Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 9
Bài học Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em nắm được một số nội dung tiếng Việt đã học ở học kì I. eLib đã biên soạn bài học này một cách đầy đủ và chi tiết nhất, bám sát nội dung chương trình Ngữ văn 9. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé! Chúc các em học tập thật tốt!
Mục lục nội dung
1. Các phương châm hội thoại
- Phương châm về lượng.
- Phương châm về chất.
- Phương châm quan hệ.
- Phương châm cách thức.
- Phương châm lịch sự.
2. Xưng hô trong hội thoại
- Phương châm xưng hô cơ bản trong tiếng Việt: xưng hô thì khiêm, hô thì tôn. Phương châm này có nghĩa là : khi xưng hô, người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính. Cần lưu ý đây không chỉ là phương châm xưng hô riêng trong tiếng Việt mà còn là phương châm xưng hô trong nhiều ngôn ngữ phương đông, nhất là trong tiếng Hán, tiếng Nhật, tiếng triều Tiên.
- Riêng đối với tiếng Việt thì trong các từ ngữ xưng hô thời trước, phương châm này được thể hiện rõ hơn so với hiện nay.
- Những từ ngữ xưng hô thời trước: bệ hạ (từ dùng để gọi vua)..
- Những từ ngữ xưng hô hiện nay: quý ông, quý anh, quý bà, quý cô.. (từ dùng để gọi người đối thoại, tỏ ý lịch sự). Trong nhiều trường hợp, mặc dù người nói bằng tuổi hoặc thậm chí lớn hơn người nghe, nhưng người nói vẫn xưng là em và gọi người nghe là anh hoặc bác (gọi thay con). Đó là biểu hiện của phương châm xưng thì khiêm, hô thì tôn. Cách chị Dậu xưng hô với cai lệ lúc chị van nài hắn tha cho chồng mình cũng vậy.
- Trong tiếng Việt để xưng hô, có thể dùng không chỉ các đại từ xưng hô, mà còn có thể dùng các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp, tên riêng,... Mỗi phương tiện xưng hô đều thể hiện tính chất của tình huống giao tiếp (thân mật hay xả giao) và mối quan hệ giữa người nói với người nghe: (thân sơ, khinh hay trọng,...). Hầu như không có từ ngữ xưng hô trung hòa. vì thế, nếu không chú ý để lựa chọn được từ ngữ xưng hô thích hợp với tình huống và quan hệ thì người nói sẽ không đạt được kết quả giao tiếp như mong muốn, thậm chí trong nhiều trường hợp, giao tiếp không tiến triển được nữa.
3. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
3.1. Cách dẫn trực tiếp
- Khái niệm: Dẫn trực tiếp tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ cảu người hoặc nhân vật.
- Đặc điểm:
+ Được đặt trong dấu ngoặc kép, trước dấu hai chấm.
+ Sử dụng cách dẫn trực tiếp tạo sự khách quan cho cả người nói (viết) và người đọc (người nghe). Từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan và chính xác về những câu nói hay phát ngôn của người được trích dẫn cách nói trực tiếp.
+ Vì cách dẫn trực tiếp sẽ được trích dẫn y nguyên, không có bất kì sự thêm bớt nào khác của người trích dẫn. Sự thu nhận thông tin truyền tải sẽ hoàn toàn được bảo toàn, khách quan, do vậy sẽ giảm được tính chịu trách nhiệm của người trích dẫn bởi đảm bảo được sự bảo toàn, độ chân thực, khách quan với những thông tin được nói đến.
3.2. Cách dẫn gián tiếp
- Khái niệm: Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh lại cho thích hợp.
- Đặc điểm:
+ Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép, mà được diễn đạt hòa cùng với lời văn của người dẫn.
+ Người nói (người viết) không cần phải trích dẫn thông tin chính xác y nguyên như những gì được nghe, được đọc. Người nói hoặc người viết có thể cắt bỏ và thêm bớt cho thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp (thuận lợi hơn trong diễn đạt:rút gọn để có sự mạch lạc, tránh rườm rà, hợp với văn phòng, cá tính riêng của từng người). Tuy nhiên vẫn đảm bảo và xoay quanh đại ý của những thông tin được nghe.
