Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9

Bài học Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9 giúp các em hiểu được thế nào là đối thoại, thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự. eLib đã biên soạn bài học này một cách chi tiết và đầy đủ nhất, mời các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt!

Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9

1. Ví dụ

- Ví dụ 1:

Hôm nay lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc.

(Nam Cao)

- Ví dụ 2:

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là người đáng thương; không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình đê nghĩ đến một cái gì khác đâu?

Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."

(Nam Cao)

2. Kết luận

- Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.

- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại thể hiện bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một phần gạch đầu dòng).

- Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.

3. Luyện tập

Câu 1. Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

Gợi ý làm bài:

Kết thúc buổi liên hoan chia tay, tôi mang trong lòng một nỗi buồn nặng trĩu. Ngày mai tôi sẽ rời xa Hà Nội để đi du học, vậy mà người bạn thân nhất của tôi là Hằng lại không đến tham dự. Đang lan man suy nghĩ, bỗng có tiếng nói của Lan cất lên từ phía sau:

- Cậu đang suy nghĩ điều gì mà nhìn tâm trạng thế?

- Tôi quay lại nhìn Lan và trả lời:

- Ừ, không có gì đâu.

- Tớ biết cậu đang buồn vì Hằng không thể tới, nhưng hãy thông cảm cho bạn ấy nhé, mẹ bị ốm phải vào viện. Hằng có gửi cho cậu một lá thư và một món quà kỉ niệm đây.

- Tôi mở lá thư ra đọc, từng dòng chữ khiến tôi bồi hồi xúc động. Hằng vẫn nhớ tất cả những kỉ niệm giữa chúng tôi ư? Dù bận chăm sóc mẹ ốm nhưng Hằng vẫn rất chu đáo, phải chăm tôi đã trách lầm Hằng? Lúc này tự dưng trong lòng tôi dâng lên một niềm cảm xúc khó tả. Không thể kìm nén nổi lòng mình, tôi thốt lên:

- Hằng ơi! Cậu mãi là người bạn tốt của tớ trong cuộc đời này.

Câu 2. Em hãy phân biệt đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm.

Gợi ý làm bài:

- Đối thoại là: Hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản, đối thoại được thể hiện bằng các gạch ngang ở đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch ngang ở đầu dòng).

- Độc thoại: Lời nói của một người nào dó hướng tới một ai đó trong tưởng tượng hoặc nói với chính mình. Trong văn bản, người độc thoại cất thành lời và trước câu nói có gạch ngang ở đầu dòng.

- Độc thoại nội tâm: Lời nói của một người nào đó không nhằm vào một ai hoặc nói với chính mình. Trong văn bản, người độc thoại không cất thành lời và trước câu nói không có gạch ngang ở đầu dòng.

4. Kết luận

Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Nắm được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự.

- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

Ngày:05/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM