Kiểm tra về thơ Ngữ văn 9
eLib xin gửi đến các em bài học dưới đây nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa lại những bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 học kì 2. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Một số đề bài tham khảo
- Đề 1: Phân tích biểu tượng của hình ảnh con cò trong bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên.
- Đề 2: Phân tích biểu tượng mùa xuân trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.
- Đề 3: Nêu mạch cảm xúc của bài “ Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương?
- Đề 4: Phân tích bài thơ: “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh.
- Đề 5: Cảm nhận bài thơ "Nói với con" của Y Phương.
2. Luyện tập
Câu 1: Em hãy viết bài văn nêu cảm nhận về bài thơ "Nói với con" của Y Phương.
Gợi ý trả lời:
Y Phương là nhà thơ mang một tiếng nói riêng, rất đặc trưng cho dân tộc Tày. Thơ ông là tiếng lòng chân thật, gần gũi, bình dị nhưng tràn đầy tình yêu thương. Bài thơ "Nói với con" tiêu biểu cho phong cách sáng tác ấy của ông. Bài thơ đi vào lòng người đọc một thứ tình cảm gần gũi nhưng thiêng liêng và cao quý: Tình cha con. Đó là tâm sự của một người cha dành cho con, là những điều mà cha muốn thổ lộ cho con nghe, con hiểu.
"Nói với con" là lời tâm sự, thủ thỉ, trò chuyện của người cha dành cho con từ lúc con mới lọt lòng. Mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ chính là tình yêu thương, chia sẻ, gắn bó và giáo dục cho con những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những người xung quanh con. Với thể thơ tự do phóng khoáng, cảm xúc chân thành, mộc mạc đã khiến cho tình cảm đó càng trở nên ấm áp và thân thiết. Y Phương đã gieo vào lòng người đọc chất liệu đời thường rất mực thiêng liêng.
Bài thơ đã gợi cho người đọc liên tưởng đến những bước đi chập chững của đứa trẻ khi đang bắt đầu tập đi, những bước đi đầu tiên ấy hướng về người bố, người mẹ tức là những người gần gũi, thân thiết nhất với đứa trẻ ấy "Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ", và dõi theo từng bước chân nhỏ bé ấy là những ánh mắt đầy âu yếm của những người cha, người mẹ, mỗi một bước chân đều làm cho những bậc cha mẹ ấy vui mừng khôn siết, mọi niềm vui, tiếng nói, tiếng cười cũng xuất phát từ sự tiến bộ của con mình. Nhưng trong những câu thơ này ta cũng có thể hiểu theo cách khác, đó chính là quá trình trưởng thành của người con, từ khi biết đi đến khi biết nói, biết cười, và mỗi giai đoạn trưởng thành ấy đều được người cha ghi nhớ, lưu giữ trong kí ức của mình.
Với cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi, nhà thơ Y Phương đã miêu tả thật chân thực, sinh động cuộc sống lao động thật nghĩa tình và thơ mộng của "người đồng mình". "Người đồng mình" là để chỉ những người vùng mình, miền mình, những người cùng sống trên một miền đất, quê hương, cùng dân tộc. Câu thơ sử dụng từ ngữ hô gọi "con ơi" kết hợp với từ tình thái "yêu lắm" làm cho lời thơ trở nên ngọt ngào, chan chứa niềm tự hào với tình yêu thương quê hương da diết. Cuộc sống lao động cần cù và vui tươi của "người đồng mình" được gợi lên qua một số những hình ảnh rất cụ thể, giàu sức gợi: "đan lờ" - dụng cụ đánh bắt cá của người dân miền núi, dưới bàn tay khéo léo đã thành "cài nan hoa"; những ngôi nhà sàn không chỉ được dựng lên bằng những tấm ván gỗ mà còn được tạo nên bởi những "câu hát" - chiều văn hóa, lối sống của "người đồng mình". Những động từ "đan", "cài", "ken" vừa có tác dụng diễn tả những động tác lao động; lại vừa cho thấy những phẩm chất cần cù, chịu khó, yêu lao động, yêu cuộc sống, chan chứa niền vui của những bàn tay khéo léo, tài hoa của người dân miền núi.
Những con người dân tộc mộc mạc, bình dị, chăm chỉ làm ăn, khéo léo trong mọi công việc. Cuộc sống của họ hằng ngày lên rừng, làm rẫy, tất bật với rất nhiều cuộc việc. Dù cuộc sống vất vả nhưng họ vẫn gắn bó khăng khít bên nhau. Những từ ngữ "đan", "cài" không những nói lên sự gắn bó mà còn nói lên nghĩa tình sâu nặng, khó có thể phai nhòa của những con người nơi đây. Tác giả đã gieo vào lòng người con mình tình cảm, cội nguồn đáng trân trọng và gìn giữ. Quê hương và những người nơi đây là điều con phải nhớ, phải gắng nhớ về họ để biết ơn và để trở thành người có ích hơn.
(Sưu tầm)
Câu 2: Em hãy chọn đáp án đúng trong những câu đã cho dưới đây:
(1) Sự cảm nhận tinh tế và sâu sắc về mùa thu của nhân vật trữ tình là bài thơ nào?
A. Mùa xuân nho nhỏ.
B. Sang thu.
C. Viếng lăng Bác.
D. Nói với con.
(2) Hình ảnh mùa xuân đất nước trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được cảm nhận như thế nào?
A. Ồn ào, hối hả.
B. Náo nức, ồn ào.
C. Hối hả, xôn xao.
D. Tưng bừng, xôn xao.
(3) Trong bài thơ: “Viếng lăng Bác” hình ảnh “mặt trời trong lăng” có ý nghĩa gì?
A. So sánh Bác rực rỡ, tỏa sáng như mặt trời.
B. Ca ngợi công lao của Bác với non sông, đất nước ta.
C. Khẳng định niềm tin Bác còn sống mãi với non sông đất nước.
D. Tất cả các ý nghĩa trên.
(4) Khát vọng dâng hiến cho cuộc đời được tác giả nói đến trong bài thơ: “Mùa xuân nho nhỏ” thể hiện điều gì trong tâm hồn nhà thơ?
A. Lặng lẽ, khiêm nhường.
B. Sôi nổi, ồn ào.
C. Nghiêm trang, thành kính.
D. Có cho và có nhận.
(5) Nhận xét nào đúng về nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Sang thu”?
A. Ngôn ngữ trong sáng, cô đọng.
B. Lời thơ tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm.
C. Ý thơ hàm xúc chan chứa tình cảm.
D. Hình ảnh chọn gợi tình cảm nhiều hơn tả thực.
(6) Sáng tác bài thơ: “Nói với con: nhà thơ Y Phương muốn ca ngợi điều gì?
A. Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái.
B. Ca ngợi sức sống bền bỉ của quê hương.
C. Ca ngợi lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.
D. Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc.
Gợi ý trả lời:
1. B
2. C
3. B
4. A
5. B
6. D
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Nắm được nội dung và ý nghĩa của những bài thơ đã học.
- Viết được bài văn cảm nhận về một bài thơ bất kì.
- Có ý thức học tập bộ môn.
Tham khảo thêm
- doc Bàn về đọc sách Ngữ văn 9
- doc Khởi ngữ Ngữ văn 9
- doc Phép phân tích và tổng hợp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập phân tích và tổng hợp Ngữ văn 9
- doc Tiếng nói của văn nghệ Ngữ văn 9
- doc Các thành phần biệt lập Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) Ngữ văn 9
- doc Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Ngữ văn 9
- doc Các thành phần biệt lập (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Viết bài Tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Ngữ văn 9
- doc Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - Ten Ngữ văn 9
- doc Liên kết câu và liên kết đoạn văn Ngữ văn 9
- doc Con cò Ngữ văn 9
- doc Liên kết câu và liên kết đoạn văn (Luyện tập) Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Ngữ văn 9
- doc Mùa xuân nho nhỏ Ngữ văn 9
- doc Viếng lăng Bác Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Ngữ văn 9
- doc Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Ngữ văn 9
- doc Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học Ngữ văn 9
- doc Sang thu Ngữ văn 9
- doc Nói với con Ngữ văn 9
- doc Nghĩa tường minh và hàm ý Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9
- doc Mây và sóng Ngữ văn 9
- doc Ôn tập về thơ Ngữ văn 9
- doc Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn bản nhật dụng Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (Tiếng Việt) Ngữ văn 9
- doc Viết bài Tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học Ngữ văn 9
- doc Bến quê Ngữ văn 9
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9
- doc Những ngôi sao xa xôi Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần Tập làm văn - tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Biên bản Ngữ văn 9
- doc Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về ngữ pháp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết biên bản Ngữ văn 9
- doc Hợp đồng Ngữ văn 9
- doc Bố của Xi-mông Ngữ văn 9
- doc Ôn tập về truyện Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Con chó Bấc Ngữ văn 9
- doc Kiểm tra về truyện Ngữ văn 9
- doc Kiểm tra phần Tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết hợp đồng Ngữ văn 9
- doc Bắc Sơn Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn học nước ngoài Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần Tập làm văn Ngữ văn 9
- doc Tôi và chúng ta Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn học Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9