Luyện tập phân tích và tổng hợp Ngữ văn 9
Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp. Đồng thời, bài Luyện tập phân tích và tổng hợp này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Nội dung bài học
- Để làm rõ ý của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.
- Phân tích: Trình bày từng bộ phận, phương tiện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu… cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
- Tổng hợp là phép lập luận rút ra từ cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn, cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
2. Luyện tập
Câu 1: Em hãy viết đoạn văn tổng hợp bàn về lòng khiêm tốn.
Gợi ý trả lời:
Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân và người khác, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ, luôn nhún nhường trước người khác. Người khiêm tốn thường giao tiếp điềm đạm, nhỏ nhẹ, luôn biết nhường nhịn người khác, không khoe mẽ về bản thân, tôn trọng và lịch thiệp trong giao tiếp. Người khiêm tốn cũng không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có, mình biết, nhờ vậy dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao tiếp,nên kết giao được với nhiều người. Khiêm tốn là một thái độ sống tích cực, một cách làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiêm của bản thân từ cuộc sống. Thái độ khiêm tốn thể hiện qua từng lời nói, hành động và cử chỉ một cách thật tâm đối với mọi người. Ai cũng cần có lòng khiêm tốn. Chính sự khiêm tốn gắn kết con người lại với nhau, tạo nên một xã hội văn minh, tiến bộ và hạnh phúc.
Câu 2: Em hãy viết bài văn nghị luận về vấn đề chiến tranh (trong đó có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp).
Gợi ý trả lời:
Thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh mới có được nền hòa bình như ngày hôm nay. Nhưng cho dù sống trong nền hòa bình thì những hậu quả của những cuộc chiến ấy vẫn luôn tồn tại.
Trước hết mỗi chúng ta phải hiểu được chiến tranh là gì? Chiến tranh, hiểu một cách đơn giản là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, là hoạt động đấu tranh giữa các nước, các giai cấp, các lực lượng chính trị có lợi ích địa vị đối lập nhau nhằm đạt được lợi ích về kinh tế hay chính trị. Một cuộc chiến tranh diễn ra có thể diễn ra xung đột về quân sự như hai cuộc Đại chiến thế giới ở thế kỉ XX hoặc phi quân sư như cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai nước Mỹ và Liên Xô.
Vậy do đâu mà một cuộc chiến tranh nổ ra? Theo các nhà nghiên cứu về chiến tranh, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chiến tranh, nhưng có một nguyên nhân chính đó là do sự xung đột, tranh chấp về quyền lợi kinh tế hoặc chính trị giữa các quốc gia, dân tộc. Trước khi chiến tranh xảy ra, nhân loại đã phải hứng chịu một xã hội với đầy rẫy những bất công, mục nát. Chỉ khi mọi thứ đã vượt quá giới hạn mới tạo điều kiện châm ngòi cho cuộc chiến tranh ấy bùng nổ. Ví dụ như Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) bùng nổ là nhằm tranh giành, phân chia lại thuộc địa giữa các nước đế quốc, đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp bề ngoài thì có vẻ là cuộc chiến chính nghĩa với tinh thần của nước mẹ Pháp đến bảo hộ cho nhân dân An Nam. Nhưng thực chất lại muốn đồng hóa nhân dân ta, biến dân ta trở thành nô lệ của chúng…
Khi một cuộc chiến tranh xảy ra, ắt hẳn sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề cho bản thân những nước tham chiến cũng như toàn nhân loại trên nhiều phương diện. Nhưng có lẽ hậu quả nặng nề nhất phải kể đến là về con người. Hàng nghìn người đã ngã xuống vì chiến tranh. Họ có thể là những người lính trực tiếp tham gia chiến tranh. Họ cũng có thể chỉ là những người dân vô tội vì chiến tranh mà mất đi mạng sống của mình. Nhưng họ có một điểm chung, đều là những con người vô danh, không tên không tuổi. Có những người may mắn sống sót sau khi cuộc chiến kết thúc nhưng trở lại cuộc sống bình thường họ lại mang trong mình hai nỗi đau. Một nỗi đau về thể xác, đó là các thương binh, các bệnh nhân chất độc màu da cam… Một nỗi đau về tinh thần, đó là những dư chấn của cuộc chiến, những ám ảnh về chết chóc bom đạn, nỗi đau khi mất đi người thân, gia đình bị ly tán…
Không chỉ để lại hậu quả về con người, chiến tranh còn có sức tàn phá ghê gớm đối với môi trường thiên nhiên. Ô trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi những chất thải hóa học dùng để chế tạo bom mìn, các chất độc hóa học giải xuống mặt đất không chỉ gây hại cho con người mà còn phá hủy những cánh rừng, động vật tự nhiên mất đi môi trường sống. Những dòng sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, những cánh đồng khô hạn không được trồng trọt tưới tiêu bởi người nông dân. Không chỉ vậy, chiến tranh còn phá hủy vô số những công trình xây dựng vĩ đại của nhân loại. Một cuộc chiến xảy ra khiến cho nền kinh tế của các bên tham chiến đổ dồn vào cuộc chiến ấy. Khi cuộc chiến tranh kết thúc, dù giành chiến thắng hay thua cuộc, các nước tham chiến đều phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Một ví dụ điển hình như sau cuộc đại chiến thế giới, các nước đứng đầu về kinh tế như Anh, Pháp, Mỹ đều rơi vào các cuộc khủng hoảng kinh tế. Kinh tế không phát triển khiến cho người dân đói khổ, trình độ dân trí thấp và đất nước trở nên nghèo nàn lạc hậu. Các cuộc chiến tranh xảy ra khiến cho mối quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng hơn, việc hợp tác giữa các quốc gia cũng trở nên khó khăn đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển của nhân loại.
Là một người dân Việt Nam, chúng ta không thể quên được những cuộc chiến mà nhân dân ta phải trải qua. Từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã phải đối mặt với rất nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước láng giềng. Nhưng trong đó, những cuộc chiến tranh gây ra tổn thất nặng nề nhất phải kể đến cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước suốt một nghìn năm Bắc thuộc và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Vời đường biên giới rộng lớn, từ lâu đời, đất nước ta đã luôn bị phương Bắc lăm le xâm lược. Trong suốt một nghìn chịu sự đô hộ của phương Bắc, nền văn hóa của người Việt cổ dần bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Những tư tưởng về Nho giáo như trọng nam khinh nữ, công dung ngôn hạnh… vẫn còn thấm sâu trong suy nghĩ của nhiều người cho đến hiện tại. Cuộc sống của nhân dân ta lúc bấy giờ hết sức cơ cực. Đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, hàng nghìn người con Việt Nam đã phải hy sinh, biết bao cái tên ra đi ở tuổi mười tám đôi mươi khi đang mang trong mình nhiều khát vọng tuổi trẻ: những cô gái ngã ba Đồng Lộc, anh Kim Đồng… Chiến tranh tàn phá đất nước ta: giặc dốt giặc đói kéo theo giặc ngoại xâm (Năm 1945, hơn hai triệu đồng bào chết đói, 90% dân số nước ta còn mù chữ...). Những hậu quả để lại di chứng đến tận sau này: bệnh nhân chất độc màu da cam, những dư chấn về tâm hồn (ám ảnh về sự chết chóc, nỗi đau mất người thân…).
Như vậy, có thể thấy, chiến tranh thực sự là một từ ám ánh và đáng sợ với toàn nhân loại. Mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia hãy cùng đồng lòng chống lại chiến tranh, bảo vệ nền hòa bình của nhân loại.
(Sưu tầm)
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Rèn kĩ năng phân tích và tổng hợp trong nói và viết.
- Vận dụng hai phép lập luận khi tạo lập và đọc hiểu văn bản nghị luận.
- Có ý thức vận dụng phép lập luận phân tích trong làm văn.
Tham khảo thêm
- doc Bàn về đọc sách Ngữ văn 9
- doc Khởi ngữ Ngữ văn 9
- doc Phép phân tích và tổng hợp Ngữ văn 9
- doc Tiếng nói của văn nghệ Ngữ văn 9
- doc Các thành phần biệt lập Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) Ngữ văn 9
- doc Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Ngữ văn 9
- doc Các thành phần biệt lập (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Viết bài Tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Ngữ văn 9
- doc Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - Ten Ngữ văn 9
- doc Liên kết câu và liên kết đoạn văn Ngữ văn 9
- doc Con cò Ngữ văn 9
- doc Liên kết câu và liên kết đoạn văn (Luyện tập) Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Ngữ văn 9
- doc Mùa xuân nho nhỏ Ngữ văn 9
- doc Viếng lăng Bác Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Ngữ văn 9
- doc Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Ngữ văn 9
- doc Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học Ngữ văn 9
- doc Sang thu Ngữ văn 9
- doc Nói với con Ngữ văn 9
- doc Nghĩa tường minh và hàm ý Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9
- doc Mây và sóng Ngữ văn 9
- doc Ôn tập về thơ Ngữ văn 9
- doc Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn bản nhật dụng Ngữ văn 9
- doc Kiểm tra về thơ Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (Tiếng Việt) Ngữ văn 9
- doc Viết bài Tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học Ngữ văn 9
- doc Bến quê Ngữ văn 9
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9
- doc Những ngôi sao xa xôi Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần Tập làm văn - tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Biên bản Ngữ văn 9
- doc Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về ngữ pháp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết biên bản Ngữ văn 9
- doc Hợp đồng Ngữ văn 9
- doc Bố của Xi-mông Ngữ văn 9
- doc Ôn tập về truyện Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Con chó Bấc Ngữ văn 9
- doc Kiểm tra về truyện Ngữ văn 9
- doc Kiểm tra phần Tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết hợp đồng Ngữ văn 9
- doc Bắc Sơn Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn học nước ngoài Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần Tập làm văn Ngữ văn 9
- doc Tôi và chúng ta Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn học Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9