Toán 7 Chương 1 Bài 10: Làm tròn số
Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Làm tròn số do eLib biên soạn và tổng hợp dưới đây. Bài giảng giúp các em nắm vững lý thuyết bài học, thêm vào đó là những bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng làm được các dạng bài tập ở phần này.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
Quy tắc làm tròn số
-
Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại.
-
Nếu chữ số đầu tiên bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ cuối cùng của bộ phận còn lại.
Ví dụ:
Ta có 84,149 ≈ 84,1 (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)
Ta có 542 ≈ 540 (làm tròn đến chữ số hàng chục)
Ta có 0,0861 ≈ 0,09 (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai)
Ta có 1573 ≈ 1600 (làm tròn đến chữ số hàng trăm)
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Làm tròn các số sau đây:
a. Tròn chục: 2347,5; 123,7.
b. Tròn trăm: 157426; 23782,23.
c. Tròn nghìn: 1573216; 7236524.
Hướng dẫn giải
a. 2350; 120.
b. 157400; 23800.
c. 1573000; 7237000.
Câu 2: Viết các số sau dưới dạng số thập phân gần đúng, chính xác đến hai chữ số thập phân, ba chữ số thập phân.
a.\(2\frac{2}{3}\) b.\(4\frac{3}{7}\) c.\(5\frac{3}{{11}}\)
Hướng dẫn giải
a. \(2\frac{2}{3} = \frac{8}{3} = 2,(6)\)
-
Chính xác đến hai chữ số thập phân 2,67.
-
Chính xác đến ba chữ số thập phân 2,667.
b. \(4\frac{3}{7} = \frac{{31}}{7} = 4,(428571)\)
Kết quả: 4,43; 4,429.
c. \(5\frac{3}{{11}} = \frac{{58}}{{11}} = 5,(27)\)
Kết quả: 5,27; 5,273.
Câu 3: Thực hiện các phép tính rồi làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất:
8,04 + 2,2239
2710,31 – 1518,0394.
52,48 . 16,3
824,06 : 132,022
Hướng dẫn giải
-
8,04 + 2,2239 = 10,279
Kết quả sau khi làm tròn là 10,3.
-
2710,31 – 1518,0394 = 1192, 2806
Kết quả sau khi làm tròn là 1192,3.
-
52,48 . 16,3 = 855, 424
Kết quả sau khi làm tròn là 855,4.
-
824,06 : 132,022 = 6, 2418…
Kết quả sau khi làm tròn là 6,2.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Tìm sai số của các số gần đúng sau:
a. \(3\frac{3}{4} \approx 4\) b. \(6,71 \approx 6,7\)
Câu 2: Thực hiện phép tính rồi làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai:
\(0,\left( 3 \right)+3\frac{1}{3}-0,4(2)\).
Câu 3: Tìm x gần đúng chính xác đến hai chữ số thập phân \(0,875.x = \frac{3}{4} + 2\frac{5}{8}\).
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Số 647 làm tròn đến hàng chục là
A. 640
B. 645
C. 650
D. 655
Câu 2: Thực hiện phép tính 17:35, làm tròn kết quả đến đến chữ số thập phân thứ 2, ta được:
A. 0,48
B. 0,49
C. 0,5
D. 0,59
Câu 3: Làm tròn 0,66537 đến chữ số thập phân thứ 3
A. 0,666
B. 0,667
C. 0,675
D. 0,665
Câu 4: Tìm sai số của số gần đúng sau: \(3\frac{7}{4} \approx 5\)
A. 0,15
B. 0,2
C. 0,25
D. 0,3
Câu 5: Làm tròn giá trị của x đến số thập phân thứ 3, biết: \(1,2{\rm{x}} + \frac{5}{6} = 4 - \frac{2}{5}\)
A. 2,304
B. 2,305
C. 2,306
D. 2,307
4. Kết luận
Qua bài học này, các emc cần nắm được những nội dung sau:
-
Quy tắc làm tròn số.
-
Biết cách làm tròn một số thập phân.
Tham khảo thêm
- doc Toán 7 Chương 1 Bài 1: Tập hợp Q các số hữu tỉ
- doc Toán 7 Chương 1 Bài 2: Cộng, trừ số hữu tỉ
- doc Toán 7 Chương 1 Bài 3: Nhân, chia số hữu tỉ
- doc Toán 7 Chương 1 Bài 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân
- doc Toán 7 Chương 1 Bài 5: Lũy thừa của một số hữu tỉ
- doc Toán 7 Chương 1 Bài 6: Lũy thừa của một số hữu tỉ (tiếp)
- doc Toán 7 Chương 1 Bài 7: Tỉ lệ thức
- doc Toán 7 Chương 1 Bài 8: Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau
- doc Toán 7 Chương 1 Bài 9: Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn
- doc Toán 7 Chương 1 Bài 11: Số vô tỉ. Khái niệm về căn bậc hai
- doc Toán 7 Chương 1 Bài 12: Số thực