Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - Ten Ngữ văn 9
eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em hiểu được ý nghĩa của hình tượng con cừu và con sói trong văn bản "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - Ten". Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả:
- Hi - pô lít - ten (1828 - 1893) sinh ra tại Vouziers, Pháp.
- Năm ông 13 tuổi, 1841, cha ông mất.
- Ông được biết đến là một sinh viên xuất sắc ở cả hai ngành tự nhiên và xã hội, ông đã lấy được hai bằng khi ông chưa 20.
- Năm 1853, ông hoàn thành bằng tiến sĩ.
- Tác giả công trình nghiên cứu văn học nổi tiếng “La Phông - Ten và thơ ngụ ngôn của ông” (3 phần, mỗi phần nhiều chương).
b. Tác phẩm:
- Đoạn trích từ chương II, phần 2 của công trình trên.
- Bố cục có thể chia thành ba nội dung chính như sau:
+ Hình ảnh con cừu và sói dưới con mắt của nhà khoa học.
+ Hình ảnh cừu và sói trong thơ của La Phông - Ten.
+ Sói và trong nhận xét của Hi - pô lít - ten.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Hình ảnh con cừu và sói dưới con mắt của nhà khoa học
- Hình ảnh cừu:
+ Dưới con mắt của nhà khoa học thì những con cừu vô cùng yếu đuối, hèn nhát, luôn luôn trong trạng thái sợ sệt, nhút nhát, đần độn, không biết trốn tránh nguy hiểm, không cảm thấy tình huống bất tiện.
+ Nhà khoa học không nói đến tình mẫu tử thiêng liêng -> không có tình cảm chủ quan.
- Hình ảnh sói:
+ Không có tình đồng loại.
+ Là tên bạo chúa khát máu đáng ghét, bẩn thỉu, hôi hám, hư hỏng.
-> Sống gây hoạ, chết vô dụng. Bi kịch về sự độc ác.
2.2. Hình ảnh cừu và sói trong thơ của La Phông - Ten
- Hình ảnh cừu:
+ Hình ảnh về một con cừu cụ thể, được nhân hoá như một chú bé ngây thơ, đáng thương yếu ớt, bé hết sức tội nghiệp, biết lí lẽ bảo vệ chân lí.
+ Có tình cảm mẫu tử thân thương, biết cảm thông, xót thương...
- Hình ảnh sói:
+ Dường như khi nói về những con soi người ta luôn mặc định rằng đó là loài động vật dã man, ăn thịt một cách đáng sợ. Nhưng với sự nhạy cảm và sâu sắc của mình La Phông - Ten đã khám phá ra một khía cạnh khác của loài sói “khốn khổ và bất hạnh”.
+ Tác giả còn nói rằng tuy sói là một kẻ trộm khắp nơi nhưng vẫn có những góc khuất yếu đuối của riêng mình, luôn mang bộ mặt “lấm lét”, “lo lắng” chúng sợ hãi khi bị truy đuổi. Với ông loài sói hung ác chẳng qua cũng chỉ là “gã vô lại” luôn luôn bị đói khát và bị “ăn đòn”.
=> Bằng sự so sánh, đối chiếu cách viết của một nhà thơ, một nhà khoa học, tác giả muốn người đọc nhận ra đặc trưng của sáng tạo nghệ thuật là in đậm dấu ấn và cách nhìn riêng của nhà văn.
2.3. Sói và trong nhận xét của Hi - pô lít - ten
- Trong thơ của La Phông - Ten nhiều bài có nhân vật chó sói:’chó sói và chó nhà, chó sói và cò… nhận định của tác giả về sói là đúng khi ông bao quát tất cả các bài thơ của La phông ten chứ không phải riêng bài “Chó sói và cừu”.
- Chó sói cũng thật đáng thương khi sói có một bộ dạng ngu ngốc đến thậm tệ, ngu đến mức không kiếm được gì ăn và để bụng đói meo (hài kịch của sự ngu ngốc); nhưng chủ yếu nó còn là con vật đáng ghét gian xảo, hống hách… bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác) -> Nhận định của tác giả sẽ không chính xác nếu ta chỉ vận dụng vào riêng bài thơ này.
3. Tổng kết
- Về nội dung: Nội dung của bài thơ đã mượn hình ảnh hai nhân vật là: Chó sói và cừu. Hai con vật này đại diện cho hai thế lực. Một bên là chó sói là một bạo chúa, nhẫn tâm, độc ác, mưu mô, nham hiểm. Một bên là chú cừu là một thần dân, đáng thương, chịu nhiều đau khổ khi phải là một vật tế thần, bị mang tính mạng ra là cúng lễ.
