Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9

Nội dung bài học giúp các em rèn luyện kỹ năng sử dụng thích hợp các biện pháp nghệ thuật vào bài làm văn thuyết minh của minh. Từ đó, là cơ sở để tạo nên sức hấp dẫn, sinh động cho bài viết của mình. Chúc các em học tốt!

Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9

1. Dàn ý bài văn thuyết minh

- Bài văn thuyết minh gồm 3 phần:

Mở bài:

  • Nêu đề tài thuyết minh.
  • Dẫn dắt, tạo ra sự chú ý của người đọc về nội dung thuyết minh.

Thân bài:

  • Tìm ý, chọn ý: Cần triển khai những ý nào để thuyết minh về đối tượng đã giới thiệu cung cấp những thông tin làm rõ vấn đề thuyết minh.
  • Sắp xếp ý: Cần trình bày các ý theo trình tự nào cho phù hợp với đối tượng thuyết minh, đạt được mục đích thuyết minh, giúp người tiếp nhận dễ dàng nắm được nội dung thuyết minh.

Kết bài:

  • Nhắc lại đề tài thuyết minh và tô đậm ấn tượng cho người tiếp nhận về đối tượng vừa thuyết minh.

2. Dàn ý thuyết minh về một quy trình sản xuất

Mở bài: 

  • Giới thiệu chung về quy trình sản xuất.

Thân bài:

  • Mô tả quy trình sản xuất:
  • Bắt đầu như thế nào, diễn biến qua các công đoạn (các bước, các giai đoạn, các quá trình,…) ra sao?
  • Sản phẩm của quy trình sản xuất là gì, chất lượng, giá trị ra sao?

Kết bài: 

  • Nhận xét về quy trình sản xuất.

3. Luyện tập

Câu 1: Thuyết minh về cái kéo

Gợi ý làm bài

Với sự thông minh, sáng tạo, cần mẫn của nhân loại, chúng ta đã tạo ra vô vàn công cụ lao động từ xa xưa để phục vụ công việc trong quá trình lao động sản xuất. Một trong những đồ vật được ra đời từ rất lâu rồi đó chính là cây kéo- một công cụ rất quen thuộc ngày nay

Theo sử sách ghi lại, kéo được phát minh từ năm 1500 trước công nguyên tại Ai Cập Cổ Đại, cây kéo đầu tiên xuất hiện tại đồng bằng Lưỡng Hà vào khoảng 3000 đến 4000 năm trước. Và sau đó được sử dụng ở Châu Âu cho đến thế kỉ 16 rồi được người La Mã cải tiến thành chiếc kéo hiện đại như bây giờ, thuận tiện và dễ sử dụng hơn rất nhiều.

Kéo với thiết kế nhỏ gọn với hai phần lưỡi kéo và thân kéo. Lưỡi kéo chính là hai miếng kim loại được mài sắc nhọn khớp vào nhau cùng xoay quanh một trục cố định. Phần thân kéo được bọc bằng một lớp nhựa dẻo nơi tay cầm hoặc đồng chất kim loại với lưỡi kéo nhưng không sắc nhọn mà được đúc trơn khiến con người có thể chạm vào mà không bị thương. Đó là nơi đặt trục cố định lưỡi kéo, có hình tròn như một cái chốt và có tay cầm là hai hình vòng cung tương xứng, nó là nơi con người đặt tay và điều khiển cây kéo theo ý muốn của họ. Và trục xoay luỡi kéo phụ thuộc vào sự di chuyển của tay con người. Kéo là một vật dụng đơn giản nên sử dụng nó cũng rất dễ dàng. Kéo được chế tạo và sử dụng dựa trên nguyên lí đòn bẩy. Sửa dụng lực hướng vào trong ở hai ngón tay khi cầm lên thân kéo để cắt một vật nào đó. Tuy kéo sắc nhọn nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định, kéo không cắt được những vật thô , to và cứng như kim loại, đá,.... Kéo chỉ được dùng để cắt những đồ vật mỏng nhẹ như giấy, lá kim loại, nhựa mỏng, cao su , vải, sợi dây thừng, dây điện,..

Kéo được phát minh và ngày càng cải tiến. Kéo được chế tạo ra nhiều loại khác nhau như kéo kẹp, kéo chốt đuôi và kéo khớp. Kéo chốt đuôi là loại kéo khó sử dụng nhất , nó được cấu tạo nên từ hai phần đó là lưỡi kéo và phần đuôi liên kết với nhau bởi một cái chốt tạo thành khớp nối. Kéo kẹp có hình chữ U, nằm ngang dễ sử dụng bằng một tay, có thể tử mở ra và đóng vào dựa trên sự đàn hồi của kim loại Loại kéo kẹp khá phổ biến ở Châu âu vào những năm thế kỉ 17. Và cuối cùng đó chính là kéo khớp , tổ tiên của loại kéo hiện đại bây giờ mà người ta hay dùng. Nó ra đời vào khoảng năm 300 trước công nguyên, người ta sử dụng nó như một loại kéo chuyên dụng trong đời sống vậy.

Hiện nay ở Việt Nam, kéo được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Nó được sử dụng trong mỗi hộ gia đình, trong công xưởng nhà máy may mặc, trong công ti và những văn phòng. Không những thế kéo còn được các nhà buôn sản xuất với một số lượng lớn những mẫu mã đa dạng, màu sắc phong phú để phục vụ nhu cầu cho con người đồng thời thu lại lợn nhuận kinh tế từ việc chế tạo và sản xuất những cây kéo chất lượng.

Như vậy , kéo là một công cụ không thể thiếu trong đời sống của con người. Nó là một phát minh vĩ đại của nhân loại trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của con người. Khi sử dụng chúng, ta cần biết giữ gìn và bảo vệ chúng để những cây kéo không bị sứt cùn và kém bền.

Câu 2: Thuyết minh giới thiệu một tác giả văn học

Gợi ý làm bài

a. Mở bài: 

  • Giới thiệu khái quát về tác giả lựa chọn để thuyết minh.
  • Họ tên, tuổi, quê quán,...

b. Thân bài:

- Cuộc đời và sự nghiệp văn học:

  • Hoàn cảnh xuất thân, truyền thống gia đình, học vấn, đường đời,…
  • Các chặng đường sáng tác và những tác phẩm chính.

- Phong cách nghệ thuật:

  • Những đặc điểm nổi bật về nội dung trong sáng tác của tác giả ấy.
  • Những đặc sắc nghệ thuật mà tác giả ấy thể hiện trong tác phẩm của mình.

c. Kết bài

  • Khẳng định về vị trí của tác giả vừa thuyết minh.
  • Nêu suy nghĩ, cảm nhận về cuộc đời, sự nghiệp văn chương của tác giả vừa thuyết minh,…

4. Kết luận

Thông qua bài học, các em hiểu được:

  • Biết thêm phương pháp thuyết minh những vấn đề trừu tượng ngoài trình bày, giới thiệu còn cần sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
  • Tập sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong bài thuyết minh.
  • Có ý thức vận dụng các yếu tố nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
Ngày:21/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM