeine không?
Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến Caffeine?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Hãy kể cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là:
Chứng sợ không gian (sợ bị ở những nơi rộng rãi); Lo âu; Co giật (động kinh) (ở trẻ sơ sinh); Bệnh tim nặng; Huyết áp cao; Hoảng loạn; Khó ngủ – Caffeine có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn; Bệnh gan – Nồng độ Caffeine trong máu cao có thể dẫn đến tăng nguy cơ tác dụng phụ.
6. Khẩn cấp/ Quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm:
Ăn mất ngon; Khó ngủ; Kích động; Khóc quá mức.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc Caffeine mà eLib.VN đã tổng hơp được. Mọi thông tin về cách sử dụng, liều dùng mọi người nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Captopril - Điều trị tăng huyết áp
- doc Thuốc Carbazochrome - Tác dụng cầm máu
- doc Thuốc Carbocisteine - Điều trị cho những người mắc bệnh hô hấp
- doc Thuốc Capecitabine - Điều trị một số loại ung thư
- doc Thuốc Camylofin - Làm giãn cơ
- doc Thuốc Carvedilol - Điều trị tăng huyết áp và suy tim
- doc Thuốc Carbimazole - Điều trị bệnh cường giáp
- doc Thuốc Carbomer - Giảm chứng khô mắt và đau nhức mắt
- doc Thuốc Carbinoxamine - Tác dụng giảm các triệu chứng bệnh cảm
- doc Thuốc Capsaicin - Điều trị các cơn đau nhẹ ở cơ/khớp xương
- doc Thuốc Calcitonin - Điều trị các vấn đề về xương
- doc Thuốc Carteolol - Điều trị áp suất cao bên trong mắt
- doc Thuốc Calcipotriol - Điều trị bệnh vảy nến
- doc Thuốc Caroverine - Tác dụng giảm tình trạng đau, co thắt cơ trơn
- doc Thuốc Carbidopa + Levodopa + Entacapone - Điều trị bệnh Parkinson
- doc Thuốc Carmustine - Điều trị ung thư
- doc Thuốc Carbidopa + levodopa - Điều trị bệnh Parkinson
- doc Thuốc Carisoprodol - Điều trị chứng đau cơ
- doc Thuốc Carbenicillin - Điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Carboplatin - Điều trị bệnh ung thư
- doc Thuốc Calcitriol - Sử dụng cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo
- doc Thuốc Calcium Corbiere - Điều trị tình trạng thiếu canxi
- doc Thuốc CAMILA LADY® - Loại bỏ các vết nám và vết thâm trên da
- doc Thuốc Canagliflozin + Metformin - Kiểm soát lượng đường trong máu
- doc Thuốc Caspofungin - Điều trị nhiễm trùng nấm
- doc Thuốc Candesartan - Điều trị cao huyết áp
- doc Thuốc Canesten® - Điều trị ngứa, đỏ da
- doc Thuốc Canrenone - Thuốc lợi tiểu
- doc Thuốc Canxi Axetat - Giảm nồng độ photphat trong máu cao
- doc Thuốc Canxi Cacbonat - Điều trị ợ nóng, đau bụng, khó tiêu
- doc Canxi Cacbonat + vitamin D3 - Điều trị nồng độ canxi huyết thấp
- doc Canxi citrat + Vitamin D3 - Điều trị nồng độ canxi huyết thấp
- doc Thuốc Canxi Clorid - Điều trị nồng độ canxi huyết thấp
- doc Thuốc Canxi Dobesilate - Điều trị các rối loạn tuần hoàn
- doc Thuốc Canxi Folinate - Điều trị rối loạn tế bào máu
- doc Thuốc Canxi Gluconate - Điều trị nồng độ canxi huyết thấp
- doc Thuốc Canxi lactate - Điều trị lượng canxi huyết thấp
- doc Thuốc Canxi photphat - Điều trị nồng độ canxi huyết thấp
- doc Cao ích mẫu - Điều trị kinh nguyệt không đều
- doc Cao Sao Vàng - Điều trị nhức đầu, sổ mũi, cảm cúm
- doc Thuốc Capreomycin - Điều trị bệnh lao
- doc Thuốc Captodiame - Điều trị lo âu
- doc Thuốc Captopril + Hydrochlorothiazide - Điều trị tăng huyết áp
- doc Thuốc Carbachol - Điều trị các bệnh về mắt
- doc Thuốc Carbamazepine - Ngăn chặn và kiểm soát cơn động kinh
- doc Thuốc Carbamide peroxide - Làm mềm ráy tai và thông ống tai
- doc Thuốc Carbatrol® - Ngăn ngừa và kiểm soát co giật
- doc Thuốc Carboprost - Tác dụng kiểm soát huyết áp và sự co thắt của cơ bắp
- doc Thuốc Ca C 1000 Sandoz® - Hỗ trợ canxi và vitamin C
- doc Cà gai leo Tuệ Linh - Hỗ trợ chức năng gan
- doc Thuốc Cabergoline - Giảm nồng độ hormone prolactin cao trong cơ thể
- doc Thuốc Cabozantinib - Điều trị ung thư tuyến giáp
- doc Thuốc Caffox® - Điều trị chứng đau nửa đầu
- doc Thuốc Cal-Med® - Điều trị thiếu canxi
- doc Thuốc Calamine - Điều trị các triệu chứng kích ứng da
- doc Thuốc Calci D-HASAN® 600/400 - Điều trị loãng xương, nhuyễn xương
- doc Thuốc Calcibest® - Bổ sung canxi
- doc Thuốc Calcibronat® - Điều trị mất ngủ nhẹ, khó chịu và hay lo lắng
- doc Thuốc Calcinol® - Phòng ngừa và điều trị các trường hợp thiếu canxi
- doc Thuốc Calcitonin cá hồi - Điều trị bệnh loãng xương ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh
- doc Thuốc Calcium Hasan® - Điều trị thiếu canxi trong thời kì mang thai và cho con bú
- doc Thuốc Calcium Sandoz 500® - Điều thị thiếu canxi
- doc Thuốc Calcium Sandoz 600+Vitamin D3® - Điều trị thiếu canxi và vitamin D
- doc Thuốc Calcium Sandoz Forte® - Điều trị thiếu hụt canxi thời kỳ mang thai, cho con bú
- doc Thuốc Calcium Sandoz® - Điều trị hạ huyết áp
- doc Thuốc Calcium STADA Vitamin C-PP® - Trị suy nhược cơ thể
- doc Thuốc Calcrem® - Điều trị nhiễm trùng da
- doc Thuốc Caldihasan® - Phòng và điều trị hạ canxi
- doc Thuốc Calypsol® - Gây tê trước khi phẫu thuật
- doc Thuốc Carbetocin - Phòng ngừa những biến chứng sau mổ lấy thai
- doc Thuốc Carbidopa - Điều trị bệnh Parkinson
- doc Thuốc Carbogast - Điều trị các chứng bệnh về dạ dày và đường ruột
- doc Thuốc Carbomango - Giải độc cơ thể, chữa trị bệnh kiết lỵ
- doc Thuốc Carbophos® - Điều trị ngộ độc, đầy hơi
- doc Thuốc Carbotrim® - Điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn
- doc Thuốc Cardilopin® 5mg - Điều trị cao huyết áp
- doc Thuốc Cardimax® - Điều trị bệnh tim
- doc Thuốc Cardiprin® - Phòng hoặc điều trị bệnh đau tim, đột quỵ
- doc Thuốc Carduran® - Điều trị tăng huyết áp
- doc Thuốc Carfilzomib - Điều trị bệnh ung thư đa u tủy
- doc Thuốc Cariprazine - Điều trị rối loạn tâm thần
- doc Thuốc Carsamin® Plus - Giảm triệu chứng thoái hóa khớp gối
- doc Thuốc Casalmux® - Điều trị bệnh rối loạn tiết dịch, khó thở
- doc Thuốc Cataflam - Điều trị đau sau chấn thương, viêm và sưng sau bong gân
- doc Thuốc Catalin® - Điều trị bệnh đục thủy tinh thể, đái tháo đường
- doc Thuốc Cavinton® - Điều trị suy giảm nhận thức, phục hồi sau đột quỵ và bệnh động kinh
- doc Thuốc Cbizentrax - Điều trị các bệnh về ký sinh trùng
- doc Thuốc Cc-Go® - Điều trị ho