Thúy Kiều báo ân báo oán Ngữ văn 9

Bài học Thúy Kiều báo ân báo oán Ngữ văn 9 tập 1 sẽ giúp các em thấy được tấm lòng nhân nghĩa, vị tha của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm quần chúng nhân dân. eLib đã biên soạn bài học này một cách đầy đủ và chi tiết nhất. Chúc các em học tập tốt!

Thúy Kiều báo ân báo oán Ngữ văn 9

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

- Quên quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

- Gia đình: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Chính điều này là cái nôi nuôi dưỡng tài năng văn học của Nguyễn Du.

- Thời đại: Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới ngòi bút của Nguyễn Du khi viết về hiện thực đời sống.

- Cuộc đời: cuộc đời từng trải, phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du vốn sống phong phú và niềm thông cảm sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

- Sự nghiệp văn học: sáng tác của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị cả chữ Hán và chữ Nôm.

1.2. Tác phẩm

- Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở cuối phần thứ hai (Gia biến và lưu lạc).

- Kết cấu đoạn thơ: 

+ Mười hai câu đầu: Thúy Kiều báo ân (trả ơn Thúc Sinh).

+ Những câu còn lại: Thúy Kiều báo oán (Cuộc đối đáp giữa Kiều và Hoạn Thư)

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Cảnh Thúy Kiều trả hơn Thúc Sinh

- Hình ảnh tội nghiệp của Thúc Sinh làm Kiều động lòng trắc ẩn và tạo nên sự bất ngờ trong việc trả ơn, báo oán tiếp theo.

- Qua lời nói của Kiều, có thể thấy nàng rất trọng tấm lòng và sự giúp đỡ mà Thúc Sinh dành cho nàng trong cơn hoạn nạn:

+ Thúc Sinh đưa Kiều ra khỏi lầu xanh, cứu nàng thoát khỏi cảnh đời ô nhục. Cùng với chàng Thúc, Kiều có những tháng ngày êm ấm trong cuộc sống gia đình. nàng gọi đó là "nghĩa nặng nghìn non". Trong hình thức của cách nói văn chương, sách vở lá tấm lòng biết ơn chân thật của Kiều. Hai chữ "người cũ" tiếng Việt mang sắc thái thân mật, gần gũi, khác với hai chữ "cố nhân" mang sắc thái trang trọng.

+ Vì gắn bó với Thúc Sinh mà đời Kiều một lần khổ với thân phận làm lẽ đau đớn hơn một kẻ tôi đòi. Tuy nhiên Kiều hiểu nỗi đau khổ của nàng không phải do Thúc Sinh gây ra mà thủ phạm là Hoạn Thư. Thúy Kiều thấu hiểu hoàn cảnh của Thúc Sinh: "Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?". Với Kiều thì dù có "Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân" cũng chưa dễ xứng với ân nghĩa của Thúc Sinh. Tấm lòng "nghĩa nặng nghìn non" thì gấm vóc, bạc vàng nào cũng có thể cân được.

+ Khi nói với Thúc Sinh, Kiều xưng hô là: Sâm Thương. thể hiện sự trân trọng của nàng Kiều.

- Trong khi nói với Thúc Sinh, Kiều đã nói về Hoạn Thư. Điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều đang còn quá xót xa. Lúc cói về Hoạn Thư, ngôn ngữ của Kiều hết sức nôm na, bình dị. Nàng dùng những thành ngữ thuộc "kẻ cắp gặp bà già", "kiến bò miệng chén" với những từ Việt dễ hiểu. Hành động trừng phạt cái ác theo quan điểm của nhân dân phải được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân.

2.2. Cuộc đối đáp giữa Kiều và Hoạn Thư ở cảnh báo oán

- Nàng vẫn dùng cách xưng hô như hồi còn làm hoa nô của nhà họ Hoạn, vẫn một điều "chào thưa", hai điều "tiểu thư". Cách xưng hô này trong hoàn cảnh giữa Kiều và Hoạn Thư đã có sự thay đổi ngôi bậc đổi ngôi là một đòn mỉa mai quất mạnh và danh gia họ Hoạn.

- Đối tượng là Hoạn Thư, phù hợp với con người "Bề ngoài thơn thớt nói cười Bề trong nham hiểm giết người không dao". Giọng điệu mỉa mai đay nghiến của Kiều cho thấy nàng quyết trừng trị Hoạn Thư theo đúng quan niệm "Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa". Trước lời nói, thái độ của Kiều, phút giây đầu Hoạn Thư có "hồn lạc, phách xiêu". Nhưng ngay trong hoàn cảnh ấy, Hoạn Thư vẫn kịp "liệu điều kêu ca". Đây quả là con người khôn ngoan, giảo hoạt.

+ Hoạn Thư đã biện bạc để mình trở thành nạn nhân.

+ Tiếp đến Hoạn Thư kể lại "công" đã cho Kiều ra viết kinh ở gác Quan Âm và không bắt giữ khi nàng bỏ trốn khỏi nhà họ Hoạn.

+ Cuối cùng Hoạn Thư nhận tất cả tội lỗi về mình.

 - Qua cách lí lẽ để gỡ tội, có thể thấy Hoạn thư "sâu sắc nước đời" đến "quỷ quái tinh ma". Tuy nhiên việc Hoạn Thư được tha bổng không hoàn toàn phụ thuộc váo sự "tự bào chữa" mà chủ yếu do tấm lòng độ lượng của Kiều. Đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán một lần nữa đã làm ngời lên tấm lòng vị tha nhân hậu của người con gái họ Vương.

- Từ thân phận con người bị áp bức, đau khổ, Thúy Kiều trở thành vị quan tòa cầm cán cân công lí. Đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán là sự phản ánh khát vọng ước mơ công lí chính nghĩa của thời đại Nguyễn Du.

3. Tổng kết

Qua ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn Du đã làm nổi bật tính cách nhân vật Thúy kiều và nhân vật Hoạn Thư. Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán là sự thể hiện ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân công lí, "ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác".

4. Luyện tập

Câu 1. Thử lí giải vì sao Nguyễn Du để cho nhân vật Thuý Kiều dùng nhiều từ Hán Việt và vận dụng điển cố khi nói với Thúc Sinh, còn khi nói về Hoạn Thư, nói với Hoạn Thư, nhà thơ lại để cho Kiều dùng nhiều từ thuần Việt và vận dụng những thành ngữ dân gian ?

Gợi ý làm bài:

- Khi nói với Thúc Sinh Kiều xưng hô : nghĩa, tòng, phụ, cố nhân,... kết hợp với điển cố Sâm Thương. Cách nói trang trọng.

- Khi nói về Hoạn Thư, nói với Hoạn Thư Kiều xưng hô: quỷ quái tinh ma ; kẻ cắp, bà già gặp nhau ; kiến bò miệng chén ; càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều,... Cách nói hết sức nôm na, bình dị, dễ hiểu này phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp. Hành động trừng phạt cái ác theo quan điểm của nhân dân được diễn đạt bằng lời nói.

Câu 2. Phân tích những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí, nhất quán trong tính cách Thuý Kiều trong đoạn thơ này.

Gợi ý làm bài:

Chàng Thúc đã đưa Kiều ra khỏi lầu xanh, cứu nàng thoát khỏi cảnh đời ô nhục, đem đến cho nàng những ngày tháng êm ấm của cuộc sống gia đình. Cùng với tấm lòng trọng ơn nghĩa, ở Thuý Kiều còn có lòng khoan dung. Không thấy được sự thống nhất giữa tinh thần trọng ơn nghĩa với lòng khoan dung ấy thì khó mà lí giải được những hành động đối lập nhau của Kiều xảy ra cùng một lúc. Qua lời nói, khi mỉa mai "Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây !", khi thẳng thừng : "Đàn bà dễ có mấy tay - Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!”,… có thể thấy Kiều đã xác định không lầm "Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư". 

5. Kết luận

Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Thấy được tấm lòng nhân nghĩa, vị tha của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm quần chúng nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên thực hiện công lí "ở hiền, ở ác gặp ác".

- Thấy được thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du: khắc họa tính cách qua ngôn ngữ đối thoại.

- Biết vận dụng bài học để phân tích tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.

Ngày:01/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM