Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Ngữ văn 9
Bài học dưới đây sẽ giúp các em hiểu được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay trên thế giới. Từ đó, các em sẽ có những hành động giúp quyền trẻ em được thực thi một cách đúng đắn nhất. Chúc các em học tốt!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác phẩm
- Xuất xứ: Tác phẩm trích tuyên bố của hội nghị cấp cao t/g về trẻ em trong cuốn "Việt Nam và các văn kiện Quốc tế về quyền trẻ em".
- Bố cục: Gồm 3 phần :
+ Phần 1: Lí do và mục đích ra đời của bản tuyên bố.
+ Phần 2: Sự thách thức:Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực ,về tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ của nhiều trẻ em trên thế giới.
+ Phần 3: Cơ hội :khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ hội để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
+ Phần 4: Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn ,sự phát triển của trẻ em.
=> Các phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phần trước là cơ sở, căn cứ để dẫn đến những phần sau.
1.2. Thể loại
+ Kiểu văn bản: Thuộc loại nghị luận xã hội.
+ Chùm văn bản nhật dụng về vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Nhận thức của cộng đồng quốc tế về quyền sống của trẻ em
- Trẻ em là đối tượng trong sáng, nhiều mơ ước và dễ tổn thương.
- Trẻ em phải được sống trong vui tươi hoà bình, được vui chơi, được đi học và phát triển tương lai, phải được hình thành trong sự tương trợ và phát triển.
⇒ Cộng đồng quốc tế coi quyền sống của trẻ em là quan trọng, cấp thiết ⇒ Trẻ em có quyền kỳ vọng vào những lời tuyên bố ấy.
2.2. Những hiểm họa của trẻ em trên thế giới
- Trở thành nạn nhân chiến tranh và bạo lực, nạn phân biệt chủng tộc sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
- Chịu đựng những thảm hoạ đói nghèo,khủng hoảng kinh tế, vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp
- Nhiều trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật (40.000 trẻ em).
- Mục đích và nhiệm vụ của hội nghị là:
+ Cam kết và đưa ra lời kêu gọi với toàn nhân loại là: Hãy đảm bảo cho tất cả các em một tương lai tốt đẹp hơn.
+ Khẳng định trẻ em có quyền sống, quyền được bảo về và phát triển trong hòa bình, hạnh phúc.
⇒ Trách nhiệm phải ứng phó với những thách thức đã nêu trên thuộc về những nhà lãnh đạo chính trị các nước. Tổ chức Liên Hợp Quốc cần hiểu rõ thực trạng của trẻ em hiện nay và quyết tâm giúp đỡ các em vượt qua bất hạnh.
2.3. Cơ hội và nhiệm vụ
- Cơ hội:
+ Liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia để cùng nhau giải quyết vấn đề sẽ tạo ra sức mạnh của toàn diện và tổng hợp của cộng đồng.
+ Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế đã có khả năng đạt được những kết quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực kinh tế, môi trường, ngăn để không cho tử vong, tàn tật lan rộng.
+ Công ước về quyền trẻ em khẳng định về mặt pháp lí, tạo thêm cơ hội mới để quyền và phúc lợi của trẻ em thực sự được tôn trọng.
+ Cải thiện các bầu chính trị thế giới như giải trì quân bị, một số tài nguyên to lớn được chuyển sang phục vụ mục đích quân sự, trong đó có tăng cường phúc lợi cho trẻ em.
+ Cần hơn nữa là sự quan tâm của Đảng và nhà nước.
=> Tất cả các cơ hội mang tính khả quan, đảm bảo cho công ước được thực hiện.
- Nhiệm vụ:
+ Quan tâm đến đời sống vật chất dinh dưỡng cho trẻ em, ngăn ngừa được các nguyên nhân dẫn đến tử vong.
+ Vai trò của người phụ nữ cần được tăng cường, nam nữ bình đẳng.
+ Củng cố gia đình, xậy dựng nhà trường và xã hội, khuyến khích trẻ em tham gia những hoạt động sinh hoạt văn hóa.
=> Lời văn dứt khoát, mạch lạc và rõ ràng, văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
3. Tổng kết
- Về nội dung: Văn bản nêu nhận thức đúng đắn về quyền sống và hành động để bảo bảo vệ quyền sống, quyền hạnh phúc của trẻ em.
- Về nghệ thuật: Gồm có 17 mục, được chia thành bốn phần với cách trình bày rõ ràng và hợp lí, kết cấu chặt chẽ. Sử dụng thành công phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.
4. Luyện tập
Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của riêng em về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
Gợi ý trả lời:
Trẻ em là tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại. Trẻ em có quyền được sống, quyền được bảo vệ và quyền được phát triển. Nhưng thực tế cuộc sống tuổi ấu thơ của trẻ em lại không hoàn toàn như vậy.Trẻ em có quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ. Nhưng trong thực tế, theo thế giới Tuyên bố về sự sống còn của trẻ em hằng ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. Hơn 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới không có những điều kiện thiết ỵếu để tồn tại như thiếu thực phẩm, nước uống, thiếu thuốc chữa bệnh ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt những nước kém phát triển nhất ở châu Phi, trẻ em đang phải chịu tác động nặng nề của nợ nước ngoài, của tình hình kinh tế không giữ được mức độ tăng trưởng đều đặn hoặc không có khả năng tăng trưởng. Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng, bệnh tật, kể cả hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS) hoặc do thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh và do tác động của vấn đề ma tuý. Tỉ lệ tử vong của trẻ em nói chung, trẻ sơ sinh nói riêng ở nhiều nơi trên thế giới hiện nay, theo Tuyên bố thế giới về quyền trẻ em cao đến mức không thể chấp nhận được. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền Trẻ em. Đảng và Nhà nước ta đã cố gắng rất nhiều trong việc xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo quyền được sống cho trẻ em. Tuy nhiên, ở một số vùng nông thôn và miền núi khó khăn vẫn còn rất nhiều trẻ em thiếu ăn, suy dinh dưỡng, không được chăm sóc về mặt y tế. Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. Nhựng trong thực tế, cũng theo Tuyên bố thế giới về quyền được bảo vệ của trẻ em, hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm hoạ khôn lường. Chiến tranh vẫn nổ ra liên miên trên khắp thế giới. Cuộc chiến ở Cô-sô-vô, Nam Tư; cuộc chiến tranh của Mĩ và Anh ở I-rắc; cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan; các cuộc xung đột ở Trung Đông; chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nơi đã biến trẻ em thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, thậm chí, ở một số nước châu Phi, người ta tuyển mộ cả trẻ em vào quân đội, tay lăm lăm súng ống giáp mặt với giết chóc. Bên cạnh đó, hàng triệu trẻ em là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác-thai, nạn khủng bố, bắt giữ con tin mà gần đây nhất là vụ khủng bố đẫm máu ở một trường học nước Nga (Bes-lan) làm hàng trăm trẻ em bị giết, hàng trăm trẻ em sống sót trong nỗi kinh hoàng khôn tả. Cũng do chiến tranh và tình hình chính trị phức tạp, nhiều trẻ em trở thành người tị nạn, phải từ bỏ gia đình sống tha hương để trốn tránh nỗi hiểm nguy. Có nhiều trẻ em tàn tật đã trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, hoặc bị đối xử tàn nhẫn, bị bóc lột. Ở Việt Nam, đây đó, chúng ta vẫn có thể chứng kiến cảnh trẻ em bị đánh đập, xâm hại, bị lôi kéo vào con đường nghiện hút, bị bắt buộc làm việc nặng quá sức, bơ vơ không ai chăm sóc do cha mẹ li hôn.Trẻ em có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao. Nhưng trong thực tế hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em không được đến trường hoặc chưa trải qua giáo dục cơ sở. Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay là một thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế, là mối quan tâm sâu sắc của lương tâm loài người. Các quyền của trẻ em cần phải được tôn trọng và thực hiện một cách đầy đủ, có trách nhiệm. Mỗi học sinh chúng ta hãy bằng khả năng và hành động thực tiễn của mình, phát huy tinh thần tương ái tương trợ, yêu thương giúp đỡ, nhường cơm xẻ áo cho những bạn nhỏ gặp hoàn cảnh khó khăn. Đó cũng là một hình thức hữu hiệu góp phần bảo vệ quyền lợi của trẻ em.
Câu 2: Em hãy nêu một số biện pháp để bảo vệ quyền trẻ em.
Gợi ý trả lời:
- Xử lý nghiêm các hành vi xâm hại trẻ em.
- Lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.
- Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực.
- Ưu tiên xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em vùng khó khăn.
5. Kết luận
Sau khi học xong bài nay, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này. Nắm được đặc điểm hình thức của văn bản.
- Hình dung được phần nào thực trạng cuộc sống của các em trên thế giới hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta. Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam.
Tham khảo thêm
- doc Phong cách Hồ Chí Minh Ngữ Văn 9
- doc Các phương châm hội thoại Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh Ngữ Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Các phương châm hội thoại (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Chuyện người con gái Nam Xương Ngữ văn 9
- doc Xưng hô trong hội thoại Ngữ văn 9
- doc Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Sự phát triển của từ vựng Ngữ văn 9
- doc Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút) Ngữ văn 9
- doc Hoàng Lê nhât thống chí (Hồi thứ 14) Ngữ văn 9
- doc Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Truyện Kiều của Nguyễn Du Ngữ văn 9
- doc Chị em Thúy Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Cảnh ngày xuân (Trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Thuật ngữ Ngữ văn 9
- doc Miêu tả trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Kiều ở lầu Ngưng Bích trích truyện Kiều Ngữ văn 9
- doc Mã Giám Sinh mua Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Trau dồi vốn từ Ngữ văn 9
- doc Thúy Kiều báo ân báo oán Ngữ văn 9
- doc Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt Nga Ngữ văn 9
- doc Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng Ngữ văn 9
- doc Đồng chí Ngữ văn 9
- doc Bài thơ về tiểu đội xe không kính Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Nghị luận trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Đoàn thuyền đánh cá Ngữ văn 9
- doc Bếp lửa Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Tập làm thơ tám chữ Ngữ văn 9
- doc Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ngữ văn 9
- doc Ánh trăng Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về từ vưng (Luyện tập tổng hợp) Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Ngữ văn 9
- doc Làng Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 9
- doc Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Ngữ văn 9
- doc Lặng lẽ Sa Pa Ngữ văn 9
- doc Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Người kể chuyện trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Chiếc lược ngà Ngữ văn 9
- doc Ôn tập Phần tập làm văn Ngữ văn 9
- doc Cố hương Ngữ văn 9
- doc Những đứa trẻ Ngữ văn 9