Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Ngữ văn 9

Khả năng nói trước tập thể, trước đám đông, không phải ai cũng có được. Vì vậy luyện nói là một trong những kỹ năng được môn Ngữ văn bổ sung và chú ý nhiều hơn trước. Bài học Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Ngữ văn 9 tập 1 hôm nay sẽ giúp các em rèn luyện khả năng nói của mình trước tập thể. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé! Chúc các em học tốt!

Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Ngữ văn 9

1. Ôn tập lý thuyết

- Miêu tả cảnh có mối quan hệ với miêu tả nội tâm. Nhiều khi từ việc miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình mà người viết cho ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật và ngược lại từ  việc miêu tả tâm trạng người đọc cảm nhận được, hiểu được hình thức bên ngoài.

- Miêu tả nội tâm dùng để khắc họa nhân vật: thường miêu tả ngoại hình và miêu tả nội tâm. Miêu tả nội tầm nhằm khắc họa “ chân dung tinh thần” của nhân vật. Tái hiện lại những đau đớn, buồn vui, trăn trở, lo âu, dằn vặt những dung động trong tư tưởng tình cảm nhân vật. Miêu tả  nội tâm có vai trò và tác dụng to lớn trong việc khắc họa nhân vật, làm cho nhân vật sinh động hơn.

2. Luyện tập

Câu 1. Sử dụng yếu tố, miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại nội tâm em hãy viết một bài văn với chủ đề tự chọn.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

- Giới thiệu hoàn cảnh sau khi xảy ra chuyện  kết hợp tả chút về cảnh(hè oi ả/ đông lành lạnh/ những cơn gió lướt qua...; cỏ cây hoa lá, cảnh vật...) 

- Nêu một chút về tâm trạng ở phần mở đầu sẽ ấn tượng hơn(tôi buồn, ân hận, day dứt...)

- Nêu sự việc có lỗi với bạn( tại sao tôi có thể...; nói lên là bạn thân thế nào, tốt ra sao... để nêu bật sự hối hận)... 

b. Thân bài

- Diễn biến của câu chuyện (tại sao lại như thế, dần dần kể lại câu chuyện đó với thái độ ân hận, buồn...)

- Kết quả là bận giận hay im lặng (nên chọn im lặng để bộc lộ nội tâm), bản thân bạn đã xử sự như thế nào...

- Bộc lộ nội tâm xen trong phần kể chuyện (thái độ ân hận...)

c. Kết bài: Nêu ra (khẳng định lại) là bạn ân hận ra sao, kết quả là bây giờ tình bạn đó ra sao, điều đó để lại cho bạn suy nghĩ thế nào về ng` bạn, về bản thân, kinh nghiêm, bài học rút ra...

Câu 2. Theo để viết một bài văn tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm hay, em cần làm gì?

Gợi ý làm bài:

- Cần lập đề cương chi tiết, tránh sót ý.

- Chọn chủ đề, tránh lạc đề.

- Viết súc tích...

3. Kết luận

Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Nắm được vai trò của tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện.

- Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

- Nhận biết các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong một văn bản

- Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuyện.

Ngày:05/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM