Toán 7 Chương 2 Bài 5: Hàm số
Mời các em cùng tham khảo bài giảng Hàm số do eLib tổng hợp và biên soạn. Hàm số là một khái niệm quan trọng và gắn liền với chương trình Toán phổ thông cấp THCS và THPT. Nội dung bài học sẽ giúp các em bước đầu tìm hiểu về khái niệm này cùng với những dạng toán cơ bản của nó. Thông qua các ví dụ minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng nắm vững nội dung bài học.
Mục lục nội dung
2. Bài tập minh họa
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
3.2. Bài tập trắc nghiệm
4. Kết luận
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm hàm số
Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến cố.
1.2. Chú ý
-
Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị thì y được gọi là hàm hằng.
-
Hàm số có thể được cho bằng công thức, bằng bảng,…
-
Để thuận tiện ta có thể kí hiệu công thức ở vế phải của hàm số bằng f(x), g(x),…Khi đó, thay cho câu “y nhận giá trị là 9 khi x bằng 3” ta viết f(3)=9.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Cho hàm số \(y = {x^2} + 3x + 2.\) Tính \(f( - 1),\,f(0),\,f\left( {\frac{1}{2}} \right)\).
Hướng dẫn giải:
Ta có \(f(x) = {x^2} + 3x + 2.\) Do đó
\(f( - 1) = {( - 1)^2} + 3( - 1) + 2 = 1 - 3 + 2 = 0\)
\(f(0) = {0^2} + 3.0 + 2 = 2\)
\(f\left( {\frac{1}{2}} \right) = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^2} + 3.\frac{1}{2} + 2 = \frac{1}{4} + \frac{3}{2} + 2 = \frac{{1 + 6 + 8}}{4} = \frac{{15}}{4} = 3\frac{3}{4}\).
Câu 2: Cho các hàm số: \({f_1}(x) = 3{x^2},{f_2}(x) = - 5x,\,{f_3}(x) = 2\)
a. Tính \({f_1}\left( {\frac{1}{3}} \right),{f_2}\left( {\frac{1}{5}} \right),{f_3}(3)\).
b. Tính \({f_1}(0) + {f_2}(1) + {f_3}( - 1)\).
Hướng dẫn giải:
a.
\(\begin{array}{l}{f_1}\left( {\frac{1}{3}} \right) = 3.{\left( {\frac{1}{3}} \right)^2} = 3.\frac{1}{9} = \frac{1}{3}\\{f_2}\left( {\frac{1}{5}} \right) = - 5.\left( {\frac{1}{5}} \right) = - 1\\{f_3}(3) = 2\end{array}\).
b. \({f_1}(0) + {f_2}(1) + {f_3}( - 1) = {3.0^2} + ( - 5).1 + 2 = - 5 + 2 = - 3\).
Câu 3: Cho hàm số f được cho bởi công thức sau: \(f(x) = \left\{ \begin{array}{l}x + 1\,\,\,\,\,\,\,neu\,\,x \ge 0\\1 - 2x\,\,\,neu\,\,\,x < 0\,\end{array} \right.\) . Tính \(f(2),\,\,f( - 2),\,f(0),\,\,f\left( { - \frac{1}{2}} \right)\).
Hướng dẫn giải:
Ta có:
2 > 0 nên f(2) = 2 + 1 = 3
-2 < 0 nên f(-2) = 1 – 2.(-2) = 5
f(0)= 0 + 1 = 1
\( - \frac{1}{2} < 0\) nên \(f\left( { - \frac{1}{2}} \right) = 1 + 2.\left( { - \frac{1}{2}} \right) = 2\).
Câu 4: Hàm số y = f(x) được cho bởi công thức:
a. \(y = \frac{{10}}{x}\).
b. \(y = 2x\).
Hãy tìm các giá trị của x sao cho vế phải của công thức là biểu thức có nghĩa.
Hướng dẫn giải:
a. Với \(y = \frac{{10}}{x},\)để cho vế phải của công thức có nghĩa thì vế phải có mẫu khác 0. Vậy \(x \ne 0.\)
b. Với công thức\(y = 2x\), vế phải của công thức luôn có nghĩa với mọi giá trị của x. Vậy \(x \in R\).
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Cho hàm số y =-3x. Tìm các giá trị của x sao cho:
a. y nhận giá trị dương.
b. y nhận giá trị âm.
Câu 2: Cho hàm số f được cho bởi các công thức như sau:
\(f(x) = \left\{ \begin{array}{l}3x - 1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,voi\,\,\,\,\,\,x \ge \frac{1}{3}\\1 - 3x\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,voi\,\,\,\,\,\,x < \frac{1}{3}\end{array} \right.\,\,\,\,\,\,\)
a. Hàm số f có thể được viết gọn bằng biểu thức nào?
b. Tính \(f( - 2),f(2),f\left( { - \frac{1}{4}} \right),f\left( {\frac{1}{4}} \right)\).
Câu 3: Cho hàm số y = ax. Chứng minh rằng:
a. Với các số \({x_1},{x_2}\) là hai giá trị của x ta có \({y_1},{y_2}\)là hai giá trị tương ứng của y thì \(f({x_1} + {x_2}) = f({x_1}) + f({x_2})\).
b. Với \(k \in Q\) thì f(kx) =k.f(x) với mọi \(x \in Q\).
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cho các công thức y - 3 =x, -2y = x, y2 = x. Có bao nhiêu công thức chứng tỏ y là hàm số của x
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 2: Cho hàm số \(y = f\left( x \right) = \frac{{15}}{{2{\rm{x}} - 4}}\). Tìm các giá trị của x sao cho vế phải của công thức có nghĩa
A. \(x \ne 4\)
B. x = 4
C. x = 2
D. \(x \ne 2\)
Câu 3: Một hàm số được cho bằng công thức y = f(x)=-x2+2. Tính \(f\left( { - \frac{1}{2}} \right),f\left( 0 \right)\)
A. \(f\left( { - \frac{1}{2}} \right) = 0,f\left( 0 \right) = \frac{7}{4}\)
B. \(f\left( { - \frac{1}{2}} \right) = \frac{7}{4},f\left( 0 \right) = 2\)
C. \(f\left( { - \frac{1}{2}} \right) = \frac{-7}{4},f\left( 0 \right) = 2\)
D. \(f\left( { - \frac{1}{2}} \right) = \frac{7}{4},f\left( 0 \right) = -2\)
Câu 4: Một hàm số được cho bằng công thức y = f(x)=x2. Tính f(-5) + f(5)
A. 0
B. 25
C. 50
D. 10
Câu 5: Cho hàm số y=f(x)=[x] (Kí hiệu [x] là số nguyên lớn nhất không vượt quá x gọi là phần nguyên của x)
Giá trị của f(3,25) bằng:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6: Cho hàm số giá trị tuyêt đối \(y = f\left( x \right) = |3{\rm{x}} - 1|\). Tính \(f\left( { - \frac{1}{4}} \right) - f\left( {\frac{1}{4}} \right)\)
A. 0
B. 3/2
C. 2
D. 3/4
4. Kết luận
Qua bài giảng Hàm số này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
-
Khái niệm hàm số.
-
Vận dụng kiến thức làm được một số bài tập.
Tham khảo thêm
- doc Toán 7 Chương 2 Bài 1: Đại lượng tỉ tệ thuận
- doc Toán 7 Chương 2 Bài 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận
- doc Toán 7 Chương 2 Bài 3: Đại lượng tỉ lệ nghịch
- doc Toán 7 Chương 2 Bài 4: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch
- doc Toán 7 Chương 2 Bài 6: Mặt phẳng tọa độ
- doc Toán 7 Chương 2 Bài 7: Đồ thị của hàm số y = ax (a ≠ 0)