Bài thơ về tiểu đội xe không kính Ngữ văn 9

Nội dung bài học Bài thơ tiểu đội xe không kính Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em nắm rõ về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Đồng thời rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh thơ và ngôn ngữ. eLib đã biên soạn bài học này bám sát chương trình Ngữ văn 9. Chúc các học tập tốt!

Bài thơ về tiểu đội xe không kính Ngữ văn 9

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Phạm Tiến Duật (1941- 2007) là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.

- Hồn thơ trẻ trung tinh nghịch.

- Được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

1.2. Tác phẩm

- Bài thơ được sáng tác năm 1969 và in trong tập "Vầng trăng quầng lửa".

- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm .

- Thể thơ: Thơ tự do.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: 4 khổ thơ đầu hình ảnh những chiếc xe không kính và người chiến sĩ lái xe.

+ Phần 2: Còn lại: Tiểu đội xe không kính, tình cảm của những 

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe

a. Hình ảnh những chiếc xe không kính

- Không có kính vì bom giật, bom rung nên kính vỡ.

- Cách miêu tả chân thực gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của con người.

- Giúp tác giả miêu tả cụ thể những chiếc xe biến dạng vì bom đạn của chiến tranh.

-> Nghệ thuật: Hình ảnh  miêu tả chân thực, tự nhiên, ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.

- Hồn thơ nhạy cảm, ngang tàng, tinh nghịch thích cái mới lạ. → Rất mới lạ, độc đáo nhưng phản ánh hiện thực của chiến tranh.

⇒ Chiến tranh vô cùng ác liệt, nguy hiểm đặc biệt trên những đoạn đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Xưa nay, những h/ả xe cộ tàu bè nếu đưa vào thơ thì thường được lãng mạn hoá và mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực. H/ả những chiếc xe ko kính trong chiến tranh không  hiếm nhưng chỉ PTD mới nhận ra và biến nó trở thành hình tượng độc đáo của thời chống Mĩ.

b. Hình ảnh người lính lái xe

- Tư thế: ung dung, ngồi, nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng.

- Cảm giác: gió xoa mắt đắng , đường chạy vào tim, cánh chim, buồng lái …

- Bụi phun tóc trắng như người già, chưa cần rửa, nhìn nhau mặt lấm cười ha ha; Ướt áo, mưa tuôn mưa xối, chưa cần thay.

- Nghệ thuật: từ ngữ giản dị. khẩu ngữ, giọn điệu trẻ trung, sôi nổi; Miêu tả, so sánh, từ láy, điệp ngữ.

- Khó khăn gian khổ  đối mặt với nguy hiểm của cuộc sống chiến tranh họ vẫn hiên ngang coi thường tất cả những gian khổ, lạc quan yêu đời.

- Trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ các anh vẫn hiên ngang, ung dung bình tĩnh nêu cao tinh thần trách nhiệm quyết tân ra tuyền tuyến.

=> người lính lái xe ung dung, hiên ngang, luôn lạc quan yêu đời.

-> Dũng cảm hơn bất chấp mọi khó khăn gian khổ.

2.2. Tiểu đội xe không kính và những người chiến sĩ lái xe.

- Những chiếc xe từ trong bom rơi về họp thành tiểu đội, gặp bè bạn, bắt tay qua cửa kính, dựng bếp Hoàng Cầm, chung bát đũa, lại đi...

- Khi hành quân các anh luôn vui vẻ chào hỏi nhau, ăn uống nghỉ ngơi thoải mái xềnh xoàng nhường nhịn nhau như anh em ruột thịt chung bát chung đũa để rồi trong chốc lát lại ra đi. 

- Nghệ thuật từ ngữ mộc mạc, từ láy, điệp ngữ.

=> Tinh thần đồng đội, đồng chí của những người lính lái xe Trường Sơn, gặp nhau hồ hởi, bắt tay nhau qua cửa kính vỡ, chia nhau nguy hiểm, chia nhau sự sống.

- Không kính, không đèn, không mui

- Xe vẫn chạy, chỉ cần trong xe có 1 trái tim.

- Nghệ thuật: điệp ngữ, liệt kê, đối lập, hoán dụ.

- Thì ra cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ, phẩm chất anh hùng của người cầm lái tích tụ đọng lại trong trái tim gan góc kiên cường giàu bản lĩnh, trái tim vì tình yêu TQ đồng bào miền Nam đau khổ chính động lực đó đã khích lệ động viên những chiến sĩ lái xe vượt qua tất cả , lạc quan bình tĩnh nắm chắc tay lái đưa cả đoàn xe khẩn trương tới đích.

=>Mục đích chiến đấu của người lính là giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Tình yêu quê hương đất nước đã tạo nên sức mạnh của những chiến sĩ lái xe Trường Sơn.

⇒ Hiên ngang dũng cảm lạc quan yêu đời, đoàn kết chung mục đích chiến đấu vì tình yêu quê hương đất nước.

3. Tổng kết

3.1. Nội dung

- Khắc họa một hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính. Qua đó tác giả làm nổi bật hình ảnh người lính lái xe trường sơn trong thời kì chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp gian khổ.

3.2. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ: khẩu ngữ, tự nhiên, chân thực;  Giọng điệu ngang tàng hóm hỉnh, dí dỏm.

- Nghệ thuật: điệp ngữ, liệt kê, đối lập, hoán dụ

4. Luyện tập

Câu 1. Em có nhận xét gì về nhan đề (tên gọi) tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính ?

Gợi ý làm bài:

Thể hiện cách nhìn, cách khai thác hiện thực, bài thơ không chỉ viết về chiến tranh và người chiến sĩ trong cuộc chiến tranh vệ quốc.

Câu 2. Ngôn ngữ và giọng điệu của Bài thơ về tiểu đội xe không kính có đặc điểm gì nổi bật ? Ngôn ngữ và giọng điệu ấy đã có tác dụng như thế nào trong việc khắc hoạ hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn?

Gợi ý làm bài:

- Giọng điệu  ngang tàng, khỏe khoắn, hài hước, dí dỏm.

- Ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ tự nhiên.

5. Kết luận

Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ.

- Thấy được những nét riêng của giọng điệu ngôn ngữ bài thơ.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ.

Ngày:01/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM