Thuốc Cefamandole - Điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng
Để nắm rõ thông tin về thuốc Cefamandole và cách dùng thuốc đúng mục đích, tránh những nguy cơ tiềm ẩn khi dùng thuốc không đúng cách, mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
1. Tác dụng
Tác dụng của cefamandole là gì?
Cefamandole cần thiết cho việc điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như nhiễm trùng đường tiểu, viêm phổi, viêm màng bụng, nhiễm trùng máu, da và xương khớp gây ra bởi một chuỗi các vi sinh vật.
Bạn nên dùng cefamandole như thế nào?
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi bạn bắt đầu sử dụng thuốc này và mỗi lần bạn dùng lại thuốc. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về thông tin thuốc, hãy tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ.
Liều dùng được dựa trên tình trạng bệnh lý và khả năng đáp ứng điều trị của bạn. Không được tự ý ngừng thuốc, uống nhiều hoặc thường xuyên hơn chỉ định của bác sĩ.
Báo với bác sĩ nếu tình trạng bệnh của bạn không thuyên giảm hoặc diễn tiến nặng hơn.
Bạn nên bảo quản cefamandole như thế nào?
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng cefamandole cho người lớn là gì?
Giới hạn liều lượng thông thường cho cefamandol là từ 500 mg đến 1 g sau mỗi 4 đến 8 giờ đồng hồ.
Đối với bệnh nhiễm trùng cấu trúc da và viêm phổi đơn giản , liều lượng thuốc đầy đủ là 500 mg sau mỗi 6 giờ đồng hồ.
Đối bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu đơn giản, liều lượng thuốc đầy đủ là 500 mg sau mỗi 8 giờ. Đối với các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nghiêm trọng hơn, có thể cần liều lượng thuốc là 1 g sau mỗi 8 giờ đồng hồ.
Đối với các bệnh nhiễm trùng nặng, có thể dùng liều thuốc 1 g trong khoảng thời gian 4 đến 6 giờ đồng hồ.
Đối với các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm chết người hoặc các bệnh nhiễm trùng do các sinh vật ít phổ biến hơn, có thể cần liều thuốc lên đến 2 g sau mỗi 4 giờ đồng hồ (12 g/ngày).
Liều dùng cefamandole cho trẻ em là gì?
Liều cho trẻ em thường trong khoảng 50 đến 100 mg/kg/ngày, chia thành các liều bằng nhau sau mỗi 4 đến 8 giờ đồng hồ. Có thể tăng lên đến tổng liều lượng hằng ngày là 150 mg/kg (không được vượt quá liều lượng tối đa dành cho người lớn) đối với các bệnh nhiễm trùng nặng.
Cefamandole có những dạng và hàm lượng nào?
Cefamandol có những dạng và hàm lượng sau:
Bột pha đông khô, thuốc tiêm: 1 g/10 mL, 2 g/20 mL.
3. Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cefamandole?
Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:
Các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc có thể xuất hiện trong hoặc sau khi điều trị bằng thuốc kháng sinh. Chứng buồn nôn và nôn hiếm khi xảy ra. Khi thuốc này được sử dụng chung với một loại kháng sinh penicillins và một số các loại thuốc kháng sinh cephalosporins khác, bệnh viêm gan ngắn hạn và vàng da ứ mật hiếm khi xảy ra. Chứng quá mẫn cảm: Sốc phản vệ, phát ban dạng dát sần, mày đay, tăng tế bào bạch cầu gây ra dị ứng và bệnh ký sinh trùng, và sốt do thuốc có thể xảy ra. Các phản ứng này thường có khả năng xuất hiện nhiều hơn ở những bệnh nhân có tiền sử bị mắc chứng dị ứng, đặc biệt là với penicillins. Máu: Chứng giảm tiểu cầu hiếm khi xảy ra. Chứng giảm bạch cầu trung tín có thể xảy ra, đặc biệt là đối với quá trình điều trị lâu dài. Gan: Tăng chỉ số SGOT, SGPT, và ALP khi xét nghiệm men gan trong thời gian ngắn đã được ghi nhận. Thận: Chứng giảm lượng thanh thải creatinin được phát hiện ở những bệnh nhân bị mắc chứng suy thận trước đó, mức độ tăng nhất thời của chỉ số BUN đôi khi được theo dõi cùng với cefamandole; tần số của mức độ tăng nhất thời của chỉ số BUN thường tăng cao ở những bệnh nhân trên 50 tuổi. Trong một số những trường hợp này, có thể xảy ra sự tăng nhẹ lượng creatinine trong máu. Phản ứng tại chỗ: Chứng đau nhức ở vùng tiêm bắp thì ít khi xảy ra. Chứng viêm tĩnh mạch huyết khối, dù hiếm, nhưng vẫn có thể xảy ra.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
4. Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng cefamandole bạn nên biết những gì?
Trước khi dùng cefamandole, báo với bác sĩ:
Nếu bạn dị ứng với Cefamandole hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác. Báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm thuốc được kê toa và không kê toa, thực phẩm chức năng, vitamin và thảo dược. Nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc cho con bú. Nếu bạn mắc chứng quá mẫn cảm với penicillins, chứng suy thận; chứng rối loạn chuyển hóa porphyrin. Theo dõi tình trạng của thận và máu. Thuốc này có thể gây xuất huyết (phản ứng thuận nghịch với vitamin K).
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc B đối với thai kỳ, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:
A= Không có nguy cơ; B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu; C = Có thể có nguy cơ; D = Có bằng chứng về nguy cơ; X = Chống chỉ định; N = Vẫn chưa biết.
5. Tương tác thuốc
Cefamandole có thể tương tác với thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng tới cefamandolekhông?
Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến cefamandole?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
6. Khẩn cấp/Quá liều
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc Cefamandole mà eLib.VN đã tổng hơp được. Mọi thông tin về cách sử dụng, liều dùng mọi người nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Cetylpyridinium - Chữa đau họng
- doc Thuốc Cefprozil - Điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Cefadroxil - Điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Ceftizoxime - Điều trị bệnh nhiễm khuẩn mức độ nặng
- doc Thuốc Ceftazidime - Điều trị bệnh nhiễm khuẩn
- doc Thuốc Cefazolin - Điều trị nhiều chứng bệnh nhiễm trùng
- doc Thuốc Cefoxitin - Điều trị bệnh nhiễm khuẩn
- doc Thuốc Cefpodoxime - Điều trị bệnh nhiễm khuẩn
- doc Thuốc Cefdinir - Điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Cefoperazone - Điều trị các bệnh nhiễm trùng
- doc Thuốc Cefetamet - Điều trị các bệnh nhiễm trùng
- doc Thuốc Celiprolol - Điều trị tăng huyết áp
- doc Thuốc Cefradine - Điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn
- doc Thuốc Cefepime - Điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn
- doc Thuốc Cefalotin - Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Cefatrizine - Điều trị nhiễm trùng do nhiều vi khuẩn
- doc Thuốc Cefaclor - Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Cefmetazole - Điều trị các bệnh nhiễm trùng
- doc Thuốc Cefalexin - Điều trị nhiều chứng bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Cefixime - Điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn
- doc Thuốc Cefpiramide - Điều trị nhiều loại nhiễm trùng
- doc Thuốc Ceftriaxone - Điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Ceftibuten - Điều trị bệnh nhiễm khuẩn
- doc Thuốc Cefditoren - Điều trị bệnh nhiễm khuẩn
- doc Thuốc Cefmenoxime - Điều trị nhiễm trùng phụ khoa và sản khoa
- doc Thuốc Cebraton - Phòng và điều trị suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh
- doc Thuốc Ceelin Pop – Rock® - Phòng và trị thiếu vitamin C ở trẻ sơ sinh và trẻ em
- doc Thuốc Ceelin® - Phòng và trị thiếu vitamin C ở trẻ sơ sinh và trẻ em
- doc Thuốc Cefaclor 125mg - Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và hô hấp dưới
- doc Thuốc Cefdinir 125 - Điều trị các chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm tai giữa
- doc Thuốc Cefdinir 300mg - Điều trị viêm phổi, viêm xoang cấp tính
- doc Thuốc Cefixime Uphace 50 - Kháng sinh diệt khuẩn
- doc Thuốc Cefobid® - Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn
- doc Thuốc Cefodizime - Kháng khuẩn Citrobacter
- doc Thuốc Cefoperazone + sulbactam - Kháng sinh diệt khuẩn
- doc Thuốc Cefotaxime - Điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Cefotaxime + sulbactum - Kháng sinh diệt khuẩn
- doc Thuốc Cefotiam - Dự phòng các bệnh nhiễm trùng do phẫu thuật
- doc Thuốc Cefpirome - Kháng sinh trị nhiễm khuẩn
- doc Thuốc Cefsulodin - Chống lại vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa
- doc Thuốc Ceftanir - Điều trị nhiễm khuẩn
- doc Thuốc Ceftezole - Điều trị các bệnh nhiễm trùng
- doc Thuốc Cefuroxim 250mg - Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, viêm tai giữa
- doc Thuốc Cefuroxime - Điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Celestoderm® - Điều trị zeczema, bệnh vẩy nến
- doc Thuốc Celetran - Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh Lyme
- doc Thuốc Celexa® - Điều trị chứng trầm cảm
- doc Thuốc Cellcept® - Hỗ trợ thải ghép cấp ở bệnh nhân ghép tim, gan, thận
- doc Thuốc Cetirizine - Điều trị viêm mũi dị ứng
- doc Thuốc Cepacol® - Giảm sưng, đau miệng
- doc Thuốc Cepastat® - Điều trị các cơn đau miệng
- doc Thuốc Cephalexin - Điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Cepodem® - Điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
- doc Thuốc Ceporex® - Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn
- doc Thuốc Cerecaps - Tăng lưu thông máu, tăng lưu lượng máu lên não
- doc Thuốc Ceritine - Điều trị chứng viêm mũi dị ứng
- doc Thuốc Ceritinib - Điều trị ung thư phổi
- doc Thuốc Cervagem - Làm giãn và mềm cổ tử cung
- doc Thuốc Cetavlon® - Điều trị da bị nhiễm khuẩn
- doc Thuốc Cetimed® - Điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng
- doc Thuốc Cetirizin Domesco - Điều trị dị ứng
- doc Thuốc Cetirizine + pseudoephedrine - Giảm các triệu chứng dị ứng
- doc Thuốc Cetornan® - Bổ sung dinh dưỡng cho người cao tuổi
- doc Thuốc Cetrimide - Điều trị vết bỏng nhẹ, vết thương
- doc Thuốc Cetrimide + chlorhexidine - Sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn
- doc Thuốc Cetrizet® - Giảm lượng histamin trong cơ thể
- doc Thuốc Cetrorelix - Điều trị hỗ trợ khả năng sinh sản
- doc Thuốc Cetuximab - Điều trị bệnh ung thư đại tràng hoặc trực tràng
- doc Thuốc Cevimeline - Điều trị các triệu chứng khô miệng
- doc Thuốc Cézil-D® - Hạ sốt