Ánh trăng Ngữ văn 9
Bài thơ “Ánh trăng” ghi lại một thoáng, suy tư của nhà thơ trước cái điều vô tình dễ gặp ấy. Bài thơ là tiếng lòng, là cảm xúc và suy ngẫm của riêng nhà thơ nhưng không phải chỉ bó hẹp như thế mà nó có ý nghĩa nhắc nhở, gợi suy nghĩ và liên tưởng cho mọi người, nhất là những người đã từng gắn bó với quá khứ gian lao hào hùng của dân tộc và cho cả thế hệ tương lai. eLib đã biên soạn bài học này một cách đầy đủ và chi tiết nhất, mời các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả
- Nguyễn Duy (1948).
- Tên khai sinh: Nguyễn Duy Nhuệ
- Quê: Thanh Hoá.
- Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì khỏng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Đến năm 1966 ông bắt đầu nhập ngũ và trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin và tham gia chiến đấu ở nhiều mặt trận. Sau chiến dịch biên giới phía Bắc năm 1979 ông giải ngũ và làm việc tại Tuần báo Văn Nghệ Hội nhà văn Việt Nam.
- Nguyễn Duy đã theo con đường làm thơ từ rất sớm, khi ông còn đang là một học sinh trường cấp 3 Lam Sơn. Ông được coi là một trong những cây bút tài hoa không chỉ bởi ở ngôn ngữ thơ mà còn ở hình tượng sáng tác gợi cảm, chân quê.
- Năm 1973, nhà thơ Nguyễn Duy đã đạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Giọt nước mắt và nụ cười, Tre Việt Nam. Ngoài thơ, ông còn viết nhiều tiểu thuyết và bút ký.
- Từ năm 1977 ông là đại diện thường trú của báo Văn nghệ tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Được nhận giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1972 -1973.
- Năm 2007, nhà thơ Nguyễn Duy được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.
1.2. Tác phẩm
- Bài thơ: “Ánh trăng” được sáng tác năm 1978(ba năm sau khi nước nhà thống nhất) tại thành phố Hồ Chí Minh.Bài thơ được in trong tập thơ từng được tặng giải A của hội nhà văn Việt Nam năm 1984.
- Bố cục: 3 đoạn
+ Đoạn 1: 2 khổ đầu → Quan hệ giữa người và trăng trong quá khứ.
+ Đoạn 2: Khổ thứ 3 - 4 → quan hê giữa người và trăng trong hiện tại.
+ Đoạn 3: Khổ 5 - 6 → Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ
" Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
- Vầng trăng gắn với tuổi thơ thời thơ ấu: Hồi nhỏ sống với đồng với bể.
- Trăng gắn với những năm tháng quân ngũ ở rừng.
⇒ Trăng trở thành người bạn tri kỉ.
- Nghệ thuật: nhân hoá → trăng gần gũi thân thiết gắn bó với người
- Khi đó con người sống giản dị, thanh cao,chân thật trong sự hoà hợp, gần gũi với thiên nhiên: “ Trần trụi với thiên nhiên…. cây cỏ”
⇒ Đó là ánh trăng tri kỉ đẹp đẽ ân tình, gắn với hạnh phúc và gian lao của mỗi người, của đất nước.
2.2. Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại
“ Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường”
- Người sống ở những buyn - đinh cao tầng,có đầy đủ tiện nghi hiện đại, có điện thắp sáng suốt ngày đêm.
- Trăng trở nên xa lạ, không còn gắn bó với người như trước nữa, thậm chí cả 2 đều tự thấy xa lạ với nhau
- Thời gian, không gian sống đổi thay, điều kiện sống cũng khác: con người có ánh điện,cửa gương nên coi thường, dửng dưng,vì không còn cần đến trăng.
⇒ Cuộc sống hiện đại,tiện nghi dễ làm con người ta quên đi những giá trị trong quá khứ.
“ Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
- Tình huống: mất điện bất ngờ “thình lình”->người vội vã đi tìm nguồn sáng
“ vội bật tung cửa sổ”
⇒ Trăng hiện lên bất ngờ: một vầng trăng tròn đầy, vẹn nguyên.
2.3. Cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật trữ tình
“Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.”
- Cảm xúc “ có cái gì rưng rưng”
- "rưng rưng” → niềm xúc động dâng trào, dung động,xao xuyến, gợi nhớ thương.
+ Gặp lại người bạn tri kỉ,tình nghĩa thuỷ chung ngày nào.
+ Ánh trăng tròn đầy,vẹn nguyên làm sống dậy một thời quá khứ đẹp đẽ.
- Điệp từ “là”, phép liệt kê(sông, đồng, bể, rừng ) liên tiếp dồn dập diễn tả kỉ niệm trong quá khứ ùa về.
- Trăng luôn là vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên.
- Trăng bao dung độ lượng, tình nghĩa thuỷ chung không đòi hỏi đền đáp.
- Trăng “ im phăng phắc”: sự nghiêm khắc nhắc nhở,sự trách móc trong im lặng.
- Cái “giật mình” đáng trân trọng của con người đi tìm lại chính mình, tự thấy phải thay đổi cách sống để tự hoàn thiện mình.
⇒ Con người phải biết trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp trong quá khứ.
3. Tổng kết
- Từ một tâu chuyện riêng, bài thơ như một lời nhắc nhở chính mình, củng cố, cảnh tỉnh ở người đọc về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung với qúa khứ.
- Kết cấu: Giống như một câu chuyện nhỏ kể theo trình tự thời gian, không gian có diễn, có nhân vật và sự việc.
- Giọng thơ: lúc tâm tình tự nhiên, khi dâng cao ngỡ ngàng, khi thiết tha trầm lắng suy tư.
- Thể thơ năm chữ: kết hợp hài hoà tự sự,trữ tình, nghị luận;tiết tấu nhịp nhàng, mỗi khổ viết liền mạch như một câu thơ, tạo sức truyền cảm.
- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: So sánh, nhân hoá, điệp từ.
- Hình ảnh “ánh trăng” mang ý nghĩa biểu tượng.
4. Luyện tập
Câu 1. Phát biểu ngắn gọn về giá trị tư tưởng của bài thơ Ánh trăng.
Gợi ý làm bài:
- Ánh trăng cần căn cứ vào vẻ đẹp, ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng, về chủ đề của bài thơ, cần gắn với đạo lí, lẽ sống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Từ đây, chúng ta càng nhận ra ý nghĩa nhắc nhở thấm thía của bài thơ.
- Từ một tâu chuyện riêng, bài thơ như một lời nhắc nhở chính mình, củng cố, cảnh tỉnh ở người đọc về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung với qúa khứ.
Câu 2. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Ánh trăng - Nguyễn Duy.
Gợi ý làm bài:
- Kết cấu.
- Giọng thơ.
- Thể thơ.
- Biện pháp tu từ.
- Hình ảnh ánh trăng mang ý nghĩa biểu tượng.
5. Kết luận
Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Hiểu những kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
Tham khảo thêm
- doc Phong cách Hồ Chí Minh Ngữ Văn 9
- doc Các phương châm hội thoại Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh Ngữ Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Ngữ văn 9
- doc Các phương châm hội thoại (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Chuyện người con gái Nam Xương Ngữ văn 9
- doc Xưng hô trong hội thoại Ngữ văn 9
- doc Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Sự phát triển của từ vựng Ngữ văn 9
- doc Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút) Ngữ văn 9
- doc Hoàng Lê nhât thống chí (Hồi thứ 14) Ngữ văn 9
- doc Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Truyện Kiều của Nguyễn Du Ngữ văn 9
- doc Chị em Thúy Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Cảnh ngày xuân (Trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Thuật ngữ Ngữ văn 9
- doc Miêu tả trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Kiều ở lầu Ngưng Bích trích truyện Kiều Ngữ văn 9
- doc Mã Giám Sinh mua Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Trau dồi vốn từ Ngữ văn 9
- doc Thúy Kiều báo ân báo oán Ngữ văn 9
- doc Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt Nga Ngữ văn 9
- doc Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng Ngữ văn 9
- doc Đồng chí Ngữ văn 9
- doc Bài thơ về tiểu đội xe không kính Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Nghị luận trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Đoàn thuyền đánh cá Ngữ văn 9
- doc Bếp lửa Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Tập làm thơ tám chữ Ngữ văn 9
- doc Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về từ vưng (Luyện tập tổng hợp) Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Ngữ văn 9
- doc Làng Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 9
- doc Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Ngữ văn 9
- doc Lặng lẽ Sa Pa Ngữ văn 9
- doc Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Người kể chuyện trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Chiếc lược ngà Ngữ văn 9
- doc Ôn tập Phần tập làm văn Ngữ văn 9
- doc Cố hương Ngữ văn 9
- doc Những đứa trẻ Ngữ văn 9