Tổng kết từ vựng Ngữ văn 9
Bài học Tổng kết từ vựng Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em củng cố lại kiến thức từ vựng đã học từ cấp dưới. Từ đó các em vận dụng giải bài tập một cách nhanh chóng hơn. eLib đã biên soạn bài học này rất chi tiết và dễ hiểu. Chúc các em học tốt!
Mục lục nội dung
1. Từ đơn và từ phức
- Từ đơn: Là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa.
- Từ phức: Là từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng trở lên. Chia 2 loại:
+ Từ ghép: Là từ đợc tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa.
+Từ láy: Giữa các tiếng có quan hệ láy âm…
- Tác dụng: Tạo câu.
- Ví dụ:
+ Từ đơn: đi, chạy, nhảy…
- Từ phức: Xe đạp, đo đỏ, công nhân viên chức
- Từ láy: Mặt trời chiếu sáng lấp loáng.
2. Thành ngữ
- Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Nghĩa của thành ngữ bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó hoặc qua phép chuyển nghĩa: ẩn dụ, so sánh.
- Tác dung: Dùng trong khẩu ngữ và trong ngôn ngữ nói và viết.
- Ví dụ:
+ Một nắng hai sương.
+ Người nách thước, kẻ tay đao.
+ Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi (Nguyễn Du).
3. Nghĩa của từ
- Là nội dung (sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ) mà từ biểu thị.
- Cách giải thích nghĩa của từ.
+ Nêu khái niệm mà từ biểu thị.
+ Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
- Tác dụng : Hiểu nghĩa của từ để sử dụng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Ví dụ: ẩn dụ: là gọi tên sự vật hiện này bằng tên sự vật hiện tượng khác trên cơ sở có nét tương đồng.
4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
- Từ nhiều nghĩa là hiện tượng thêm nghĩa mới cho từ có sẵn mà không phải tạo thêm từ mới nhằm đáp ứng nhu cầu biểu thị khái niệm mới, gọi tên những sự vật mới mà con người nhận thức được bằng tiếng nói.
- Hiện tượng thêm nghĩa mới, thay đổi nghĩa cho từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa là hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
+ Nghĩa gốc: nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở hình thành nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển : nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
- Trong một câu từ chỉ có một nghĩa nhất định
- Một số trường hợp từ có thể hiểu cả hai nghĩa.
-Tác dụng :Mở rộng vốn từ khi nói và viết
- Ví dụ:
- Nghĩa của từ “chân”
+ Bộ phận cuối cùng của người vật dùng để đi: chân người, chân trâu… (nghĩa gốc).
+ Bộ phận cuối cùng của đồ vật dùng để nâng đỡ các vật khác: Chân bàn, chân giường… (nghĩa chuyển).
5. Từ đồng âm
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
- Ví dụ: từ kho trong "kho cá" với từ kho trong "chuyển sản phẩm về kho"
6. Từ đồng nghĩa
- Từ đồng nghĩa là những từ giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
- Ví dụ: lợn, heo, vừng, mè, trái, quả, xe hỏa, tàu hỏa...
7. Từ trái nghĩa
- Từ trái nghĩa là những từ trái ngược nhau.
- Một từ trái nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
- Ví dụ: tốt - xấu, lành - rách, đục - trong...
8. Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
- Nghĩa của từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ khác:
+ Một từ ngữ được coi là nghĩa rộng khi phạm vi ngữ nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi ngữ nghĩa của một số từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi ngữ nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
+ Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
- Ví dụ:
+ Nhìn (khái quát hơn) so với: ngắm, liếc, nhòm, ngó...
+ Động vật (khái quát hơn) so với: thú, chim, cá...
+ Thú (khái quát hơn) so với: hươu, trâu, bò...
9. Trường từ vựng
- Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
- Ví dụ: Trường nghĩa hoạt động của tay: cầm, nắm, bốc...
10. Luyện tập
Câu 1. Tìm thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và thành ngữ có ý nghĩa chỉ thực vật ?
Gợi ý làm bài:
- Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:
+ Như chó với mèo.
+ Đầu voi đuôi chuột.
+ Như hổ về rừn.
+ Miệng hùm gan sứa.
+ Vuốt râu hùm...
- Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:
+ Bãi bể nương dâu.
+ Bèo dạt mây trôi.
+ Cắn rơm cắn cỏ.
+ Cưỡi ngựa xem hoa.
+ Cây cao bóng cả...
Câu 2. Tìm thành ngữ trong bài thơ sau và phân tích giá trị biểu cảm của thành ngữ?
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
(Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương)
Gợi ý làm bài:
- Thành ngữ : bảy nổi ba chìm
- Tác dụng :
+ Miêu tả trạng thái bánh khi chín: Phần nổi nhiều hơn phần chìm (nghĩa đen).
+ Gợi thân phận chìm nổi, lênh đênh của người phụ nữ trong XH xưa (nghĩa chuyển).
Câu 3.
a.Tìm 3 từ có một nghĩa và đặt câu với mỗi từ đó?
b.Trong hai câu thơ sau từ hoa trong thềm hoa ,lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vỡ sao
"Nỗi mình thềm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng"
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Gợi ý làm bài:
- Trong câu thơ lục bát thỡ từ hoa được dùng theo nghĩa chuyển.
- Về tu từ cú pháp: Từ hoa trong thềm hoa và lệ hoa là các định ngữ nghệ thuật.
- Về từ vựng: hoa trong cỏc tổ hợp trờn cú nghĩa là đẹp, sang trọng ,tinh khiết ..(đây là các nghĩa chỉ có ở trong câu thơ lục bát này, nếu tách hoa ra khỏi câu thơ thỡ những nghĩa này sẽ không còn nữa. vỡ vậy người ta gọi chúng là nghĩa lâm thời).
11. Kết luận
Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:
- Nắm vững lý thuyết về từ vựng.
- Biết vận dụng những kiến thức về từ vựng từ lớp 6 đến lớp 9 để giải bài tập.
Tham khảo thêm
- doc Phong cách Hồ Chí Minh Ngữ Văn 9
- doc Các phương châm hội thoại Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh Ngữ Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Ngữ văn 9
- doc Các phương châm hội thoại (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Chuyện người con gái Nam Xương Ngữ văn 9
- doc Xưng hô trong hội thoại Ngữ văn 9
- doc Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Sự phát triển của từ vựng Ngữ văn 9
- doc Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút) Ngữ văn 9
- doc Hoàng Lê nhât thống chí (Hồi thứ 14) Ngữ văn 9
- doc Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Truyện Kiều của Nguyễn Du Ngữ văn 9
- doc Chị em Thúy Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Cảnh ngày xuân (Trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Thuật ngữ Ngữ văn 9
- doc Miêu tả trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Kiều ở lầu Ngưng Bích trích truyện Kiều Ngữ văn 9
- doc Mã Giám Sinh mua Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Trau dồi vốn từ Ngữ văn 9
- doc Thúy Kiều báo ân báo oán Ngữ văn 9
- doc Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt Nga Ngữ văn 9
- doc Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Đồng chí Ngữ văn 9
- doc Bài thơ về tiểu đội xe không kính Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Nghị luận trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Đoàn thuyền đánh cá Ngữ văn 9
- doc Bếp lửa Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Tập làm thơ tám chữ Ngữ văn 9
- doc Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ngữ văn 9
- doc Ánh trăng Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về từ vưng (Luyện tập tổng hợp) Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Ngữ văn 9
- doc Làng Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 9
- doc Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Ngữ văn 9
- doc Lặng lẽ Sa Pa Ngữ văn 9
- doc Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Người kể chuyện trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Chiếc lược ngà Ngữ văn 9
- doc Ôn tập Phần tập làm văn Ngữ văn 9
- doc Cố hương Ngữ văn 9
- doc Những đứa trẻ Ngữ văn 9