Ôn tập về truyện Ngữ văn 9
Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em củng cố và hệ thống những tác phẩm về truyện đã học trong chương trình Ngữ văn 9 học kì 2. Đồng thời, tài liệu này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Mục lục nội dung
1. Nội dung bài học
- Các tác phẩm truyện đã phản ánh được một phần những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam, với tư tưởng tình cảm cao đẹp của họ trong thời kỳ lịch sử có nhiều biến cố lớn lao chủ yếu là hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.
- Các tác phẩm sử dụng cách trần thuật ở ngôi thứ nhất (nhân vật tôi).
- Một số văn bản trần thuật theo cái nhìn, giọng điệu của nhân vật chính.
- Các truyện hầu như đều chọn những tình huống đặc sắc hấp dẫn để nhân vật bộc lộ tình cảm cảm xúc của mình, người đọc dễ dàng nhận ra tính cách của mỗi nhân vật.
2. Luyện tập
Câu 1: Em hãy viết bài văn phân tích tình huống truyện trong văn bản "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu.
Gợi ý trả lời:
Truyện Bến quê thấm một nỗi buồn và tình thương khi ta bắt gặp một nhân vật ốm đau bệnh tật nằm liệt giường. Nhĩ là người chồng, người cha, người láng giềng, người bạn bị bệnh đã nhiều, không thể đi lại được nữa, muốn ngồi dậy cũng phải có người nâng đỡ; có lúc anh phải "thu hết tàn lực" mới "lết dần lết dần" ra khỏi phiến nệm nằm, mà anh cảm thấy "như mình vừa bay được một nửa vòng trái đất". Ốm nặng liệt giường đã nhiều tháng ngày, cơ thể anh bị tàn phá nặng nề "phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai cứng, vừa lở loét".
Cốt truyện được xây dựng trên một tình huống chứa đựng mâu thuẫn. Nhân vật chính là anh Nhĩ, người đã từng đi khắp nơi trên thế giới, nhưng cuối đời lại bị cột chặt vào giường bởi một căn bệnh hiểm nghèo. Nhưng cũng chính vào thời điểm ấy, Nhĩ đã phát hiện ra vùng đất bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc một vẻ đẹp mộc mạc mà vô cùng quyến rũ. Cũng như mãi cho đến lúc nằm liệt giường, nhận sự săn sóc từng miếng ăn, ngụm nước của vợ con, Nhĩ mới cảm nhận được nỗi vất vả, sự tần tảo, tình yêu và đức hi sinh thầm lặng của người vợ hiền. Nhĩ khao khát được một lần đặt chân lên bờ bãi bên kia sông, cái miền đất gần gũi nhưng đã trở nên xa vời đối với anh. Anh đã suy ngẫm và chiêm nghiệm ra cái quy luật đầy nghịch lí của đời người: Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình.
Vào cái buổi sáng đầu thu ấy, từ trên chiếc phản hẹp kê bên cửa sổ căn gác nhà mình, Nhĩ đã gặp nơi không gian ngoài kia những vật quen thuộc lại được hiện ra trong những màu sắc và vẻ đẹp lần đầu anh được thấy. Những bông hoa bằng lăng thưa thớt cuối mùa như tím thêm hơn. Tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen lẫn vào màu xanh non những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Cảnh bãi bồi bên kia sông, một không gian gần gũi và quen thuộc vẫn hiện ra phía trước cửa sổ nhà Nhĩ, nhưng anh lại chưa một lần đặt chân đến, dù suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên Trái đất. Bởi thế, cái bờ bên kia sông Hồng đối với Nhĩ là một chân trời gần gũi mà xa lắc.
Nhân vật Nhĩ rơi vào một hoàn cảnh đặc biệt là bị liệt toàn thân. Căn bệnh hiểm nghèo ấy khiến anh hầu như không thể tự di chuyển, dù chỉ là nhúc nhích đôi chút trên giường. Mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác, mà chủ yếu là chị Liên, vợ anh. Trong nhiều tác phẩm, các nhà văn hay đặt nhân vật vào hoàn cảnh giáp ranh giữa sự sống và cái chết và khai thác tình huống ấy để nói về khát vọng sống và sức sống mạnh mẽ của con người, về lòng nhân ái, sự hi sinh cao thượng… Nhưng ở truyện này, nhà văn Nguyễn Minh Châu không khai thác theo hướng đó mà lại chiêm nghiệm, suy ngẫm để rút ra triết lí về đời người.
Kịch tính của truyện nằm ở cái điều trớ trêu là suốt mấy chục năm công tác, Nhĩ đã có điều kiện đặt chân đến hầu như khắp mọi nơi trên thế giới. Ấy thế mà những năm cuối đời, căn bệnh bại liệt quái ác lại buộc chặt anh vào giường và hành hạ anh suốt mấy năm trời.
Vào một buổi sáng, Nhĩ muốn nhích người đến gần bên cửa sổ. Anh phải nhờ đám trẻ hàng xóm giúp đỡ. Tình huống nghịch lí ấy lại dẫn đến một tình huống thứ hai trong truyện cũng không kém phần nghịch lí: Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông ngay phía trước cửa sổ nhưng anh biết rằng mình sẽ không bao giờ có thể được đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở rất gần. Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình điều khao khát đó, nhưng rồi cậu ta lại sa vào một đám chơi phá cờ thế trên hè phố và có thể sẽ để lỡ mất chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
Bến quê là một truyện ngắn xuất sắc, chứa đựng những chiêm nghiệm, triết lí sâu sắc về đời người. Những cảm xúc tinh nhạy đã được tác giả thể hiện bằng lời văn hàm súc, giản dị và những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng nhưng dễ hiểu.
(Sưu tầm)
Câu 2: Em hãy viết bài văn phân tích tác phẩm truyện "Những ngôi sao xa xôi".
Gợi ý trả lời:
Có lẽ không nơi đâu như mảnh đất Việt Nam này, mỗi con đường, góc phố, cánh rừng đều in đậm vẻ đẹp của những con người hiền hòa mà anh dũng. Nhất là trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có biết bao con người trẻ tuổi khoác ba lô ra chiến trường để chiến đấu và làm việc, vì một lý tưởng cao cả là giành lại độc lập tự do cho quê hương mình. Rất nhiều tác phẩm văn học đã sinh ra từ không khí hào hùng của thời đại đó. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi được Lê Minh Khuê viết vào năm 1971, khi cuộc chiến đấu của quân dân ta đang ở giai đoạn cam go, ác liệt nhất. Tác phẩm ra đời từ một ngòi bút trực tiếp tham gia công tác và chiến đấu tại tuyến đường Trường Sơn, nên đã chuyển tải được sự ác liệt của bom đạn và làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn của những con người Việt Nam trẻ tuổi, mà đại diện tiêu biểu chính là Nho, Thao và Phương Định.
Hãy xem hoàn cảnh sống và chiến đấu của các nhân vật chính trong tác phẩm. Họ là ba cô gái sống trong một cái hang dưới chân cao điểm. Nơi này đạn bom luôn làm rung chuyển mặt đất. Công việc của họ là trinh sát mặt đường, đo khối lượng đất đá cần để lấp hố bom, phát hiện, đếm những quả bom nổ chậm, và tìm cách phá bom để bảo vệ con đường. Nơi ở là nơi nguy hiểm, công việc thì luôn phải đối đầu với cái chết. Bên cạnh đó, họ phải chịu đựng nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nhưng ở họ, ta lại cảm nhận được một tinh thần đoàn kết sâu sắc. Họ như kết thành một khối, có sức mạnh để vượt qua tất cả.
Tâm hồn cô giữa khoảng trời Trường Sơn thật làm cho người ta thật ngạc nhiên. Cô mê hát, “thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát”, lời cô bịa lộn xộn ngớ, ngẩn ngởn đến không ngờ, đôi lúc nó cũng làm cho cô bò ra mà cười một mình, cô thích “những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận”, cô thích “dân ca quan họ mềm mại dịu dàng” và kể cả “Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô”, “ngồi bó gối mơ màng về đây khi mái tóc còn xanh xanh”. Và Phương Định hát khi có sự im lặng không bình thường, “tiếng máy bay trinh sát rè rè”, cô hát để cổ động viên hai người đồng đội Nho, Thao và cũng là hát để động viên chính bản thân mình.
Chính những lúc mê hát ấy đã làm cô quên đi cái sự buồn chán của cuộc sống Trường Sơn, quên đi mùi khói bom đạn mà cô vẫn tiếp xúc hằng ngày, và đó cũng là bước đà để cô có được một tâm hồn mơ mộng khi cơn mưa đá vừa ập đến. Mang theo tuổi trẻ của mình vào Trường Sơn, Phương Định còn mang theo cả những kỉ niệm đẹp về góc phố Hà Nội của mình, đó là hình ảnh người mẹ, cái cửa sổ, tiếng rao của bà bán xôi có cái mủng đội trên đầu, kể cả những cú sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Cơn mưa đá đi nhanh cũng như lúc nó vừa đến, nhưng lại mang những dòng kí ức tuổi thơ về cho Phương Định, và tất cả như xoáy mạnh trong tâm trí cô. Có lẽ chính những điều ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho cô gái, để cô luôn nghĩ rằng, gia đình, bạn thân và cả những kỉ niệm kia sẽ luôn theo cô trong suốt quãng đời ở Trường Sơn.
Là một cô gái thanh niên xung phong anh dũng, nhưng trái tim Phương Định lại dịu dàng và chan chứa yêu thương, nhất là đối với những người đồng đội cô xem như ruột thịt. Khi thấy Nho bị bom vùi, Phương Định cuống cuồng bới đất cứu bạn, và chăm sóc Nho với tất cả tấm lòng người chị em gái. Đối với chị Thao, Phương Định cũng hiểu rõ tính cách, sở thích và những tâm tình của bạn, sẵn sàng giúp đỡ và sẻ chia tâm sự. Nghe giọng hát rất chua của chị Thao, Phương Định cảm thấy sự thân thiết và niềm động viên khi tình thế nước sôi lửa bỏng.Cũng như Thao và Nho, Phương Định có một tâm hồn trong sáng, nhạy cảm. Trong những ngày xa Hà Nội, cô nhớ da diết những hình ảnh thân thương của quê hương, nhớ xe bán kem, nhớ cả những ngôi sao xa xôi trên bầu trời Hà Nội. Đó là những kỷ niệm đẹp đẽ mà Phương Định đã gói ghém làm hành trang khi tham gia vào cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc đánh Mỹ.
Giữa cái sống và cái chết thực sự mong manh. Nhưng người ta thấy được Phương Định thực sự là một cô gái dũng cảm, rất nhạy cảm và tinh tế “Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”, phải là một người bình tĩnh mới có dược những cảm nhận chân thực như vậy. Chính những lúc đó, ta mới thấy được cái sự dũng cảm của cô gái. Công việc không có một chút gì là an toàn, nhưng do “quen rồi”, ngày nào cũng phải phá bom đến năm lần, ngày nào ít thì ba lần, mà Phương Định luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Có thể nói, ở ba cô gái này, ta cảm nhận những nét tính cách đối lập: họ vừa là người chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, sẵn sáng hi sinh cho Tổ quốc, vừa là ba cô gái hồn nhiên, đầy nữ tính và có lòng yêu quê hương đất nước lắng sâu da diết. Đó không phải chỉ là vẻ đẹp tâm hồn của riêng họ, mà là nét đẹp tâm hồn chung của những con người Việt Nam trẻ tuổi thời đại chống Mỹ cứu nước.
(Sưu tầm)
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Ôn tập củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học ở lớp 9.
- Củng cố về thể loại truyện.
- Rèn kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức.
- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc.
Tham khảo thêm
- doc Bàn về đọc sách Ngữ văn 9
- doc Khởi ngữ Ngữ văn 9
- doc Phép phân tích và tổng hợp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập phân tích và tổng hợp Ngữ văn 9
- doc Tiếng nói của văn nghệ Ngữ văn 9
- doc Các thành phần biệt lập Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) Ngữ văn 9
- doc Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Ngữ văn 9
- doc Các thành phần biệt lập (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Viết bài Tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Ngữ văn 9
- doc Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - Ten Ngữ văn 9
- doc Liên kết câu và liên kết đoạn văn Ngữ văn 9
- doc Con cò Ngữ văn 9
- doc Liên kết câu và liên kết đoạn văn (Luyện tập) Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Ngữ văn 9
- doc Mùa xuân nho nhỏ Ngữ văn 9
- doc Viếng lăng Bác Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Ngữ văn 9
- doc Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Ngữ văn 9
- doc Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học Ngữ văn 9
- doc Sang thu Ngữ văn 9
- doc Nói với con Ngữ văn 9
- doc Nghĩa tường minh và hàm ý Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9
- doc Mây và sóng Ngữ văn 9
- doc Ôn tập về thơ Ngữ văn 9
- doc Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn bản nhật dụng Ngữ văn 9
- doc Kiểm tra về thơ Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (Tiếng Việt) Ngữ văn 9
- doc Viết bài Tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học Ngữ văn 9
- doc Bến quê Ngữ văn 9
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9
- doc Những ngôi sao xa xôi Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần Tập làm văn - tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Biên bản Ngữ văn 9
- doc Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về ngữ pháp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết biên bản Ngữ văn 9
- doc Hợp đồng Ngữ văn 9
- doc Bố của Xi-mông Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Con chó Bấc Ngữ văn 9
- doc Kiểm tra về truyện Ngữ văn 9
- doc Kiểm tra phần Tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết hợp đồng Ngữ văn 9
- doc Bắc Sơn Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn học nước ngoài Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần Tập làm văn Ngữ văn 9
- doc Tôi và chúng ta Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn học Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9