Cảnh ngày xuân (Trích truyện Kiều) Ngữ văn 9

Bài học Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du cho các em thấy được một bức tranh xuân tuyệt mĩ, đồng thời bút pháp nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên vô cùng độc đáo. Mời các em cùng eLib tham khảo nhé! Chúc các em học tốt!

Cảnh ngày xuân (Trích truyện Kiều) Ngữ văn 9

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Nguyễn Du (1765 - 1820). Tên chữ: Tố Như, tên hiệu: Thanh Hiên.

- Quê: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

- Gia đình:

+ Cha là Nguyễn Nghiễm đỗ tiến sĩ từng làm chức tể tướng có tiếng là giỏi văn chương.

+ Mẹ: Trần Thị Tần một người nổi tiếng đẹp ở trấn Kinh Bắc (Bắc Ninh). Các anh đều học giỏi, đỗ đạt làm quan to.

- Sinh ra trong một gia đình quý tộc, có truyền thống văn chương.

- Thời đại: Sống trong thời đại có nhiều biến động.

- Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực.

- Phong trào khởi nghĩa nông dân nổi dậy ở khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩaTây Sơn.

→ Tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của tác giả, ông hướng ngòi bút vào hiện thực.

1.2. Tác phẩm

- Vị trí đoạn trích: Phần 1: gia biến và lưu lạc. Sau đoạn tả chị em Vân - Kiều.

- Bố cục :

+ Bốn câu đầu: Khung cảnh ngày xuân.

- Tám câu tiếp: Khung cảnh lễ hội mùa xuân.

- Còn lại: Cảnh du xuân trở về.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Khung cảnh ngày xuân:

- “Con én đưa thoi” -> ẩn dụ nhân hoá -> gợi tả hình ảnh mùa xuân, thời gian trôi nhanh.

- Hai phần ba mùa xuân đã qua (Thiều quang) -> tiếc nối..

- Không gian: Thoáng đạt, trong trẻo, tinh khôi, giàu sức sống.

- Hình ảnh:

+ Chim én đưa thoi.

+ Thiều quang: Ánh sáng mặt trời.

+ Màu xanh cỏ non: “Cỏ non xanh tận chân trời”.

+ Màu trắng hoa lê: “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.

⇒ Gợi tả không gian trong trẻo, tinh khôi, thanh khiết giàu sức sống. Với bút pháp chấm phá bức tranh mùa xuân hiện lên thật đẹp với màu sắc cỏ non làm nền, hoa lê trắng điểm xuyến gợi sự hài hòa, tươi đẹp.

2.2. Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh

- Tiết thanh minh:

+ Lễ Tảo mộ: Dọn dẹp, sửa sang lại phần mộ người thân....

+ Hội  đạp thanh: Chơi xuân ở chốn đồng quê.

- Sử dụng nhiều từ ghép, từ láy, hình ảnh so sánh, ẩn dụ => Không khí đông vui tưng bừng, náo nhiệt.

 + Gần xa nô nức yến anh.

 + Dập dìu tài tử giai nhân.

 + Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.

+ Tính từ: Nô nức, gần xa: Gợi tâm trạng náo nức của người đi hội.

+ Danh từ: Yến anh, tài tử, giai nhân: Gợi sự đông vui, náo nhiệt.

+ Động từ: Sắm sửa, dập dìu: Gợi sự náo nhiệt.

→ Nét đẹp văn hoá cổ truyền của các dân tộc phương Đông tưởng nhớ người thân đã mất. Các từ ghép kết hợp cấu trúc sóng đôi, phép ẩn dụ, ( nhịp 2/2, mỗi từ 2 tiếng) gợi không khí tấp nập, nhộn nhịp, vui tươi, hối hả.

2.3. Cảnh du xuân trở về

- Cảnh chiều tà được cảm nhận qua tâm trạng.

- Từ láy: Tà tà, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ..

=> Từ láy giàu sức tạo hình cho thấy cảnh vật có sự thay đổi: Thời gian, không gian thay đổi; Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân nhưng nó không còn tươi mới, rộn ràng nữa mà bắt đầu nhạt dần, lắng dần.

- Diễn tả tâm trạng con người bâng khuâng, xao xuyến thơ thẩn trên dặm đường về, dự cảm có điều sắp xảy ra.

→ Bút pháp ước lệ tượng trưng nhưng không xa lạ vì mang màu sắc đồng quê “Ngọn tiểu khê, nhịp cầu nho nhỏ”.

⇒ Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: Mặt trời ngả bóng về Tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh. Tuy nhiên, không khí không còn rộ ràng nữa mà thay vào đó tất cả đang nhạt dần, lặng dần. Các từ láy trong 6 câu thơ này không chỉ đặc tả thiên nhiên nó còn bọc lộ tâm trạng con người. Hai từ “nao nao” đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Gợi cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày vui sắp tàn, nó còn gợi lên dự cảm về điều sắp xảy ra. Đó là lúc Kiều gặp mộ Đạm Tiên và Kim Trọng.

3. Tổng kết

3.1. Nội dung

Cảnh ngày xuân là đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của Nguyễn Du.

3.2. Nghệ thuật

- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật.

- Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều.

4. Luyện tập

Câu 1. Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc : "Phương thảo liên thiên bích - Lê chi sổ điểm hoa" (Cỏ thơm liền với trời xanh - Trên cành lê có mây bông hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ Kiều của Nguyễn Du: "Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa".

Gợi ý làm bài:

- Sự tiếp thu: thi liệu cổ điển (cỏ, chân trời, cành lê…)

- Sự sáng tạo: Xanh tận chân trời không gian bao la, rộng.

- Bút pháp đặc tả, điểm nhãn sự tinh khiết, thanh cao.

- Với bút pháp gợi tả, câu thơ cổ Trung Quốc đã vẽ lên được vẻ đẹp riêng của mùa xuân, có hương vị, màu sắc, đường nét. Đó là hương thơm của cỏ non (phương thảo). Đó là màu xanh mướt của cỏ tiếp nối với màu xanh ngọc của trời, cả chân trời, mặt đất đều "Một màu xanh xanh" (liên thiên bích). Đó còn là đường nét của cành lê thanh nhẹ điểm vài bông hoa (sổ điểm hoa), cảnh đẹp mà dường như tĩnh tại.

- Hai câu thơ trong Truyện Kiều: "Cỏ non xanh tận chân trời - Cành lê trắng điểm một vài bông hoa" là bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân. Gam màu làm nền cho bức tranh xuân là thảm cỏ non trải rộng tới chân trời. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Câu thơ cổ Trung Quốc chỉ nói cành lê điểm một vài bông hoa mà không nói tới màu sắc của hoa lê. Nguyễn Du chỉ thêm một chữ trắng cho cành lê mà bức tranh mùa xuân đã khác. Trong câu thơ của Nguyễn Du, chừ trắng trở thành điểm nhấn, làm nổi bật thần sắc của hoa lê. Màu xanh của cỏ non và sắc trắng của hoa lê làm cho màu sắc có sự hài hoà tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống (cỏ non); khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa).

Câu 2. Tìm những câu thơ có nghệ thuật ẩn dụ trong đoạn Cảnh ngày xuân.

Gợi ý làm bài:

Những câu thơ có nghệ thuật ẩn dụ:

- Ngày xuân con én đưa thoi.

- Gần xa nô nức yến anh.

5. Kết luận

Qua bài học các em cần:

- Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của thi hào dân tộc Nguyễn Du.

- Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi.

- Bổ sung kiến thức đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại, phát hiện, phân tích được các chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.

- Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân.

- Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm.

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM