Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt Nga Ngữ văn 9

Qua bài học Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác phẩm. Đồng thời hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga. eLib đã biên soạn bài học này để các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt!

Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt Nga Ngữ văn 9

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai.

- Quê: làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định.

- Ông xuất thân trong gia đình nho học, năm 1843 thi đỗ tú tài ở trường thi Gia Định.

- Trên đường ra Huế học chuẩn bị thi tiếp (năm 1846) ông nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi về quê chịu tang, dọc đường ông bị đau mắt nặng rồi bị mù.

- Không chịu khuất phục trước số phận, về quê ông mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, tiếng thơ ông Đồ Chiểu vang khắp lục tỉnh.

1.2. Tác phẩm

- Gồm 2.082 câu thơ lục bát ( thơ Nôm) sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỷ XIX.

- Thể loại: Truyện thơ Nôm, Kết cấu theo kiểu từng chương hồi, xoay quanh nhân vật chính.

- Mục đích truyền dạy đạo lý làm người

- Vị trí đoạn trích và bố cục:

+ Thuộc phần đầu Tác phẩm.

+ Tập trung chủ yếu vào hai nhân vật chính: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

- Gồm hai phần: Giới thiệu Lục Vân tiên và Kiều Nguyệt Nga => Ngợi ca, đề cao hai nhân vật lí tưởng Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Lục Vân Tiên đánh cướp

- Hành động “bẻ cây”

- Lời nói: “Kêu rằng bớ đảng hung đồ”…

- Lục Vân Tiên giàu lòng nghĩa nhân, thấy chuyện bất bằng ra tay cứu giúp, không so đo tính toán.

- Hình tượng Lục Vân Tiên được so sánh với dũng tướng Triệu tử Long - trận Đương Dương - truyện "Tam quốc diễn nghĩa".

- Hình tượng Lục Vân Tiên được khắc hoạ theo một mô típ quen thuộc ở truyện Nôm truyền thống: 1 chàng trai tài giỏi, cứu một cô gái thoát khỏi tình huống hiểm nghèo, rồi từ ân nghĩa đến tình yêu.

- Người Nam Bộ ưa thích những tấm gương trung liệt anh hùng ở bên Tàu hay chàng trai cứu cô gái ở truyện dân gian. Bởi nó rất phù hợp với tính cách trọng nghĩa, hào hiệp của họ sống trên vùng mới.

- Phản ánh đời sống xã hội Nam Bộ lúc bấy giờ còn hỗn loạn, chưa ổn định. Thể hiện ước mơ cần có những người tài đức, ra tay cứu nạn giúp đời. Đó là khát vọng chung của người dân Nam Bộ lúc bấy giờ.

2.2. Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga

- Sau khi đánh thắng bọn cướp Phong Lai:

+ Hỏi han ân cần.

+ Thương xót, an ủi.

+ Nghe nói muốn được lạy tạ vội gạt đi ngay -> từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga để cho nàng đền đáp công ơn (đoạn sau còn từ chối nhận chiếc châm vàng của nàng…)

=> Thể hiện phẩm chất của chàng trai đứng đắn, chính trực, vị nghĩa.

- Thái độ cư xử của Vân Tiên mang tinh thần nghĩa hiệp, trọng nghĩa không coi trọng công trạng. Xem việc làm nghĩa là bổn phận trách nhiệm của người làm trai.

- Thể hiện tính cách người Nam Bộ luôn hào hiệp, có lòng thương người, sẵn sàng giúp đỡ, cưu mang người hoạn nạn.

- Thấy việc nghĩa mà bỏ qua không làm thì không phải là người anh hùng.

=> Với Vân Tiên làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên. Đó là hành động hết lòng vì đời, vì người mang giá trị văn hóa cao đẹp của người Nam Bộ nói riêng, người Việt Nam nói chung.

- Lục Vân Tiên: anh dũng, tài năng, có tấm lòng vị nghĩa vong thân, hào hiệp, chính trực, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Qua hình ảnh lí tưởng Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình.

2.3. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga

" Thưa rằng…

…làm con đâu dám cãi cha

Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng 

đành

…trước xe quân tử tạm ngồi

Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa?"

- Cách xưng hô khiêm nhường, nói năng, dịu dàng, mực thước, trình bày vấn đề rõ ràng, khúc triết, đáp ứng đầy đủ điều thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên, thể hiện chân thành bằng niềm cảm kích, xúc động của mình.

- Hành vi xin “lạy tạ” thể hiện cung cách ứng xử trọng tình, trọng nghĩa.

- Thể hiện một cô gái khuê các, thuỳ mị, nết na, có học thức. Nàng còn là người biết ơn Lục Vân Tiên cứu giúp. Bởi Lục Vân Tiên không chỉ cứu mạng mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng: Lâm nguy chẳng kịp giải nguy/ Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.  Nàng tìm mọi cách để trả ơn nhưng không thể đền đáp được ơn sâu đó nên nàng tự nguyện gắn bó với Lục Vân tiên => Kiều Nguyệt Nga là cô gái trọng tình, trọng nghĩa.

- Phẩm chất thùy mị, nết na, đoan trang, trọng nghĩa, thủy chung của Kiều Nguyệt Nga tiêu biểu cho phẩm chất của phụ nữ Nam Bộ nói riêng, phụ nữ Việt Nam nói chung

3. Tổng kết

3.1. Nội dung

- Truyền dạy đạo lí làm người, trọng tình nghĩa, nghĩa hiệp sẵn sàng cứu khổ phò nguy. Qua đó đề cao vẻ đẹp phẩm chất đạo đức của người Nam Bộ và thể hiện khát vọng của họ hướng tới sự công bằng với những điều tốt đẹp trong xã hội.

3.2. Nghệ thuật

- Miêu tả nhân vật chủ yếu qua cử chỉ hành động, lời nói. Còn nội dung miêu tả nhân vật bằng tâm lí. => Gần gũi với nhận thức, cách nghĩ, và gây ấn tượng mạnh đối với quần chúng nhân dân, đặc biệt là người Nam Bộ.

- Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị như lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ: bên đàng, xông vô, bớ, chớ, hồ đồ, mầy,….

- Ngôn ngữ gần gũi, dễ lưu truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân, nhất là người Nam Bộ.

4. Luyện tập

Câu 1. Hãy tìm những chi tiết giống nhau và khác nhau giữa tiểu sử tác giả với cuộc đời nhân vật chính Lục Vân Tiên. Qua đó, em có suy nghĩ gì về những điều tâm huyết mà Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm ở nhân vật yêu quý của mình?

Gợi ý làm bài:

- Mục đích của bài tập: giúp em ôn bài, nhớ được những kiến thức cơ bản về tác giả và tác phẩm, hiểu sâu thêm cảm hứng chủ đạo của tác giả.

- Giải bài tập này, em cần lưu ý những điểm sau :

+ Viết Truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu không nhằm mục đích viết một thiên tự truyện mà nhằm đề cao đạo lí nhân nghĩa. Do đó, bên cạnh những chi tiết trùng hợp giữa cuộc đời mình với nhân vật chính còn có những điều khác biệt cơ bản. Hãy tìm những yếu tố trùng hợp và khác biệt đó.

+ Sự khác biệt là ở tính chất lí tưởng và kết cục tốt đẹp trong cuộc đời Lục Vân Tiên so với cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu thể hiện lí tưởng thẩm mĩ, khát vọng cháy bỏng của tác giả. Em hãy trình bày những điều cảm nhận của mình.

Câu 2. Nhân vật Lục Vân Tiên là một trong những nhân vật thể hiện lí tưởng thẩm mĩ về con người trong cuộc sống đương thời của Nguyễn Đình Chiểu. Qua đoạn trích, em cảm nhận được những điều gì về mẫu người lí tưởng đó?

Gợi ý làm bài:

- Trước hết, nên tìm hiểu xem hiện thực xã hội đương thời được phản ánh qua tác phẩm (cụ thể là qua đoạn trích) như thế nào? Trong xã hội đó, cuộc sống, số phận của con người ra sao? Một nhà nho thương dân như Nguyễn Đình Chiểu sẽ mong muốn điều gì?.

- Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích: về tài, về đức, về cách hành xử đối với những "chuyện bất bằng" trong xã hội. Từ đó, có thể giải thích vì sao nhân vật vừa ra đời đã được nhân dân đương thời đón nhận nồng nhiệt và truyền tụng rộng rãi như vậy.

5. Kết luận

Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác phẩm.

- Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga.

- Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc họa tính cách nhân vật của truyện.

Ngày:01/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM