Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Ngữ văn 9

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang và bức chân dung tự họa của nhân vật. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Ngữ văn 9

1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả:

- Đe-ni-ơn Đi-phô (1660 - 1731).

- Ông sinh ra ở Luân Đôn trong một gia đình theo Thanh giáo (một phái tôn giáo cải cách thịnh hành ở Anh) và mất năm 1731 trong đói nghèo và bệnh tật.

- Là nhà văn lớn của Anh thế kỉ XVIII.

- Thương tiếc ông, trẻ thơ nước Anh đã quyên góp tiền xây cho ông một ngôi mộ lớn, đẹp đẽ tại nghĩa trang Bankin.

- Ông nổi tiếng với bài “Ca ngợi đài bêu” (1703), tác phẩm châm biếm xuất sắc được sáng tạo bằng sự đan kết của khí phách hiên ngang và ý thức tự hào kiêu hãnh của bản thân ông.

b. Tác phẩm:

- Tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô - 1719 viết dưới hình thức tự truyện.

- Đoạn trích: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang được viết khi đó Rô-bin-xơn sống trên đảo khoảng 15 năm.

- Bố cục: Đoạn trích có thể chia gồm 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến "khẩu súng của tôi" -> Bức chân dung của Rô-bin-xơn.

+ Phần 2: Còn lại -> Cuộc sống sau bức chân dung.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Bức chân dung của Rô-bin-xơn

- Bộ trang phục của Rô-bin-xơn được nhà văn miêu tả bằng những chi tiết tỉ mỉ, điều đó thấy rõ được rằng đó là bộ trang phục tự Rô-bin-xơn sáng tạo ra, chúng ta thấy trang phục được tả kĩ từ trên xuống dưới với từng bộ phận hình dáng, chất liệu công dụng do Rô tự chế bằng da dê, lôi thôi cồng kềnh nhưng rất tiện dụng. Bộ trang phục kì cục ngộ nghĩnh được tả bằng giọng văn kĩ càng, dí dỏm.

- Rô tự cảm nhận chân dung của mình đang đi dạo trên quê hương nước Anh với một vẻ kì lạ quái đản và tức cười.

- Trang bị thì lỉnh kỉnh, cồng kềnh, tương xứng với chiếc thắt lưng rộng bản bằng da dê có dây buộc thay khăn. Bộ trang phục, trang bị lag kết quả của lao động sáng tạo, nghị lực và vượt lên hoàn cảnh.

- Tác giả đã chú trọng đến việc khắc họa gương mặt của Rô-bin-xơn để thấy được ý chí sống của nhân vật này vô cùng kiên cường, nhìn lại diện mạo của Rô-bin-xơn được kể trong bức họa chân dung thì gương mặt chiếm vị trí quan trọng nhất và được họa sĩ quan tâm, sau đó mới đến trang phục và các thứ khác. Nhưng ở đây phần đó lại xếp sau cùng và chiếm số ḍng ít ỏi.

- Khuôn mặt thì ngoài một câu tả thoáng qua về nước da, Rô-bin-xơn đặc tả về bộ ria mép của chàng.

=> Hình ảnh nhân vật Rô-bin-xơn hiện lên một cách mạnh mẽ và đầy ý chí, nghị lực phi thường, trước hoàn cảnh một mình trên đảo hoang đầy nguy hiểm nhưng Rô-bin-xơn đã không bị thiên nhiên khuất phục, ngoài ra chúng ta còn thấy điều đặc biệt hơn, đó là trái lại, anh còn biết dùng trí tuệ, đôi bàn tay và ý chí của mình - của con người - để cải tạo thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ đời sống mình. Việc nuôi dưỡng và thuần dưỡng dê rừng của Rô-bin-xơn là một kỳ công.

2.2. Cuộc sống sau bức chân dung

- Chúng ta có thể nhận thấy tác giả đã khắc họa bức chân dung của Rô-bin-xơn một cách cụ thể và chi tiết cùng với cách kể chuyện đặc biệt nhằm mục đích cho người đọc thấy rằng nhân vật Rô-bin-xơn đã trải qua nhiều khó khăn thử thách, một quãng đời nhiều cay đắng, cô đơn buồn tủi khi chỉ có một mình anh ở nơi đảo hoang vu, không có các thiết bị hiện đại, không bạn bè người thân.

- Đằng sau bức chân dung người đọc cảm nhận được ý chí sinh tồn của con người trước thiên nhiên hoang dã, thông qua việc ông thuần chủng con dê rừng, tự sản xuất các thiết bị cần thiết cho mình để có thể tồn tại được ngoài đảo hoang.

- Cuộc sống gian nan vất vả. Tinh thần lạc quan, trí thông minh, khéo léo và quyết tâm sống mãnh liệt.

3. Tổng kết

- Về nội dung: Văn bản nhắn nhủ con người sống phải biết vượt lên trên hoàn cảnh để tồn tại và sống có ý nghĩa hơn, không được yếu đuối, gục ngã, điều đó thể hiện qua cuộc sống khó khăn, gian khổ, tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi một mình sống trên đảo hoang qua bức chân dung tự họa của nhân vật.

- Về nghệ thuật:

+ Kể chuyện ngôi thứ nhất sinh động.

+ Giọng kể hài hước.

+ Nghệ thuật miêu tả sinh động.

4. Luyện tập

Câu 1: Em hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của bản thân về văn bản "Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang".

Gợi ý trả lời:

Qua văn bản "Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang" đã mang đến cho người đọc những bài học đầy ý nghĩa trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết vượt lên trên hoàn cảnh và sống có ý chí, lạc quan hơn. "Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang" là tác phẩm nói lên tinh thần sống của con người và được trích từ chương 10 tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô của nhà văn Đi-phô người Anh trong thế kỉ XVIII. Đây là tác phẩm có sự thay đổi tên truyện, lúc đầu truyện có một cái tên rất dài, đó là Cuộc đời và những chuyện phiêu lưu kỳ lạ của Rô-bin-xơn Cru-xô, phiêu lưu và tự truyện là hai tính chất nổi bật của tác phẩm này, đoạn trích Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang cũng như toàn bộ cuốn tiểu thuyết thấm nhuần một vẻ đẹp nhân văn, vừa cảm thông với sự rủi ro, bất hạnh của một con người, vừa ca ngợi sức sống mạnh mẽ, đầy nghị lực và sáng tạo của một thanh niên giữa một thiên nhiên hoang dã, ngoài hoang đảo!

Câu 2: Em hãy nêu những bài học rút ra được từ văn bản "Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang".

Gợi ý trả lời:

- Đoạn trích “Rô-bin-xơn ở ngoài đảo hoang” nhằm giúp người đọc nhận ra được những kẻ yếu đuối và hèn nhát sẽ bị quật ngã một cách dễ dàng trước khó khăn trong cuộc sống và khó có thể đứng lên.

- Ca ngợi sức sống mãnh liệt của con người trong khó khăn thử thách, dù trong hoàn cảnh nào con người cũng vượt qua mọi khó khăn để vươn lên làm chủ thiên nhiên.

- “Chớ thấy sóng cả, mà ngã tay chèo”đó chính là bài học quý giá mà tác giả Giôn Đi-phô- tơn muốn nhắn nhủ tới bạn đọc của mình.

5. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn khi một mình ngoài đảo hoang, được bộc lộ gián tiếp qua chân dung tự họa của nhân vật.

- Rèn kĩ năng phân tích truyện.

- Giáo dục tinh thần vươn lên, và rèn luyện nghị lực sống.

Ngày:10/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM