Bắc Sơn Ngữ văn 9

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm được xung đột, diễn biến hành động kịch và ý nghĩa tư tưởng của đoạn kịch Bắc Sơn. Đồng thời, bài học này còn giúp các em nắm được nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Bắc Sơn Ngữ văn 9

1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả:

- Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960). Quê: Dục Tú - Đông Anh - Hà Nội.

- Ông là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng.

- Ông là người sáng lập đồng thời là giám đốc đầu tiên của Nhà xuất bản Kim Đồng.

- Nguyễn Huy Tưởng mất ngày 25 tháng 7 năm 1960 tại Hà Nội, khi ông mới 48 tuổi. Tên của ông được đặt cho một phố của thủ đô Hà Nội.

- Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.

b. Tác phẩm:

- Kịch Bắc Sơn đc sáng tác và đưa lên sân khấu năm 1946. Vở kịch ra đời trong không khí sôi nổi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Bố cục được chia thành hai phần như sau:

+ Phần 1: Lớp kịch thứ nhất -> Thơm bình tĩnh cứu hai chiến sĩ cách mạng.

+ Phần 2: Lớp kịch thứ hai -> Nhân vật Ngọc, Thái và Cửu.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Thơm bình tĩnh cứu hai chiến sĩ cách mạng

- Vở kịch Bắc Sơn mở đầu bằng một tình huống đầy kịch tính, có sự xung đột giữa những chiến sĩ cách mạng yêu nước và kẻ thù của dân tộc (trong nội tâm: Thơm, bà cụ Phương; trong sự đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu; trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, kẻ thù truy lùng chiến sĩ cách mạng).

- Tình huống căng thẳng, bất ngờ: Thái, Cửu trốn Ngọc lại chạy vào nhà Ngọc

- Thơm, buộc Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát và Thơm thấy rõ bộ mặt phản động của chồng.

-> Tình huống tạo bước ngoặt trong nhân vật thơm.

- Thơm là một người phụ nữ có cha mẹ và em đều hướng về tham gia cách mạng, Thơm là vợ Ngõ, trong khi đó thì Ngọc lại là một tên nho lại trong bộ máy cai trị của Pháp. Được chồng chiều chuộng, cô đứng ngoài phong trào khi cuộc khởi nghĩa nổ ra - dù cha và em trai tích cực tham gia kháng chiến.

- Thơm quý trọng ông giáo Thái - cán bộ cách mạng đến củng cố phong trào.

- Khi lực lượng bị đàn áp, cha và em hi sinh, Thơm ân hận, càng bị giày vò khi Ngọc làm tay sai dẫn Pháp về đánh úp lực lượng.

- Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em hi sinh, mẹ bỏ đi, Ngọc dần lộ rõ bộ mặt Việt gian bằng số tiền thưởng.

- Ngọc sẵn sàng dễ dàng thoả mãn nhu cầu ăn diện của vợ.

- Sự băn khoăn, nghi ngờ đối với Ngọc ngày càng tăng (đối thoại ở lớp III).

- Thơm đã đứng trước một sự lựa chọn đầy căng thẳng đó chính là có nên lựa chọn đứng về phía cách mạng. Thái và Cửu bị Ngọc truy lùng, chạy nhầm vào chính nhà Thơm.

- Thơm nhận ra phải che giấu Thái và Cửu trong buồng của mình; luồn tắt rừng suốt đêm để báo tin cho quân du kích kịp thời đối phó.

=> Cách mạng không thể bị tiêu diệt, nó vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian.

2.2. Nhân vật Ngọc, Thái và Cửu

- Ngọc: nho lại, nuôi tham vọng ngoi lên để thoả mãn ham muốn địa vị, quyền lực và tiền tài. Bản chất Việt gian, truy lùng chiến sĩ cách mạng; cố che giấu vợ bản chất và hành động của mình bằng việc chiều chuộng vợ nhưng tâm địa vẫn cứ lộ ra.

- Thái - Cửu: nhân vật phụ, xuất hiện trong chốc lát. Thái thì bình tĩnh, sáng suốt, củng cố được lòng tin của Thơm vào cách mạng. Cửu thì hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu sự chín chắn; nghi ngờ Thơm, định bắn cô; cuối cùng hiểu và tin cô.

=> Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng một tình huống kịch đầy trớ trêu cùng với những nhân vật có tính cách vô cùng tiêu biểu nhằm thể hiện được sự phát triển của vở kịch.

3. Tổng kết

- Về nội dung: Lòng yêu nước cùng với thái độ sống nhân hậu, Thơm đã đứng về phía cách mạng, bảo vệ các chiến sĩ cách mạng, sự mến phục cán bộ cách mạng, mối thù cha và em bị giặc giết… tạo thành sự thúc đẩy mạnh mẽ khiến Thơm có hành động khôn ngoan và sáng suốt tìm mọi cách cứu thoát hai cán bộ.

- Về nghệ thuật:

+ Nhịp điệu, giọng điệu phù hợp với từng đoạn của hành động kịch.

+ Đối thoại bộc lộ rõ nội tâm, tính cách nhân vật.

4. Luyện tập

Câu 1: Em hãy viết đoạn văn ngắn nói lên ý nghĩa của vở kịch Bắc Sơn.

Gợi ý trả lời:

Qua văn bản kịch "Bắc Sơn" người đọc hiểu hơn về những người dân yêu nước tha thiết trong cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, chúng ta có thể thấy vở kịch “Bắc Sơn” là một vở kịch viết về đề tài chiến tranh, với những tình huống, xung đột kịch mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng, chân dung của con người cách mạng đã xuất hiện rõ nét, đứng trước những sự lựa chọn khó khăn, cuối cùng Thơm vẫn theo và tin tưởng cách mạng, gác bỏ tình cảm cá nhân mà theo tình cảm đất nước. Đây cũng là nhân vật tư tưởng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, thể hiện được lòng tin của nhà văn vào cách mạng.

Câu 2: Em hãy chỉ ra những thành công của vở kịch "Bắc Sơn".

Gợi ý trả lời:

- Thành công đặc sắc của vở kịch Bắc Sơn phải kể đến tình huống kịch đầy căng thẳng đã tái hiện được sự đối đầu gay gắt giữa các chiến sĩ cách mạng với kẻ thù của dân tộc, trong cuộc đấu tranh ấy, cách mạng là vì dân, biết dựa vào dân, được dân đùm bọc, thương yêu, bảo vệ, sự nghiệp của cách mạng nhất định thắne lợi vẻ vang.

- Chân lí ấy đến với người đọc chúng ta đầy sức thuyết phục bới nó gắn với những hoàn cảnh cụ thể, những số phận con người cụ thế thông qua những xung đột dữ dội mà có được sự trưởng thành.

- Bài học về cách mạng đầy máu và nước mắt do đó không thể giản đơn, hời hợt.

5. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Hiểu đặc trưng cơ bản của thể loại kịch.

- Nắm được tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn xảy ra và nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.

- Rèn kĩ năng đọc hiểu một văn bản kịch.

- Bồi dưỡng tình yêu nước, hiểu ý nghĩa của cuộc cách mạng.

Ngày:18/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM