Sự phát triển của từ vựng Ngữ văn 9
Từ vựng của một ngôn ngữ không ngừng phát triển. Sự phát triển của từ vựng được diễn ra trước hết theo cách phát triển nghĩa của từ thành nhiều nghĩa trên cơ sở nghĩa gốc. Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa là ẩn dụ và hoán dụ. Vì vậy, eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em rèn kĩ năng mở rộng vốn từ theo các cách phát triển từ vựng. Chúc các em học tốt!
Mục lục nội dung
1. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ
1.1. Ví dụ
- Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:
(1) Mặt trời xuống biển như hòn lửa
(Huy Cận)
(2) Những ngày không gặp nhau
Biển bục đầu thương nhớ
(Xuân Quỳnh)
(3) Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe…
(Nguyền Ngọc Tư)
a. Từ biển ở câu nào được dùng với nghĩa gốc?
b. Từ biển trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển và được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Có thể coi các trường hợp chuyển nghĩa đó là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Gợi ý trả lời: Cần vận dụng kiến thức về các phương thức phát triển nghĩa của từ, tìm hiểu nghĩa của từ biển trong Từ điển tiếng Việt để xác định nghĩa của từ biển trong các trường họp nêu ở đề bài.
- Chú ý: Nghĩa gốc của từ biển chỉ vùng nước mặn rộng lớn nói chung trên bề mặt Trái Đất. Từ đó có thể xác định từ biển nào trong các trường hợp trên được dùng theo nghĩa gốc, từ biển nào được dùng theo nghĩa chuyển:
+ Từ biển trong câu (1) được dùng với nghĩa gốc.
+ Từ biển trong câu (2), (3) được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
- Không phải trường hợp chuyển nghĩa nào cũng làm cho từ trở thành từ nhiều nghĩa:
+ Từ biển trong câu (2) là ẩn dụ tu từ. Tác giả dùng biển để chỉ nhân vật trữ tình em, dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa biển và em theo cảm nhận của nhà thơ, nhằm thể hiện tình yêu rộng lớn, nỗi nhớ mênh mông, cồn cào khi xa cách thuyền - anh. Đây không phải hiện tượng phát triển nghĩa của từ bởi sự chuyển nghĩa đó chỉ có tính chất lâm thời, gắn với hoàn cảnh sử dụng cụ thể nhằm mục đích tu từ; nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới.
+ Từ biển trong câu (3) là ẩn dụ từ vựng, tạo ra nghĩa khá ổn định, gắn với từ, biểu thị ý khối lượng nhiều, đông đảo, ví như biển. Đây là hiện tượng phát triển nghĩa của từ.
1.2. Kết luận
- Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
- Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: Phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
2. Luyện tập
Câu 1: Em hãy tìm môt số từ có nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
Gợi ý trả lời:
- Nghĩa gốc: Công việc; Nghĩa chuyển: Công tố, công trình, công ti.
- Nghĩa gốc: Mùa Xuân; Nghĩa chuyển: Tuổi xuân, thanh xuân, sắc xuân.
- Nghĩa gốc: Đôi mắt; Nghĩa chuyển: Mắt na,...
- Nghĩa gốc: Nhà cửa; Nghĩa chuyển: Nhà lao, sân nhà,...
- Nghĩa gốc: Sự việc; Nghĩa Chuyển: gây sự, sự tích,...
Câu 2: Em hãy lấy ví dụ về hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ là ẩn dụ và hoán dụ.
Gợi ý trả lời:
- Biện pháp tu từ hoán dụ:
+ Lấy bộ phận chỉ toàn thể: Bàn tay ta làm nên tất cả.
-> Sức lao động của con người.
+ Lấy vật chứa đựng để chỉ vật được chứa đựng, sự vật gắn bó, gần gũi: Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
-> Hình ảnh hoán dụ mang tính tượng trưng cho con người của quê hương.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ:
+ Lấy sự vật này thay thế sự vật khác có nét nghĩa tương đồng:
"Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ".
-> Ví Bác Hồ như mặt trời -> nghĩa mang tính chất lâm thời, ca ngợi sự vĩ đại của Bác.
"Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng"
-> Ví đứa con như mặt trời -> nhằm thể hiện tình mẹ thương con sâu nặng, con là niềm vui, sự sống của đời mẹ -> nghĩa lâm thời.
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ.
- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.
- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ,
hoán dụ.
Tham khảo thêm
- doc Phong cách Hồ Chí Minh Ngữ Văn 9
- doc Các phương châm hội thoại Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh Ngữ Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Ngữ văn 9
- doc Các phương châm hội thoại (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Chuyện người con gái Nam Xương Ngữ văn 9
- doc Xưng hô trong hội thoại Ngữ văn 9
- doc Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút) Ngữ văn 9
- doc Hoàng Lê nhât thống chí (Hồi thứ 14) Ngữ văn 9
- doc Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Truyện Kiều của Nguyễn Du Ngữ văn 9
- doc Chị em Thúy Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Cảnh ngày xuân (Trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Thuật ngữ Ngữ văn 9
- doc Miêu tả trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Kiều ở lầu Ngưng Bích trích truyện Kiều Ngữ văn 9
- doc Mã Giám Sinh mua Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Trau dồi vốn từ Ngữ văn 9
- doc Thúy Kiều báo ân báo oán Ngữ văn 9
- doc Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt Nga Ngữ văn 9
- doc Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng Ngữ văn 9
- doc Đồng chí Ngữ văn 9
- doc Bài thơ về tiểu đội xe không kính Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Nghị luận trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Đoàn thuyền đánh cá Ngữ văn 9
- doc Bếp lửa Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Tập làm thơ tám chữ Ngữ văn 9
- doc Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ngữ văn 9
- doc Ánh trăng Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về từ vưng (Luyện tập tổng hợp) Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Ngữ văn 9
- doc Làng Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 9
- doc Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Ngữ văn 9
- doc Lặng lẽ Sa Pa Ngữ văn 9
- doc Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Người kể chuyện trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Chiếc lược ngà Ngữ văn 9
- doc Ôn tập Phần tập làm văn Ngữ văn 9
- doc Cố hương Ngữ văn 9
- doc Những đứa trẻ Ngữ văn 9