Làng Ngữ văn 9
Mỗi người dân Việt Nam đều vô cùng gắn bó với làng quê của mình, nơi sinh ra và sống suốt cả cuộc đời cần lao giản dị. Sống ở làng, chết nhờ làng. Không gì khổ bằng phải bỏ làng đi tha hương cầu thực, lâm vào cảnh sống nơi đất khách, chết chôn quê người ... Tình cảm đặc biệt đó đã được nhà văn Kim Lân thể hiện một cách độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt. Kháng chiến chống Pháp, để viết lên truyện ngắn : “Làng”. Giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả
- Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài (1920-2007) quê Từ Sơn - Bắc Ninh.
- Sáng tác văn học từ trước năm 1945, là nhà văn có sở trường về truyện ngắn.
- Gắn bó và am hiểu đời sống nông thôn và người nông dân.
- Đề tài chủ yếu: sinh hoạt làng quê và những cảnh ngộ của người nông dân.
1.2. Tác phẩm
- Viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đăng lần đầu tiên trên tạp chí văn nghệ: 1948.
- Khai thác 1 tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kháng chiến tình cảm yêu quê hương , đất nước.
- Bố cục: 3 đoạn
+ Phần1: Từ đầu đến “không nhúc nhích”:Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo Tây.
+ Phần 2: tiếp đến “đôi phần”: Tâm trạng đau khổ, xấu hổ, buồn bực của ông hai ba bốn ngày sau đó.
+ Phần 3: Còn lại: Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng ông không theo giặc.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Tình huống truyện
- Tình huống: ông Hai tình cờ nghe được tin làng chợ Dầu của ông đã trở thành việt gian theo pháp phản kháng chiến, phản Cụ Hồ từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên.
- Cái tin ấy đến với ông vào một buổi trưa giữa lúc tâm trạng của ông đang rất phấn chấn vì nghe được nhiều tin ta đánh giặc trên tờ báo ở phòng thông tin.
⇒ Tác giả diễn tả cụ thể sự mâu thuẫn, giằng xé tâm can, nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc => Qua tình huống ấy tác giả cho thấy tình yêu làng yêu nước chân thành giản dị của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
⇒ Tâm trạng của ông Hai: Từ chỗ sững sờ đến chưa tin hẳn, rồi ông phải tin vì những người nói ra tin đó họ vừa ở dưới xuôi lên.
- Tình huống truyện rất phù hợp với diễn biến tâm lý của nhân vật.
- Về mặt nghệ thuật : tạo nên một cái nút thắt trong câu chuyện ,gây ra một mâu thuẫn giằng xé tâm trí ông lão , tạo điều kiện để thể hiện tâm trạng và phẩm chất ,tính cách của nhân vật thêm chân thực và sâu sắc , góp phần giải quyết chủ đề của tác phẩm.
2.2. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo Việt gian
- Tin đến đột ngột, bất ngờ làm ông sững sờ, bàng hoàng “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân , nước mắt giàn ra, giọng lạc đi” → Cảm xúc: đau đớn, tê tái, bẽ bàng
- Lảng chuyện cười nhạt thếch, cúi mặt mà đi → Trốn tránh vì xấu hổ và nhục nhã
- Về nhà: “Nằm vật ra giường” … “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ dàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ dúng hắt hủi đấy ư? …” → Thương con
⇒ Căm giận dân làng → gọi là chúng bay → Căm ghét, khinh bỉ, nguyền rủa họ phản bội ,bán nước
- Khi trò chuyện với vợ ông Hai bực bội, gắt gỏng vô cớ, đau đớn, trằn trọc thở dài rồi lo lắng → chân tay rủn ra,nín thở, lắng nghe không nhúc nhích.
⇒ Nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên cùng nỗi đau xót , tủi hổ trước cái tin làng mình theo giặc.
2.3. Tâm trạng ông Hai mấy ngày sau đó
- Suốt mấy hôm ông không dám đi đâu, chỉ ở trong nhà nghe ngóng tình hình trong sự sợ hãi, lo lắng,luôn bị ám ảnh về chuyện làng theo Tây. Cứ thấy một đám đông túm lại … ông cũng chột dạ … “thoáng ndo tình cảm cách mạng, lòng yêu làng, yêu nước đã thực sự hoà quện trong tâm hồn ông. Mối mâu thũân trong nội tâm và tình thế của nhân vật dường như đã thành sự bế tắc, đòi hỏi phải được giải quyết.
- Ông Hai trò chuyện với đứa con út.
+ Muốn đứa con ghi nhớ “ Nhà ta ở làng chợ Dầu”-> Tình yêu sâu nặng với làng quê.
- Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến với cách mạng với Cụ Hồ." Cụ Hồ muôn năm…"
- Tình cảm sâu nặng, bền vững, thiêng liêng của ông, của gia đình ông với kháng chiến, với cách mạng, ông yêu làng nhưng phải yêu đất nước -> ông là người có tâm hồn ngay thẳng, trọng danh dự, yêu ghét rạch ròi.
2.4. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính
- Biết sự thật làng không theo tây còn chiến đấu anh dũng ,ông Hai tươi vui rạng rỡ hẳn lên,Ông mua quà cho con.
+ Ông Hai vui mừng phấn chấn đi khoe khắp nơi nhà ông bị tây đốt cháy lấy làm tự hào vì đó là bằng chứng làng ông không theo tây"vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về làng-> sung sướng hả hê đến cực điểm.
- Phải chăng, khi niềm tin và tình yêu bị phản bội, bị dồn nén trong những dằn dặt, khủng hoảng quá lâu dễ khiến con người ta có những suy nghĩ không bình thường?
+ Đối với người nông dân, căn nhà là tất cả cơ nghiệp, là biết bao cày cuốc mà nên.
+ Nhưng ngôi nhà là tài sản riêng, dù có mất nhưng danh sự vẫn còn, thế là ông vui, ông hạnh phúc.
+ Đó là minh chứng cho hùng hồn, chứng minh cho lòng ông, cho bố con gia đình ông là những người tản cư không theo giặc, vẫn một lòng thủy chung, tình nghĩa và sẵn sảng hi sin tất cả cho kháng chiến.
→ Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai thật chân thật, giản dị mà sâu sắc.
3. Tổng kết
3.1. Nội dung
Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm dộng ở nhân vật ông Hai trong truyện Làng
3.2. Nghệ thuật
- Xây dựng cốt truyện tâm lý.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc, tinh tế.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khẩu ngữ thể hiện cá tính của nhân vật.
4. Luyện tập
Câu 1. Em hãy nêu những đặc sắc về giá trị nội dung của tác phẩm Làng - Kim Lân
Gợi ý làm bài:
Giá trị nội dung: Truyện Làng thể hiện chân thực và sinh động một tình cảm bền chặt và sâu sắc là tình yêu làng quê thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến qua tâm trạng của nhân vật ông Hai - Một người nông dân phải rời làng đi tản cư.
Câu 2. Những đặ sắc về nghệ thuật của Kim Lân trong truyện ngắn Làng.
Gợi ý làm bài:
Một trong những góp phần tạo nên thành công cho truyện ngắn Làng đó chính là những đặc sắc về nghệ thuật:
+ Truyện xây dựng theo cốt truyện tâm lí. Tác giả đã sáng tạo tình huống truyện có tính căng thẳng, thử thách ở nội tâm nhân vật. Đặt vào trong thời điểm xuất hiện tác phẩm (hồi đầu kháng chiến chống Pháp) càng thấy giá trị thành công này của Kim Lân.
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế.
+ Ngôn ngữ nhân vật sinh động, giàu tính khởi ngữ và thể hiện cá tính của từng nhân vật (cũng là ngôn ngữ nông dân nhưng lời nói của ông Hai và mụ chủ nhà rất khác nhau).
+ Cách trần thuật của tác giả linh hoạt, tự nhiên, có nhiều chi tiết sinh hoạt, đời sống hằng ngày xen vào với mạch tâm trạng khiến cho truyện sinh động hơn.
5. Kết luận
Qua bài học các em cần nắm một số nội dun g chính sau:
- Hiểu các đối thoại, độc thoại nội tâm; sự kết hợp các y/t m/t, b/c trong vb tự sự hiện đại.
- Tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của ng nông dân Việt Nam trong thời kì khangs chiến chống thực dân Pháp.
- Nắm đc nhân vật, sự việc, cốt truyện trong một tác phẩm truyện hiện đại .
- Đối thoại, độc thoại nội tâm, sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.
Tham khảo thêm
- doc Phong cách Hồ Chí Minh Ngữ Văn 9
- doc Các phương châm hội thoại Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh Ngữ Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Ngữ văn 9
- doc Các phương châm hội thoại (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Chuyện người con gái Nam Xương Ngữ văn 9
- doc Xưng hô trong hội thoại Ngữ văn 9
- doc Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Sự phát triển của từ vựng Ngữ văn 9
- doc Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút) Ngữ văn 9
- doc Hoàng Lê nhât thống chí (Hồi thứ 14) Ngữ văn 9
- doc Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Truyện Kiều của Nguyễn Du Ngữ văn 9
- doc Chị em Thúy Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Cảnh ngày xuân (Trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Thuật ngữ Ngữ văn 9
- doc Miêu tả trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Kiều ở lầu Ngưng Bích trích truyện Kiều Ngữ văn 9
- doc Mã Giám Sinh mua Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Trau dồi vốn từ Ngữ văn 9
- doc Thúy Kiều báo ân báo oán Ngữ văn 9
- doc Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt Nga Ngữ văn 9
- doc Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng Ngữ văn 9
- doc Đồng chí Ngữ văn 9
- doc Bài thơ về tiểu đội xe không kính Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Nghị luận trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Đoàn thuyền đánh cá Ngữ văn 9
- doc Bếp lửa Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Tập làm thơ tám chữ Ngữ văn 9
- doc Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ngữ văn 9
- doc Ánh trăng Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về từ vưng (Luyện tập tổng hợp) Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 9
- doc Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Ngữ văn 9
- doc Lặng lẽ Sa Pa Ngữ văn 9
- doc Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Người kể chuyện trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Chiếc lược ngà Ngữ văn 9
- doc Ôn tập Phần tập làm văn Ngữ văn 9
- doc Cố hương Ngữ văn 9
- doc Những đứa trẻ Ngữ văn 9