4. Luyện tập
Câu 1. Hãy so sánh hai cách dẫn trực tiếp và gián tiếp sau đây:
Cách dẫn trực tiếp: Lan nói "Hôm qua tôi không đến đây".
Cách dẫn gián tiếp: Lan nói ngày hôm trước cô ấy không đến đây.
Tại sao khi chuyển từ cách dẫn trực tiếp sang gián tiếp như trên, chúng ta cần một số thay đổi : hôm qua - ngày hôm trước, tôi - cô ấy, đây - đấy ?
Gợi ý làm bài:
- Những từ hôm qua, tôi, đây là những từ đặc biệt: việc xác định đối tượng mà những từ này chỉ ra luôn luôn gắn với tình huống nói năng trực tiếp.
- Trong lời dẫn trực tiếp, vì Lan là người nói nên "hôm qua" là ngày hôm trước so với thời điểm Lan nói, "tôi" chỉ Lan (người nói) và "đây" chỉ nơi Lan nói.
- Trong lời dẫn gián tiếp tình huống đã thay đổi : người nói đã thay đổi (là người thực hiện việc trích dẫn), thời điểm nói đã thay đổi (là thời điểm thực hiện việc trích dẫn) và địa điểm nói đã thay đổi (là địa điểm thực hiện việc trích dẫn).
- Vì thế khi chuyển từ cách dẫn trực tiếp sang gián tiếp như trên, chúng ta cần một số thay đổi: hôm qua - ngày hôm trước, tôi - cô ấỵ, đây - đấy. Quy tắc này cũng được thấy ở các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v...
Câu 2. Cho nhận xét về những cách xưng hô như phụ huynh học sinh gọi thầy giáo (cô giáo) của con mình là thầy (cô), một người đàn ông (phụ nữ) gọi em trai của mình là chú (cậu). Hãy tìm những trường hợp xưng hô theo cách tương tự.
Gợi ý làm bài:
Đó là cách người nói xưng hô thay cho vai của một người khác - một cách xưng hô rất phổ biến trong giao tiếp của người Việt. Em tự tìm thêm những ví dụ tương tự.
5. Luyện tập
Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Nắm được các phương châm hội thoại, cách xưng hô trong hội thoại, cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.
- Kĩ năng phân tích.
Tham khảo thêm
- doc Phong cách Hồ Chí Minh Ngữ Văn 9
- doc Các phương châm hội thoại Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh Ngữ Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Ngữ văn 9
- doc Các phương châm hội thoại (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Chuyện người con gái Nam Xương Ngữ văn 9
- doc Xưng hô trong hội thoại Ngữ văn 9
- doc Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Sự phát triển của từ vựng Ngữ văn 9
- doc Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút) Ngữ văn 9
- doc Hoàng Lê nhât thống chí (Hồi thứ 14) Ngữ văn 9
- doc Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Truyện Kiều của Nguyễn Du Ngữ văn 9
- doc Chị em Thúy Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Cảnh ngày xuân (Trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Thuật ngữ Ngữ văn 9
- doc Miêu tả trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Kiều ở lầu Ngưng Bích trích truyện Kiều Ngữ văn 9
- doc Mã Giám Sinh mua Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Trau dồi vốn từ Ngữ văn 9
- doc Thúy Kiều báo ân báo oán Ngữ văn 9
- doc Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt Nga Ngữ văn 9
- doc Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng Ngữ văn 9
- doc Đồng chí Ngữ văn 9
- doc Bài thơ về tiểu đội xe không kính Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Nghị luận trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Đoàn thuyền đánh cá Ngữ văn 9
- doc Bếp lửa Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Tập làm thơ tám chữ Ngữ văn 9
- doc Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ngữ văn 9
- doc Ánh trăng Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về từ vưng (Luyện tập tổng hợp) Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Ngữ văn 9
- doc Làng Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 9
- doc Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Ngữ văn 9
- doc Lặng lẽ Sa Pa Ngữ văn 9
- doc Người kể chuyện trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Chiếc lược ngà Ngữ văn 9
- doc Ôn tập Phần tập làm văn Ngữ văn 9
- doc Cố hương Ngữ văn 9
- doc Những đứa trẻ Ngữ văn 9