Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
Vốn từ vựng vô cùng phong phú, phục vụ cho việc giao tiếp trong đời sống hàng ngày cũng như làm các bài văn có trong chương trình. Bài học Tổng kết từ vựng trong chương trình Ngữ văn 9 tập 1 sẽ giúp các em có một cái nhìn tổng thể và bao quát về các bài học từ vựng có trong chương trình như từ mượn, từ Hán Việt, Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội... Dưới đây eLib sẽ hướng dẫn các em soạn bài Tổng kết từ vựng tiếp lớp 9. Chúc các em học tốt!
Mục lục nội dung
1. Sự phát triển của từ vựng
- Phát triển nghĩa của từ.
- Ví dụ: - (dưa) chuột - (con) chuột: bộ phận của máy tính.
- Phát triển số lượng từ.
- Ví dụ: Vay mượn từ: in - tơ -nét; cô - ta; sars...
2. Từ mượn
- Khái niệm : là những từ vay mượn tiếng nước ngoài.
- Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. Đó là từ mượn.
- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán (gồm từ gốc Hán và từ Hán - Việt). Bên cạnh đó, tiếng Vệt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga...
- Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau.
- Ví dụ: Quốc, sơn, hà, giang, giang sơn, sơn hà, thiên (thiên địa), thiên (thiên đô chiếu), thiên (thiên lí mã)...
3. Từ Hán Việt
- Khái niệm: Từ mượn của tiếng Hán nhưng được phát âm và dùng theo cách dùng từ của tiếng Việt. VD : quốc gia, ý thức, giáo dụ.
- Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt. Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
- Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng đọc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố Hán Việt như: hoa, quả, bút, bảng, học, tập... có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.
- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng khác nghĩa xa nhau.
4. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội:
+ Thuật ngữ từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ.
+ Biệt ngữ xã hội : từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
- Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay - Trình độ dân trí tăng - Khoa học công nghệ phát triển mạnh → Thuật ngữ ngày càng quan trọng.
- Ví dụ: Giới kinh doanh: vào cầu lửa (lãi lớn) móm (lỗ), sập tiệm (vỡ nợ); thửa (mua) đẩy (bán), chát (đắt), bèo (rẻ) - Giới thanh niên : cốm (non nớt), xịn (hàng hiệu); sành điệu (am hiểu, thành thục), nhìn đểu (không thiện chí); đào mỏ (moi tiền), lặn, biến (đi khỏi).
5. Trau dồi vốn từ
- Rèn luyện để biết đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là vô cùng quan trọng đối với vuệc trau dồi vốn từ của mỗi cá nhân.
- Rèn luyện để biết thêm những từ mà mình chưa biết, làm tăng vốn từ về số lượng là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.
Ví dụ: béo bổ -> béo bở: tinh chất cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể.
6. Luyện tập
Câu 1. Hãy tìm các từ ngữ địa phương trong các đoạn trích Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu?
Gợi ý làm bài:
- Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga có các từ địa phương: Mầy (mày), nầy (này), hãn (chưa hãn dạ nầy - hãn: chưa rõ), hay vầy (biết như thế này).
- Đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn có các từ địa phương: nghinh ngang, phui pha (phôi pha), chơn tay (chân tay), đàng (đường), nầy (này), nhơn nghĩa (nhân nghĩa), mùi (trái mùi - mùi: chín), rày (này).
Câu 2. Em hãy cho ví dụ về một số biệt ngữ trong đùa nghịch với bạn bè
Gợi ý làm bài:
- Trong học tập: ngỗng (2 điểm), trứng (0 điểm), gậy (1 điểm)...
- Trong sinh hoạt: trúng mánh (được hên, may), khướu (nói hay), kền kền (cao lêu nghêu)...
7. Kết luận
Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 (sự phát triển từ vựng, từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ và biệt ngữ xã hội, các hình thức trau dồi vốn từ).
- Biết phát huy năng lực tự giác, sáng tạo.
- Rèn luyện kĩ năng trau dồi vốn từ.
Tham khảo thêm
- doc Phong cách Hồ Chí Minh Ngữ Văn 9
- doc Các phương châm hội thoại Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh Ngữ Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Ngữ văn 9
- doc Các phương châm hội thoại (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Chuyện người con gái Nam Xương Ngữ văn 9
- doc Xưng hô trong hội thoại Ngữ văn 9
- doc Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Sự phát triển của từ vựng Ngữ văn 9
- doc Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút) Ngữ văn 9
- doc Hoàng Lê nhât thống chí (Hồi thứ 14) Ngữ văn 9
- doc Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Truyện Kiều của Nguyễn Du Ngữ văn 9
- doc Chị em Thúy Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Cảnh ngày xuân (Trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Thuật ngữ Ngữ văn 9
- doc Miêu tả trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Kiều ở lầu Ngưng Bích trích truyện Kiều Ngữ văn 9
- doc Mã Giám Sinh mua Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Trau dồi vốn từ Ngữ văn 9
- doc Thúy Kiều báo ân báo oán Ngữ văn 9
- doc Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt Nga Ngữ văn 9
- doc Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng Ngữ văn 9
- doc Đồng chí Ngữ văn 9
- doc Bài thơ về tiểu đội xe không kính Ngữ văn 9
- doc Nghị luận trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Đoàn thuyền đánh cá Ngữ văn 9
- doc Bếp lửa Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Tập làm thơ tám chữ Ngữ văn 9
- doc Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ngữ văn 9
- doc Ánh trăng Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về từ vưng (Luyện tập tổng hợp) Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Ngữ văn 9
- doc Làng Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 9
- doc Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Ngữ văn 9
- doc Lặng lẽ Sa Pa Ngữ văn 9
- doc Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Người kể chuyện trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Chiếc lược ngà Ngữ văn 9
- doc Ôn tập Phần tập làm văn Ngữ văn 9
- doc Cố hương Ngữ văn 9
- doc Những đứa trẻ Ngữ văn 9