Thuật ngữ Ngữ văn 9
Bài học Thuật ngữ giúp các em nắm được khái niệm về thuật ngữ cũng như đặc điểm của nó. eLib đã biên soạn lý thuyết và bài luyện tập về thuật ngữ để các em tham khảo, vận dụng vào việc giải những bài tập khó. Chúc các em học tốt!
Mục lục nội dung
1. Thuật ngữ là gì?
1.1. Ví dụ)
- Hiện tượng hóa học là hiện tượng sinh ra chất mới (Hóa học).
- Di chỉ là những dấu vết của người xưa đã cư trú và sinh sống (Lịch sử).
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với nhị hoa (sinh học).
- Đường trung trực là đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại điểm giữa đoạn ấy (Toán).
1.2. Kết luận
Thuật ngữ là những từ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
2. Đặc điểm của thuật ngữ
- Về nguyên tắc trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
3. Luyện tập
Câu 1. Tra cứu tài liệu và cho biết nghĩa của thuật ngữ vi - rút trong sinh học và trong tin học. Nếu cho đây là hiện tượng đồng âm thì đúng hay sai? Có thể coi đây là trường hợp vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ - một khái niệm hay không?
Gợi ý làm bài:
Trong sinh học, vi - rút có nghĩa là "Một sinh vật cực nhỏ, đơn giản, chưa có cấu tạo tế bào, gây ra các bệnh truyền nhiễm".
Trong tin học, vi - rút có nghĩa là "Một bộ mật mã xâm nhập vào chương trình máy tính nhằm gây ra lỗi, phá những thông tin được lưu trữ".
Theo em, nghĩa của vi - rút trong sinh học và vi-rút trong tin học có quan hệ với nhau hay không? Qua đó có thể xác định đây có phải là hiện tượng đồng âm hay không?
Câu 2. Có thể thay thuật ngữ chứng mộng du bằng chứng đi lang thang trong đêm, chứng mất ngôn ngữ bằng chứng không nói được được không? Vì sao?
Gợi ý làm bài:
Có thể tra cứu tài liệu để biết chứng mộng du; chứng mất ngôn ngữ nghĩa là gì. So sánh với nghĩa của những cụm từ chứng lang thang trong đêm, chứng không nói được để tìm ra câu trả lời thích hợp.
Cần lưu ý là hầu hết các thuật ngữ trong tiếng Việt đều là từ vay mượn. Đặc biệt, các yếu tố Hán Việt có vai trò rất quan trọng trong việc cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt.
Câu 3. Bộ môn khoa học nghiên cứu tên địa phương gọi là địa danh học. Vậy bộ môn khoa học nghiên cứu tên người gọi là gì?
Gợi ý làm bài:
Theo nguyên tắc, cấu tạo thuật ngữ phải bảo đảm tính hệ thống.
Câu 4. Hãy nêu một số thuật ngữ dùng trong toán học mà em biết.
Gợi ý làm bài:
Học sinh có thể nêu một số thuật ngữ dùng trong số học và hình học như: số nguyên, số âm, số dương, số mũ, tam giác, tứ giác, hình bình hành, hình vuông: đường trung tuyến, góc vuông, góc nhọn, góc tù,...
Câu 5. Hãy cho biết các thuật ngữ dùng trong toán học thể hiện những đặc điểm nào của thuật ngữ nói chung.
Gợi ý làm bài:
Các thuật ngữ dùng trong toán học có đặc điểm của thuật ngữ nói chung.
4. Kết luận
Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Nắm được khái niệm thuật ngữ.
- Năm được những đặc điểm của thuật ngữ.
- Có kỹ năng tìm hiểu ý nghĩa thuật ngữ trong từ điển.
- Kĩ năng sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ.
Tham khảo thêm
- doc Phong cách Hồ Chí Minh Ngữ Văn 9
- doc Các phương châm hội thoại Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh Ngữ Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Ngữ văn 9
- doc Các phương châm hội thoại (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Chuyện người con gái Nam Xương Ngữ văn 9
- doc Xưng hô trong hội thoại Ngữ văn 9
- doc Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Sự phát triển của từ vựng Ngữ văn 9
- doc Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút) Ngữ văn 9
- doc Hoàng Lê nhât thống chí (Hồi thứ 14) Ngữ văn 9
- doc Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Truyện Kiều của Nguyễn Du Ngữ văn 9
- doc Chị em Thúy Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Cảnh ngày xuân (Trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Miêu tả trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Kiều ở lầu Ngưng Bích trích truyện Kiều Ngữ văn 9
- doc Mã Giám Sinh mua Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Trau dồi vốn từ Ngữ văn 9
- doc Thúy Kiều báo ân báo oán Ngữ văn 9
- doc Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt Nga Ngữ văn 9
- doc Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng Ngữ văn 9
- doc Đồng chí Ngữ văn 9
- doc Bài thơ về tiểu đội xe không kính Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Nghị luận trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Đoàn thuyền đánh cá Ngữ văn 9
- doc Bếp lửa Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Tập làm thơ tám chữ Ngữ văn 9
- doc Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ngữ văn 9
- doc Ánh trăng Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về từ vưng (Luyện tập tổng hợp) Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Ngữ văn 9
- doc Làng Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 9
- doc Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Ngữ văn 9
- doc Lặng lẽ Sa Pa Ngữ văn 9
- doc Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Người kể chuyện trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Chiếc lược ngà Ngữ văn 9
- doc Ôn tập Phần tập làm văn Ngữ văn 9
- doc Cố hương Ngữ văn 9
- doc Những đứa trẻ Ngữ văn 9