- Về nghệ thuật:
+ Vận dụng thành công biện pháp so sánh hai hình tượng cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông - Ten.
+ Nhìn sự vật, hiện tượng dưới nhiều góc độ hiện thực và nhân văn.
4. Luyện tập
Câu 1: Em hãy viết đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của văn bản "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - Ten".
Gợi ý trả lời:
Văn bản "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - Ten" mang đến cho người đọc những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Cụ thể là Hi-pô-lít Ten đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai loại văn bản khoa học và văn bản nghệ thuật. Văn bản khoa học đi sâu nghiên cứu những đặc điểm tự nhiên, rút ra những nhận xét chính xác về đặc tính, về tính chất của sự vật. Văn bản nghệ thuật xây dựng hình tượng, miêu tả đời sống tâm hồn của sự vật bằng tưởng tượng của nhà văn, nhà thơ. Chó sói và cừu là một văn bản nghệ thuật. La Phông- ten đã miêu tả chó sói là một bạo chúa độc ác, quỷ quyệt; còn chú cừu non là một thần dân một vật tế thần khổ sở, đáng thương.
Câu 2: Qua hình tượng con chó sói trong văn bản "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - Ten", La Phông - Ten muốn ám chỉ điều gì?
Gợi ý trả lời:
- Hình ảnh chó sói trong văn bản được tác giả La Phông - Ten khắc họa là con sói đáng lên án bởi vì chó sói vu khống cừu non đến mức trắng trợn và phi lí. Hễ cừu non “cãi” được điều này thì chó sói lại vu cho điều khác, khiến “tội” của cừu non càng ngày càng nặng.
-> Hình ảnh con sói già được La Phông - Ten khắc họa một cách thành công và đầy ý nghĩa ẩn dụ, cụ thể là La Phông - Ten sử dụng hình ảnh con chó sói nhằm muốn ám chỉ hạng người xấu xa, độc ác chuyên cậy thế, cậy quyền áp bức kẻ yếu đuối, luôn lấy câu chân lí thuộc kẻ mạnh làm phương châm sống ở đời.
5. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Giúp học sinh hiểu được bài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông - Ten.
- Tìm, phân tích luận điểm, luận chứng; so sánh cách viết của nhà văn và nhà khoa học về cùng một đối tượng.
Tham khảo thêm
- doc Bàn về đọc sách Ngữ văn 9
- doc Khởi ngữ Ngữ văn 9
- doc Phép phân tích và tổng hợp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập phân tích và tổng hợp Ngữ văn 9
- doc Tiếng nói của văn nghệ Ngữ văn 9
- doc Các thành phần biệt lập Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) Ngữ văn 9
- doc Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Ngữ văn 9
- doc Các thành phần biệt lập (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Viết bài Tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Ngữ văn 9
- doc Liên kết câu và liên kết đoạn văn Ngữ văn 9
- doc Con cò Ngữ văn 9
- doc Liên kết câu và liên kết đoạn văn (Luyện tập) Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Ngữ văn 9
- doc Mùa xuân nho nhỏ Ngữ văn 9
- doc Viếng lăng Bác Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Ngữ văn 9
- doc Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Ngữ văn 9
- doc Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học Ngữ văn 9
- doc Sang thu Ngữ văn 9
- doc Nói với con Ngữ văn 9
- doc Nghĩa tường minh và hàm ý Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9
- doc Mây và sóng Ngữ văn 9
- doc Ôn tập về thơ Ngữ văn 9
- doc Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn bản nhật dụng Ngữ văn 9
- doc Kiểm tra về thơ Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (Tiếng Việt) Ngữ văn 9
- doc Viết bài Tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học Ngữ văn 9
- doc Bến quê Ngữ văn 9
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9
- doc Những ngôi sao xa xôi Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần Tập làm văn - tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Biên bản Ngữ văn 9
- doc Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về ngữ pháp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết biên bản Ngữ văn 9
- doc Hợp đồng Ngữ văn 9
- doc Bố của Xi-mông Ngữ văn 9
- doc Ôn tập về truyện Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Con chó Bấc Ngữ văn 9
- doc Kiểm tra về truyện Ngữ văn 9
- doc Kiểm tra phần Tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết hợp đồng Ngữ văn 9
- doc Bắc Sơn Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn học nước ngoài Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần Tập làm văn Ngữ văn 9
- doc Tôi và chúng ta Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn học Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9