Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tùy bút) Ngữ văn 9
Nội dung bài học dưới đây sẽ giúp các em biết qua thể loại văn tùy bút. Đồng thời, các em sẽ thấy hiện ra bức tranh trong phủ chúa Trịnh xa hoa, lộng lẫy trên mồ hôi, nước mắt của nhân dân, một xã hội suy tàn. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả
- Phạm Đình Hổ (1768 - 1839), tên chữ là Tùng Niên hoặc Bỉnh Trực, hiệu là Đông Dã Tiều tục gọi là Chiêu Hổ.
- Người làng Đan Loan - huyện Đường An - Hải Dương nay là xã nhân Quyền - huyện Bình Giang - Hải Dương.
- Là nho sĩ, ông sống vào thời buổi loạn lạc nên có tư tưởng ẩn cư và sáng tác văn chương. Ông để lại nhiều công trình khảo cứu thuộc các lĩnh vực xã hội có giá trị .
1.2. Tác phẩm
- “Vũ trung tuỳ bút” ra đời đầu thế kỷ XIX gồm 88 mẩu truyện nhỏ viết theo thể tuỳ bút. Ông bàn về các thứ lễ nghi, phong tục, tập quán. Ghi chép những việc xẩy ra trong xã hội lúc đó. Tác phẩm vừa có giá trị văn chương vừa có giá trị địa lí, lịch sử, xã hội học.
- “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" là một trong 88 mẩu chuyện của “Tuỳ bút Vũ Trung” ghi lại chân thực những việc xảy ra trong phủ chúa của tác giả.
- "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" là một áng văn xuôi giàu hiện thực.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Cuộc sống xa hoa của chúa Trịnh và bọn quan lại
- Xây dựng nhiều cung điện, đền đài lãng phí hao tốn tiền của.
- Thích chơi đèn đuốc, ngắm cảnh đẹp.
- Tổ chức những cuộc dạo chơi bày trò giải trí lố lăng, tốn kém.
- Mỗi tháng vài ba lần Vương ra cung Thuỵ Liên.
- Thu tìm cây cảnh, chim thú quý hiếm (thực chất là cướp đoạt của quý hiếm trong thiên hạ).
- Phủ chúa:
+ Cảnh vật cây cối um tùm.
+ Đêm về âm thanh gợi cảm giác ghê rợn, lạnh lẽo, tan tác, đau thương.
+ Một cảm giác về sự báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết ăn chơi hưởng lạc “kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường” .
- Thái độ tác giả: Chân thực khách quan, miêu tả sinh động, phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến Trịnh - Lê.
- Nghệ thuật được tác giả sử dụng: So sánh, liệt kê, miêu tả.
=> Tác giả đã khắc hoạ rõ nét cuộc sống ăn chơi xa đoạ vô độ của vua chúa, quan lại thời Lê - Trịnh. Chúa Trịnh sống rất xa xỉ trên mồ hôi, nước mắt của nhân dân. Hầu như chúa đều dành thời gian cho việc ăn chơi, hưởng lạc mà không dành cho việc chăm lo quốc sự, chăm lo đời sống của nhân dân. Không những thế, cả vương triều nhà Trịnh cũng chỉ chăm lo cho sự vui chơi, hưởng lạc của chúa.
2.2. Sự sách nhiễu dân chúng của bọn quan lại hầu cận chúa
- Ngang nhiên hoành hành ăn cướp bằng cách viết chữ: “phụng thủ” vào chậu hoa cây cảnh -> Vu oan cho các nhà giàu là giấu của cung phụng. Thủ đoạn vừa ăn cắp vừa la làng, độc ác và tàn nhẫn.
- Hành động đê hèn xấu xa.
- Dân chúng bi cướp bóc chiếm đoạt phải bỏ của cải ra kêu oan, đập bỏ hòn non bộ, phá bỏ cây cảnh quý.
=> Trong phủ chúa: Vua nào tôi ấy tham lam, lộng hành, mặc sức vơ vét của cải của dân biến thành của mình. Ỷ uy quyền từ vua chúa, bọn quan lại thừa cơ đục nước béo cò.
- Nghệ thuật tác giả sử dụng: Hình ảnh đối lập, phương pháp so sánh, liệt kê, nêu những sự việc cụ thể chân thực. Tác giả đã phơi bày hành vi thủ đoạn xấu xa của bọn quan lại hầu cận.
- Cách kết thúc kín đáo thể hiện sự phê phán bất bình.
- Cách dẫn truyện làm tăng tính chân thực cho lời kể.
=> Bức tranh một xã hội phong kiến tàn tạ trên đà suy vong hiện lên chân thực, sinh động. Phản ánh một xã hội rối ren, bất an, người thì ngậm đắng nuốt cay để bị cướp đi, người thì lo sợ phải tự mình phá bỏ của quý để tránh gây tai họa.
3. Tổng kết
- Về nội dung:
+ Hiện thực lịch sử và thái độ của “kẻ thức giả” trước những vấn đề của cuộc sống xã hội.
+ "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự những nhiễu của bọn quan lại thời Lê - Trịnh bằng một lối văn ghi chép cụ thể, chân thực, sinh động.
- Về nghệ thuật:
+ Lựa chọn ngôi kể phù hợp.
+ Lựa chọn sự việc tiêu biểu, có ý nghĩa phản ánh bản chất sự việc con người.
+ Miêu tả sinh động: từ nghi lễ mà chúa bày ra đến kì công đưa cây quý về trong phủ, từ những thanh âm khác lạ trong đêm đến hành động trắng trợn của bọn quan lại
+ Sử dụng ngôn ngữ khách quan nhưng vẫn thể hiện rõ thái độ bất bình của tác giả trước hiện thực.
4. Luyện tập
Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về văn bản "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh".
Gợi ý trả lời:
Cùng với “Hoàng Lê nhất thống chí” của nhóm tác giả Ngô gia văn phái và “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác, “Vũ Trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ là thiên kí tiêu biểu xuất sắc trong mảng văn xuôi giàu giá trị hiện thực của nền văn học trung đại Việt Nam, ở thế kỉ XVIII. Dưới con mắt tinh anh của người viết sử, Phạm Đình Hổ đã ghi chép thật chi tiết, khách quan, chân thực về đời sống xã hội thời kì bấy giờ trên rất nhiều phương diện: nghi lễ, phong tục, tập quán. Trong đó, tiêu biểu có đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”, tác giả đã ghi chép lại những điều mắt thấy tai nghe về đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh. Qua đó, phản ánh một xã hội thối nát, gián tiếp thể hiện thái độ lên án vua chúa quan lại Lê – Trịnh và bộc lộ niềm thương cảm với cuộc sống của nhân dân thời kì bấy giờ.
Câu 2: Em có suy nghĩ gì về cụm từ "triệu bất tường" trong văn bản "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh"?
Gợi ý trả lời:
- Cảm nhận của tác giả về cái “triệu bất tường” mang ý nghĩa như sự phê phán, cảnh báo về thói ăn chơi, hưởng lạc sa hoa trên mồ hôi, xương máu của nhân dân sẽ dẫn đến cảnh suy tàn, tan vỡ tang thương. "Thượng bất chính, hạ tắc loạn", chúa và quan như vậy dẫn đến sự lộng hành của bọn quan lại hầu cận. Chúng “nhờ gió bẻ măng”, nhũng nhiễu, vơ vét của dân bằng những thủ đoạn trơ tráo, trắng trợn, vừa ăn cướp vừa la làng: “Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khiếu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào.
- Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân đem lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dậm doạ lấy tiền. Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn thì thậm chí phải phá nhà huỷ tường để khiêng ra. Các nhà giàu bị họ vu cho là giấu vật cung phụng, thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phải đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ”.
5. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Biết được sơ giản về thể văn tuỳ bút thời trung đại.
- Hình dung được cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọng quan lại thời Lê - Trịnh
- Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tuỳ bút thời kì trung đại ở "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh".
Tham khảo thêm
- doc Phong cách Hồ Chí Minh Ngữ Văn 9
- doc Các phương châm hội thoại Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng một số BPNT trong văn bản thuyết minh Ngữ Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Đấu tranh cho một thế giới hòa bình Ngữ Văn 9
- doc Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Văn 9
- doc Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 9
- doc Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Ngữ văn 9
- doc Các phương châm hội thoại (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Chuyện người con gái Nam Xương Ngữ văn 9
- doc Xưng hô trong hội thoại Ngữ văn 9
- doc Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Sự phát triển của từ vựng Ngữ văn 9
- doc Hoàng Lê nhât thống chí (Hồi thứ 14) Ngữ văn 9
- doc Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Truyện Kiều của Nguyễn Du Ngữ văn 9
- doc Chị em Thúy Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Cảnh ngày xuân (Trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Thuật ngữ Ngữ văn 9
- doc Miêu tả trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Kiều ở lầu Ngưng Bích trích truyện Kiều Ngữ văn 9
- doc Mã Giám Sinh mua Kiều (trích truyện Kiều) Ngữ văn 9
- doc Trau dồi vốn từ Ngữ văn 9
- doc Thúy Kiều báo ân báo oán Ngữ văn 9
- doc Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt Nga Ngữ văn 9
- doc Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng Ngữ văn 9
- doc Đồng chí Ngữ văn 9
- doc Bài thơ về tiểu đội xe không kính Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Nghị luận trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Đoàn thuyền đánh cá Ngữ văn 9
- doc Bếp lửa Ngữ văn 9
- doc Tổng kết từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Tập làm thơ tám chữ Ngữ văn 9
- doc Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Ngữ văn 9
- doc Ánh trăng Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về từ vưng (Luyện tập tổng hợp) Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận Ngữ văn 9
- doc Làng Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 9
- doc Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm Ngữ văn 9
- doc Lặng lẽ Sa Pa Ngữ văn 9
- doc Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Người kể chuyện trong văn bản tự sự Ngữ văn 9
- doc Chiếc lược ngà Ngữ văn 9
- doc Ôn tập Phần tập làm văn Ngữ văn 9
- doc Cố hương Ngữ văn 9
- doc Những đứa trẻ Ngữ văn 9